Lao động các tỉnh ĐBSCL tìm đường trở lại nhà máy

NHẬT HỒ |

Hàng trăm ngàn lao động tại tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu đang mất việc tạm thời do ảnh hưởng đại dịch COVID-19. Hầu hết đều muốn có việc làm, muốn lao động để mưu sinh thời hậu COVID-19.

Tìm đường quay lại nhà máy, xí nghiệp

Tỉnh Cà Mau có khoảng trên 200.000 lao động phải xa quê, tìm việc làm ngoài tỉnh. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 người mất việc kẹt lại TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... người quay về nhà chờ việc.

Anh Nguyễn Văn Trạng (xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) cho biết: “Em cùng nhiều anh em công nhân cùng quê khác còn ở tỉnh Đồng Nai mấy tháng nay chưa đi làm được vì công ty đã đóng cửa. Em chỉ mong cho công ty mở cửa trở lại để tiếp tục làm việc. Dịch bệnh, ai cũng sợ, cùng lo nhưng về quê biết lấy gì sống bây giờ hả anh”.

Trong khi đó, chị Hoàng Thị Mai (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) đã về quê 2 tháng nay mong muốn trở lại TPHCM để làm việc. Chị Mai cho biết: “Em đã nhận được giấy của công ty gọi trở lại làm việc rồi, nhưng hiện tại từ tỉnh Cà Mau đi TPHCM chưa có xe khách nào vận chuyển hết nên giờ  cũng chẳng biết làm sao”.

Trần Văn Vịnh (xã Phong Thạnh, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) cùng vợ đi lao động tại Đồng Nai chọn giải pháp ở lại chờ nhà máy hoạt động trở lại để tiếp tục con đường mưu sinh của mình. Vịnh cho biết: “Em cho vợ em về vì cô ấy đã có mang gần 7 tháng. Em ở lại chờ công ty mở cửa trở lại để làm việc. Nếu hai vợ chồng đều về quê hết thì lấy tiền đâu để nuôi thân, nuôi con”.

Khuyến cáo người lao động ở lại nơi làm việc

Trước tình trạng nhiều lao động muốn về quê, Sở LĐTBXH tỉnh Cà Mau khuyến cáo lao động quê tỉnh Cà Mau nên ở lại nơi làm việc thay vì về lại quê nhà. Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Thanh cho biết: “Cà Mau đã có kế hoạch đào tạo và giải quyết việc làm. Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Cà Mau đặt ra mục tiêu phấn đấu, giải quyết việc làm cho 200.000 lao động, bình quân hằng năm là 40.000 lượt lao động; đào tạo nghề cho 140.000 lao động, trong đó đào tạo chất lượng tay nghề cao khoảng 13.400 người. Tuy nhiên hiện nay do ảnh hưởng dịch bệnh nên việc làm tại chỗ rất khó khăn”.

Trong khi đó, Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Sóc Trăng, ông Võ Thanh Quang cho biết, tình hình lao động tại chỗ khá ổn định, do các nhà máy, xí nghiệp trong tỉnh đã hoạt động trở lại. Khó nhất là lao động tỉnh Sóc Trăng đi lao động ở các tỉnh bạn nhiều người chưa trở lại làm việc được.

Tại Bạc Liêu, UBND tỉnh cũng chính thức kêu gọi người dân Bạc Liêu đang sinh sống học tập, lao động tại vùng có dịch ai ở đâu ở yên đó.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Địa phương đầu tiên ở ĐBSCL nới lỏng giãn cách toàn tỉnh về Chỉ thị 19

Kỳ Quan |

Với những kết quả đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19, từ hôm nay 27.9, tỉnh Bến Tre nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội, áp dụng theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có thông báo mới. Đây là tỉnh đầu tiên ở Tây Nam bộ nới lỏng giãn cách toàn tỉnh theo Chỉ thị 19.

Nhìn lại 60 ngày giãn cách xã hội toàn vùng ĐBSCL

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Đến ngày 19.9, vùng ĐBSCL với 13 tỉnh, thành phố đã trải qua 60 ngày chống dịch COVID-19, với ít nhất 4 đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng với sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay đồng lòng của người dân; nhiều địa phương đã thiết lập được các "vùng xanh", từng bước trở về trạng thái bình thường mới...

“Áo xanh” Công đoàn lăn xả hỗ trợ công nhân ở ĐBSCL

Lý Oanh - Bạch Cúc |

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong đợt dịch lần thứ 4, nhiều doanh nghiệp khó khăn do đình trệ sản xuất; người lao động thiếu thốn do giãn cách, mất việc làm,... Trong những tháng ngày gian khó này, hình bóng “áo xanh Công đoàn” đã lăn xả đồng hành cùng công nhân, NLĐ triển khai nhanh chóng các Quyết định hỗ trợ của Tổng LĐLĐVN đối với người lao động gặp khó khăn...

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Địa phương đầu tiên ở ĐBSCL nới lỏng giãn cách toàn tỉnh về Chỉ thị 19

Kỳ Quan |

Với những kết quả đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19, từ hôm nay 27.9, tỉnh Bến Tre nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội, áp dụng theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có thông báo mới. Đây là tỉnh đầu tiên ở Tây Nam bộ nới lỏng giãn cách toàn tỉnh theo Chỉ thị 19.

Nhìn lại 60 ngày giãn cách xã hội toàn vùng ĐBSCL

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Đến ngày 19.9, vùng ĐBSCL với 13 tỉnh, thành phố đã trải qua 60 ngày chống dịch COVID-19, với ít nhất 4 đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng với sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay đồng lòng của người dân; nhiều địa phương đã thiết lập được các "vùng xanh", từng bước trở về trạng thái bình thường mới...

“Áo xanh” Công đoàn lăn xả hỗ trợ công nhân ở ĐBSCL

Lý Oanh - Bạch Cúc |

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong đợt dịch lần thứ 4, nhiều doanh nghiệp khó khăn do đình trệ sản xuất; người lao động thiếu thốn do giãn cách, mất việc làm,... Trong những tháng ngày gian khó này, hình bóng “áo xanh Công đoàn” đã lăn xả đồng hành cùng công nhân, NLĐ triển khai nhanh chóng các Quyết định hỗ trợ của Tổng LĐLĐVN đối với người lao động gặp khó khăn...