Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh: Người lãnh đạo mẫu mực của phong trào công nhân

VƯƠNG TRẦN –TẤT THẢO (LƯỢC GHI) |

Tham dự Hội thảo khoa học "Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thái Bình" do Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức sáng 1.2, đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã có bài tham luận nêu bật công lao của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đối với phong trào cách mạng và phong trào CN, tổ chức CĐ Việt Nam.

Hành trình từ một thanh niên yêu nước đến giác ngộ lý tưởng cách mạng

Từ khi còn là học sinh ở quê nhà và trường Thành Chung, Nam Định, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (2.2.1908) tham gia hoạt động sôi nổi trong các phong trào yêu nước.

Cuối năm 1926, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh lên Hà Nội sinh sống và hoạt động. Tại đây, đồng chí tham gia sinh hoạt tại Nam Đồng Thư xã. Trong quá trình lao động cực khổ, chứng kiến sự bóc lột và những bất công mà người lao động phải gánh chịu, đồng chí đã nhận ra sức mạnh và tiềm năng to lớn của lực lượng công nhân.

Mùa thu năm 1927, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được tổ chức cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) để gặp gỡ và tìm hiểu về Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Đây là bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Đức Cảnh. Từ đây, đồng chí thực sự đứng trên lập trường của giai cấp công nhân trong hoạt động giải phóng dân tộc.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Sơn Tùng
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Sơn Tùng

Cuối năm 1927, đồng Nguyễn Đức Cảnh trở về Việt Nam và hoạt động trong tổ chức Thanh niên Bắc Kỳ. Tháng 2.1928, đồng chí được phân công làm Bí thư Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên rồi sau đó là Ủy viên Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, phụ trách khu Duyên Hải bao gồm cả Hải Phòng và vùng mỏ Đông Bắc.

Thông qua phong trào “vô sản hóa”, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã dìu dắt nhiều đồng chí khác trưởng thành như Lương Khánh Thiện, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Hới, Hoàng Quốc Việt… Đồng chí cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thâm nhập vào phong trào công nhân, vì chỉ có thâm nhập vào phong trào mới gieo được hạt giống cách mạng trong công nhân.

Từ ngày 3-7.2.1930, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đại diện cho Đông Dương Cộng sản Đảng dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ở Hương Cảng, Trung Quốc. Tại hội nghị, đồng chí đã có những nhận định đúng đắn và tán thành quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về tiến trình cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng.

Người sáng lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ - tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là người có nhiều đóng góp cho công tác tư tưởng, tổ chức của Đảng. Ngay từ đầu tháng 7.1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã liên hệ với những người đi “Vô sản hóa” ở Hà Nội, Nam Định…, nắm bắt tình hình đấu tranh của CN; chủ trương tổ chức một số cuộc bãi công để qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm.

Ngày 28.7.1929, theo quyết định của Đông Dương Cộng sản Đảng, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Hội nghị đại biểu Công hội đỏ ở các tỉnh phía bắc, họp tại số nhà 15 Hàng Nón, Hà Nội. Hội nghị đã quyết định thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, nhất trí thông qua chương trình, điều lệ, phương hướng hoạt động và bầu BCH lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Hội trưởng.

Hội nghị còn quyết định xuất bản báo “Lao Động” và tạp chí “Công hội Đỏ” làm cơ quan thông tin, tuyên truyền, lý luận. Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ được thành lập đã tác động mạnh mẽ đến phong trào CN cả nước.

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với tầm nhìn chiến lược của mình cho rằng: “Tuy danh nghĩa mang tên là Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ nhưng tổ chức này phải là tổ chức công hội của thợ thuyền cả nước, phải nhanh chóng quy tụ các cơ sở công hội khắp cả nước, phải là mảnh đất tốt cho hạt giống công hội đỏ gieo hạt và nảy mầm”.

Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước trưởng thành và thống nhất của giai cấp công nhân, đặt dưới sự chỉ đạo của BCH lâm thời Công hội do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đứng đầu. Cũng từ đây, nhiều cuộc đấu tranh lớn đã được Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ trực tiếp lãnh đạo.

VƯƠNG TRẦN –TẤT THẢO (LƯỢC GHI)
TIN LIÊN QUAN

Hoạt động và cống hiến của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh thời dựng Đảng

TS LÝ VIỆT QUANG - Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) |

Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta (tháng 10.1930) là đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tỉnh ủy Thái Bình dâng hương tượng đài đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Bá Mạnh |

Thực hiện kế hoạch số 57/KH - TU của Tỉnh ủy ngày 5.12.2017 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (2.2.1908 - 2.2.2018); nhân kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2018), sáng 31.1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ VN tỉnh, LĐLĐ tỉnh tổ chức Lễ dâng hương tại Tượng đài đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - ngôi sao sáng trong phong trào công nhân

NGUYỄN HUYÊN TRỊNH XUÂN (thực hiện) |

PGS-TS Đàm Đức Vượng - nguyên Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Thư ký Khoa học chuyên trách Hội đồng Lý luận TƯ - khẳng định: Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh nổi lên như 1 ngôi sao sáng trong phong trào công nhân VN hồi đầu thế kỷ XX. 

Khu phố Khang Thị không phép: Lãnh đạo Vĩnh Long thừa nhận quản lý lỏng lẻo

Tạ Quang |

Vĩnh Long - Ông Nguyễn Văn Liệt - Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, việc các doanh nghiệp xây dựng nhà ở, khu phố Khang Thị không phép trên đất nông nghiệp có hai nguyên nhân lớn: Thứ nhất do nhà đầu tư không cung cấp thật cho nhà nước về vấn đề nhà ở thương mại; Thứ hai là cán bộ địa phương, các cơ quan chức năng quản lý lỏng lẻo.

Vụ xe khách diễu phố tại Điện Biên: Phản đối thuế do chưa hiểu luật

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Ngày 25.2, tại TP Điện Biên Phủ, gần 30 xe khách dàn hàng, diễu phố để phản đối chính sách thuế. Tuy nhiên, nguyên nhân chính lại là do phương pháp tính thuế đã được chính các doanh nghiệp chọn.

Đăng kiểm viên bị khởi tố được tại ngoại vừa làm, vừa bất an

KHÁNH AN - CƯỜNG NGÔ |

Nhiều đăng kiểm viên bị khởi tố nhưng đang được tại ngoại đã trở lại làm việc để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng tại các trung tâm đăng kiểm.

Tiết lộ của chủ tranh điêu khắc gỗ "Vinh quy bái tổ" với 2 kỷ lục Việt Nam

Vương Trần |

Tác phẩm điêu khắc gỗ thủ công “Vinh quy bái tổ” khiến ai nấy cũng phải trầm trồ, kinh ngạc về sự kỳ công, khéo léo của những người thợ yêu nghề. Qua tác phẩm này, họ mong muốn lan toả những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc qua các điển tích xưa.

Lao động lớn tuổi chật vật tìm việc

LƯƠNG HẠNH |

Thời điểm đầu năm, không khó để bắt gặp cảnh lao động với tập hồ sơ xin việc trên tay, đứng trước bảng tuyển dụng tại các khu công nghiệp. Công nhân càng lớn tuổi càng khó để tìm được một công việc có mức thu nhập 8-10 triệu đồng/tháng, thường xuyên “được” tăng ca.

Hoạt động và cống hiến của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh thời dựng Đảng

TS LÝ VIỆT QUANG - Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) |

Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta (tháng 10.1930) là đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tỉnh ủy Thái Bình dâng hương tượng đài đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Bá Mạnh |

Thực hiện kế hoạch số 57/KH - TU của Tỉnh ủy ngày 5.12.2017 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (2.2.1908 - 2.2.2018); nhân kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2018), sáng 31.1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ VN tỉnh, LĐLĐ tỉnh tổ chức Lễ dâng hương tại Tượng đài đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - ngôi sao sáng trong phong trào công nhân

NGUYỄN HUYÊN TRỊNH XUÂN (thực hiện) |

PGS-TS Đàm Đức Vượng - nguyên Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Thư ký Khoa học chuyên trách Hội đồng Lý luận TƯ - khẳng định: Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh nổi lên như 1 ngôi sao sáng trong phong trào công nhân VN hồi đầu thế kỷ XX.