Lãng phí nhân lực khi công nhân bị sa thải ở lứa tuổi 35-40

NHÓM PV |

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp có dây chuyền hiện đại đều muốn sử dụng lao động trẻ và “né tránh” những lao động trung tuổi.
Bởi các lý do là sử dụng lao động trẻ, ít thâm niên sẽ không phải trả lương cao, mức đóng BHXH sẽ thấp, lại có thể tận dụng được sức lao động cường độ cao; còn những lao động ngoài 30 tuổi có sức lao động giảm, năng suất có thể kém lao động trẻ. Lúc này, người lao động (NLĐ) “có tuổi” sẽ phải chịu áp lực lớn về năng suất lao động và có nguy cơ bị chấm dứt HĐLĐ. Hơn nữa những trường hợp NLĐ bị nghỉ việc như vậy sẽ rất khó tìm được công việc mới do đã lớn tuổi và vô hình trung trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Kỳ 1: Bỗng dưng… mất việc

Tuổi cao, làm lâu năm, hưởng lương cao… là một trong những “nguyên nhân” mà NLĐ dễ bị chấm dứt HĐLĐ. Và để không vi phạm pháp luật lao động, người sử dụng lao động thường tìm ra các lý do rất chính đáng, như doanh nghiệp (DN) không có nhu cầu, không có việc làm, chuyển địa điểm kinh doanh, thay đổi công nghệ sản xuất để chấm dứt HĐLĐ với NLĐ.

Gây sức ép

Chị Mai Thanh Uyển, 41 tuổi, làm kế toán trưởng tại Cty S.W (KCN Amata, Biên Hòa, Đồng Nai). Chị Uyển làm việc cho Cty này từ năm 2008 với mức lương 16 triệu đồng/tháng. 3 năm sau, chị Uyển nghỉ thai sản thì Cty bắt đầu dùng “chiêu” điều chuyển công tác để gây khó khăn khiến chị phải nghỉ việc. Tuy nhiên, do nắm được luật nên chị Uyển nhất quyết không chuyển tới nơi làm việc mới mà vẫn làm việc ở KCN Amata, TP.Biên Hòa - theo hợp đồng lao động. Cty tiếp tục gây khó bằng cách không cho xe đưa rước, chị Uyển phải chạy xe máy hàng chục km để tới nơi làm việc, nhưng tới cổng thì bị bảo vệ chặn lại không cho làm việc.

Bỗng dưng… mất việc, chị Uyển tìm tới Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cầu cứu vì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng một cách “thô bạo”. Trung tâm đã hướng dẫn chị Uyển khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên, trong suốt 5 năm đi hầu tòa đòi lại công bằng, chị Uyển đã trải qua 3 phiên tòa sơ thẩm và 3 phiên tòa phúc thẩm mới được tòa tuyên thắng kiện, buộc Cty phải tiếp nhận chị lại làm việc và bồi thường 800 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay Cty vẫn nhiều lần trì hoãn việc chi trả tiền cho chị Uyển.

Một trường hợp khác, bà Phạm Thị Lương (50 tuổi, ngụ khu phố 3, phường An Bình, TP.Biên Hòa) bị một Cty sản xuất tấm lợp ở KCN Biên Hòa 1, cho nghỉ việc trái luật dù bà đã gắn bó hàng chục năm với Cty. Bà Lương làm cho Cty này từ năm 1996, mãi đến năm 2009, Cty mới chịu ký HĐLĐ không xác định thời hạn với bà Lương, công việc là nhân viên nấu ăn với mức lương trước khi nghỉ việc gần 4 triệu đồng/tháng. 

Ngoài ra, NLĐ không được Cty trả thêm khoản phụ cấp nào. Mặc dù trong quá trình làm việc, bà Lương luôn hoàn thành tốt công việc được giao và không vi phạm nội quy của Cty, nhưng đầu năm 2016, Cty đột nhiên ra quyết định cho bà Lương nghỉ việc không báo trước và không cho biết lý do. Việc Cty cho nghỉ việc ảnh hưởng đến quyền lợi của bà do đã tuổi cao sức yếu, khó tìm được công việc mới, nên bà quyết định gửi đơn khởi kiện Cty ra tòa và được tuyên yêu cầu Cty phải nhận NLĐ trở lại làm việc như cũ, trả lương trong những ngày không được làm việc.

Nhiều tuổi dễ bị chấm dứt hợp đồng lao động

Trong một hội thảo gần đây do Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg (CHLB Đức) tổ chức, nhiều đại biểu đã rất quan tâm đến phát biểu rất thẳng thắn của một chủ tịch CĐCS về tình trạng công nhân 35-40 tuổi bị “thải loại”. Chủ tịch CĐCS này cho biết, Cty nơi ông làm việc chuyên gia công may mặc xuất khẩu, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2001, 100% vốn Hàn Quốc. Hiện Cty này đã mở rộng ra các tỉnh miền Bắc và miền Trung như Hải Dương với trên 3.700 lao động; Thanh Hóa (dự kiến khi lấp đầy là 15.000 lao động).

Tại Cty hiện nay có 2.418 lao động, có độ tuổi trung bình là 34 và mức thu nhập bình quân là 5,5 triệu đồng/người/tháng. “Với 16 năm hoạt động, thì đây là thời điểm Cty đang thực hiện thay máu lao động, dịch chuyển sản xuất. Sau chừng đấy năm hoạt động, đến thời điểm này, đại đa số NLĐ đã ở độ tuổi trên 30, sức khỏe đã bắt đầu suy giảm, không còn nhanh nhạy như trước. Hơn nữa, họ còn vướng bận gia đình nên chủ DN không muốn giữ lại. Bằng chứng là Cty đã ngừng ký HĐLĐ đối với lao động có hợp đồng xác định thời hạn. Không phải là họ gặp khó khăn nên ngừng ký HĐLĐ, bởi lẽ họ còn mở rộng sản xuất sang các khu vực khác, như mở thêm các xưởng tại khu vực phía Bắc như Hải Dương, Thanh Hóa” - Chủ tịch CĐCS này cho biết.

Theo vị chủ tịch CĐCS này, khi NLĐ đã trên 30 tuổi, thường chủ DN sẽ tìm cách chấm dứt HĐLĐ để tuyển những lao động trẻ hơn, sức khỏe tốt hơn, trả lương ít hơn. Và nhiều DN đang áp dụng hình thức là thay tên Cty. Theo đó, họ chỉ cần thêm 1 dấu chấm vào tên Cty là đã thành công ty khác, sang chủ khác thì họ có quyền ký tiếp lao động cũ hay không. “NLĐ ở độ tuổi đã cao, mắt đã mờ và đây là thời điểm mà NLĐ phải chịu áp lực lớn nhất về năng suất lao động; không chỉ vậy, họ lại phải đối mặt với nguy cơ mất việc và sau khi mất việc, rất khó xin được việc khác” - vị Chủ tịch CĐ chia sẻ.

Theo ý kiến của các chuyên gia theo dõi tình hình lao động, hiện nay, việc NLĐ bị đào thải ở độ tuổi trung niên chủ yếu là do tình trạng sức khỏe không đủ đáp ứng được nhu cầu công việc. Nguyên nhân là do điều kiện làm việc của các DN đa phần còn kém, bữa ăn giữa ca không được đảm bảo, tăng ca quá nhiều. Khi sức khỏe kém, DN tìm cách đào thải bằng các biện pháp kỹ thuật hoặc NLĐ chủ động xin nghỉ việc để lựa chọn một công việc khác phù hợp hơn với sức khỏe. 

Bên cạnh đó, tại một số tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM, NLĐ làm việc trong các nhà máy hiện nay đa phần là NLĐ nhập cư, họ có tâm lý là làm một thời gian, tích lũy được vốn thì quay trở về quê hương. Họ không muốn gắn bó cả đời tại nơi họ làm việc vì tại các tỉnh thành này, họ không có nhà cửa, không có hộ khẩu, không được thụ hưởng các dịch vụ về giáo dục, y tế... như người địa phương. Thực tế nữa, tình trạng lao động trung niên bị đào thải hầu hết ở các ngành như dệt may, da giày, thủy sản.


NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Cty Kim loại màu Thái Nguyên - Vimico: Người lao động bị sa thải trái luật

|

Sau hơn 10 năm làm việc tại Cty Kim loại màu Thái Nguyên – Vimico, vì lý do sức khoẻ, anh Đào Xuân Vượng làm đơn xin thôi việc, ngay sau đó anh nhận được quyết định sa thải của Cty. Bất ngờ trước quyết định của Cty, anh phải nhờ đến sự giúp đỡ của LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Cty Kim loại màu Thái Nguyên - Vimico: Người lao động bị sa thải trái luật

|

Sau hơn 10 năm làm việc tại Cty Kim loại màu Thái Nguyên – Vimico, vì lý do sức khoẻ, anh Đào Xuân Vượng làm đơn xin thôi việc, ngay sau đó anh nhận được quyết định sa thải của Cty. Bất ngờ trước quyết định của Cty, anh phải nhờ đến sự giúp đỡ của LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên.