Lắng nghe những kiến nghị của công nhân, người lao động

ANH THƯ |

Sau 5 lần Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân, lao động (CNLĐ), nhiều chính sách, nhiều tâm tư, nguyện vọng chính đáng của CNLĐ đã được người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp ban hành những cơ chế, chính sách, giúp CNLĐ đảm bảo sức khỏe, ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc…

Tăng lương tối thiểu vùng qua các năm

Trong những kiến nghị được Tổng LĐLĐVN tổng hợp, rất nhiều người lao động có kiến nghị về việc tăng lương tối thiểu vùng. Về vấn đề này, qua các năm, Chính phủ đều ra nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.

Cụ thể, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 là 7,3% so với mức lương tối thiểu vùng năm 2016; mức tăng lương tối thiểu vùng vùng năm 2018 là 6,5% so với mức lương tối thiểu vùng năm 2017… Duy chỉ có 2 năm bị ảnh hưởng dịch COVID-19, lương tối thiểu vùng chưa được điều chỉnh. Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Tờ trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, Bộ LĐTBXH giữ nguyên như dự thảo về mức điều chỉnh lương tối thiểu tháng tăng 6% (tương ứng tăng từ 180.000 - 260.000 đồng) so với mức hiện hành, bắt đầu từ 1.7.2022 do đã được Hội đồng Tiền lương Quốc gia (gồm cả đại diện người sử dụng lao động tại Trung ương và Tổng LĐLĐ Việt Nam) phân tích, thương lượng và thống nhất khuyến nghị với Chính phủ. Cụ thể, vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng, vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng, vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng, vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.

Ngoài lương tối thiểu vùng theo tháng, một điểm mới trong dự thảo này là lần đầu tiên đề xuất lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 1 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.

Hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong 2 năm qua, Bộ LĐTBXH đã phối hợp với các Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Cụ thể, Bộ LĐTBXH được giao chủ trì việc thực hiện các Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1.7.2021 (gói 26.000 tỉ đồng), số 116/NQ-CP ngày 24.9.2021 (gói 38.000 tỉ đồng), số 126/NQ-CP ngày 8.10.2021 của Chính phủ và các Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7.7.2021, số 28/2021/QĐ-TTg ngày 1.10.2021, số 33/2021/QĐ-TTg ngày 6.11.2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Mới đây nhất là Quyết định 08/2022/QĐ-TTg hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động, giúp phục hồi thị trường lao động.

Theo báo cáo của Sở LĐTBXH của 63 tỉnh, thành phố, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 68, Quyết định 23 toàn quốc là trên 33.564 tỉ đồng, hỗ trợ gần 30,4 triệu lượt đối tượng (gồm 378.331 lượt đơn vị sử dụng lao động, trên 30 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác).

Đối với Nghị quyết số 116/NQ-CP, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thành việc thông báo điều chỉnh mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho 363,6 nghìn đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 9,676 triệu lao động với số tiền khoảng 7.595 tỉ đồng.

Tính đến hết ngày 31.12.2021, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân đã chi trả chế độ hỗ trợ từ nguồn kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho gần 12,968 triệu lao động với số tiền gần 30.804 tỉ đồng.

Liên quan đến gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, theo thống kê của Bộ LĐTBXH, đến ngày 3.6.2022, đã có 19 tỉnh, thành phố nhận được hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà của doanh nghiệp. Tổng số hồ sơ tiếp nhận đề nghị từ 2.007 doanh nghiệp với 46.461 lao động, hỗ trợ 33,2 tỉ đồng. Hồ sơ đã thẩm định phê duyệt là 319 doanh nghiệp với 21.361 lao động, số tiền đã quyết định phê duyệt là 25,4 tỉ đồng. Hồ sơ đã giải ngân là 100 doanh nghiệp với 6.297 lao động, số tiền 3,1 tỉ đồng.

Như vậy, từ những kiến nghị chính đáng của công nhân, người lao động, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều quyết định, chỉ đạo các cơ quan, bộ, ngành ban hành nhiều chính sách đem lại lợi ích thiết thực cho công nhân, lao động, đặc biệt trong bối ảnh chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Trước thềm Chương trình Thủ tướng đối thoại với công nhân: Gần 10.000 kiến nghị

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Ngoài mong muốn sớm tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022, vấn đề công nhân lao động bức thiết, quan tâm lớn nhất chính là nhà ở, trường học và thiết chế cho công nhân.

An Giang: Kiến nghị quan tâm chuyện “4 nhà”

LỤC TÙNG |

Xác định là 1 trong số 35 đơn vị được chọn tham gia Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với CNLĐ năm 2022, LĐLĐ tỉnh An Giang đã khẩn trương tổ chức ghi nhận kiến nghị và tổng hợp thành 4 nhóm ý kiến - chuyện 4 nhà: Nhà máy, nhà ở, nhà trẻ, nhà thương.

Kiến nghị khởi động lại tuyến đường sắt Yên Viên - Hạ Long

Hùng Nguyễn |

Quảng Ninh - Tuyến đường sắt Yên Viên (Hà Nội) – Hạ Long (Quảng Ninh), dài hơn 130 km, “nổi tiếng” với mỗi ngày chỉ có 1 chuyến tàu, doanh thu chỉ vài triệu đồng/chuyến đã tạm ngừng hoạt động từ năm 2020 và chưa có kế hoạch hoạt động trở lại.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Trước thềm Chương trình Thủ tướng đối thoại với công nhân: Gần 10.000 kiến nghị

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Ngoài mong muốn sớm tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022, vấn đề công nhân lao động bức thiết, quan tâm lớn nhất chính là nhà ở, trường học và thiết chế cho công nhân.

An Giang: Kiến nghị quan tâm chuyện “4 nhà”

LỤC TÙNG |

Xác định là 1 trong số 35 đơn vị được chọn tham gia Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với CNLĐ năm 2022, LĐLĐ tỉnh An Giang đã khẩn trương tổ chức ghi nhận kiến nghị và tổng hợp thành 4 nhóm ý kiến - chuyện 4 nhà: Nhà máy, nhà ở, nhà trẻ, nhà thương.

Kiến nghị khởi động lại tuyến đường sắt Yên Viên - Hạ Long

Hùng Nguyễn |

Quảng Ninh - Tuyến đường sắt Yên Viên (Hà Nội) – Hạ Long (Quảng Ninh), dài hơn 130 km, “nổi tiếng” với mỗi ngày chỉ có 1 chuyến tàu, doanh thu chỉ vài triệu đồng/chuyến đã tạm ngừng hoạt động từ năm 2020 và chưa có kế hoạch hoạt động trở lại.