Làm sao đủ chốn an cư cho người thu nhập thấp?

BẢO CHƯƠNG |

Giải quyết nhu cầu nhà ở cho đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư... ở thành phố Hồ Chí Minh là một vấn đề hóc búa đặt ra cho các nhà quản lý.

Ngày 17.9, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo nhằm tìm “Giải pháp pháp phát triển nhà ở đáp ứng gia tăng dân số 1 triệu người sau mỗi 5 năm ở TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2035”.

Giấc mơ an cư xa vời

Theo thống kê từ các công ty nghiên cứu thị trường, cơ hội sở hữu nhà của người dân ở thực ngày càng xa vời, trong khi những dự án bất động sản (BĐS) mới, có mức giá trên dưới 1,5 tỉ đồng/căn ngày càng khan hiếm.

Vợ chồng anh Hoàng (trọ tại Q.2, TP.Hồ Chí Minh) chia sẻ, ý định mua nhà hình thành cách đây 3 năm nhưng đến thời điểm hiện tại, tiền tiết kiệm của vợ chồng đã có khoảng cách khá xa với giá nhà. Không những vậy, anh chị “đỏ mắt” đi tìm nhưng không có nhiều lựa chọn. Ngay cả những dự án ở xa trung tâm cũng có giá bán khá cao. Trong khi đó, giá thuê không hề rẻ. Theo anh Hoàng, chưa thể sở hữu chốn an cư khiến anh còn băn khoăn, lo lắng.

Đó chỉ là câu chuyện đại diện cho rất nhiều nỗi lòng của người có mức thu nhập trung bình muốn mua nhà tại TP.Hồ Chí Minh hiện nay. Thậm chí, có những cặp vợ chồng cầm trong tay 600-700 triệu đồng nhưng vẫn không tìm được nhà. Nếu tìm nhà gần chỗ làm thì giá cao, gánh nặng tiền đi vay. Còn nếu giá mềm hơn chút, khoảng cách di chuyển đi làm, đưa đón con cái lại là câu chuyện họ cân nhắc.

Chị Ánh Ngọc (26 tuổi, nhân viên văn phòng tại quận 2) cho biết, với thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng thì không biết tiết kiệm đến khi nào mới đủ tiền mua nhà ở Sài Gòn. Còn nếu đi vay nhiều thì mua nhà xong, chị “nai lưng” trả nợ còn khốn khổ hơn.

Gần 500.000 hộ dân chưa có nhà ở

Số liệu hiện nay cho thấy, trên địa bàn thành phố có khoảng 476.000 hộ chưa có nhà ở hoặc đang sống chung với người thân. Trong đó, khoảng 20.000 hộ cán bộ, công chức chưa sở hữu nhà ở, 300.000 hộ có nhu cầu thuê nhà ở xã hội và 143.000 hộ có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội. Ngoài ra, còn hơn 20.000 hộ sống trên và ven kênh rạch; 35.000 hộ đang sống trong các chung cư cũ cần được cải tạo, nâng cấp hoặc tái định cư. Hầu hết các đối tượng này đều có nhu cầu mua nhà ở thương mại vừa túi tiền hoặc thuê mua nhà ở xã hội trả góp 15 năm, hoặc thuê nhà giá rẻ.

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh - đánh giá, dù diện tích nhà ở bình quân đầu người trong giai đoạn 2016 đến tháng 6.2019 đã đạt 88% so với chỉ tiêu đề ra, người có thu nhập thấp vẫn phải sống trong các không gian chật chội, không đảm bảo chất lượng cuộc sống và không có khả năng mua hay thuê nhà ở.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM - cho rằng, rào cản đối với người thu nhập thấp ở đô thị khi tạo lập nhà ở là thiếu sản phẩm nhà ở thương mại loại vừa và nhỏ có giá vừa túi tiền, thiếu nhà ở xã hội, thiếu nhà cho thuê giá thấp. Mặt khác, giá nhà cao gấp 20-25 lần so với thu nhập bình quân, trong khi ở các nước phát triển, giá nhà chỉ gấp 5-7 lần.

Ông Lê Hoàng Châu đề xuất một số mô hình phát triển, trong đó chú trọng xây dựng nhà ở xã hội và chỉnh trang, tái phát triển các khu đô thị cũ. Đặc biệt, nhà ở xã hội nên kết hợp với mô hình nhà ở thương mại giá thấp để hình thành các “khu đô thị, khu nhà ở bình dân” hoặc “khu đô thị, khu nhà ở vừa túi tiền”. Những khu vực này có thể trở thành các đô thị vệ tinh của thành phố.

Một số ý kiến khác nói rằng, nhà ở xã hội cũng cần được xây dựng với đa dạng loại hình và phân bố phù hợp sao cho tiện lợi về công việc và thu nhập cho người lao động. Người dân sẽ thà sống trong khu ổ chuột có nhiều lợi ích kinh tế còn hơn ở trong căn nhà khang trang hơn nhưng khó tạo ra thu nhập.

Sẽ chú trọng phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp

Ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh - cho biết, thời gian tới, thành phố sẽ chú trọng đầu tư phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp bởi đây mới là số đông cư dân trong đô thị. Để làm được điều này, thành phố sẽ thực hiện quy hoạch nhà ở trên địa bàn, kêu gọi và khuyến khích khối tư nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Ưu đãi về thuế sử dụng đất và chỉ tiêu quy hoạch xây dựng là một số cơ chế chính sách sẽ được tận dụng. Đồng thời, cũng chủ động tiến hành thu hồi quỹ đất thuộc sở hữu Nhà nước, quỹ đất dọc tuyến metro nhằm chuyển đổi, kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng lại cơ chế, chính sách riêng biệt cho mô hình này để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và người thu nhập thấp

BẢO CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Áp lực lớn giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân

Gia Miêu |

Vấn đề lớn nhất và khó khăn nhất của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là giải quyết nhu cầu nhà ở cho đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư...

Xây nhà ở cho công nhân: Doanh nghiệp nản chí

HÀ ANH CHIẾN |

Tỉnh Đồng Nai có khoảng 1,2 triệu lao động, trong đó tới 60% là người nhập cư. Đây là đội ngũ lao động đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của tỉnh Đồng Nai nhưng chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là nhu cầu thiết yếu về nhà ở. Điều này dẫn đến việc công nhân phải sinh sống tạm bợ trong các khu nhà trọ lụp xụp, đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, cuộc sống thiếu an toàn.

Thất vọng khi dự án nhà ở xã hội "trễ hẹn"

Gia Miêu |

Hàng trăm khách hàng mua nhà ở xã hội tại dự án 35 Hồ Học Lãm lại thêm một lần thất vọng khi mà dự án tiếp tục trễ hẹn về thời hạn giao nhà dù đích thân Quỹ Phát triển nhà ở TP.HCM và Công ty CP địa ốc Hoàng Quân là đơn vị liên kết phát triển nhiều lần đưa ra những lời hứa.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Áp lực lớn giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân

Gia Miêu |

Vấn đề lớn nhất và khó khăn nhất của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là giải quyết nhu cầu nhà ở cho đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư...

Xây nhà ở cho công nhân: Doanh nghiệp nản chí

HÀ ANH CHIẾN |

Tỉnh Đồng Nai có khoảng 1,2 triệu lao động, trong đó tới 60% là người nhập cư. Đây là đội ngũ lao động đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của tỉnh Đồng Nai nhưng chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là nhu cầu thiết yếu về nhà ở. Điều này dẫn đến việc công nhân phải sinh sống tạm bợ trong các khu nhà trọ lụp xụp, đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, cuộc sống thiếu an toàn.

Thất vọng khi dự án nhà ở xã hội "trễ hẹn"

Gia Miêu |

Hàng trăm khách hàng mua nhà ở xã hội tại dự án 35 Hồ Học Lãm lại thêm một lần thất vọng khi mà dự án tiếp tục trễ hẹn về thời hạn giao nhà dù đích thân Quỹ Phát triển nhà ở TP.HCM và Công ty CP địa ốc Hoàng Quân là đơn vị liên kết phát triển nhiều lần đưa ra những lời hứa.