PHỤ NỮ TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:

Làm gì để vượt qua thách thức

hải anh |

Như mọi người ở mọi lĩnh vực, phụ nữ, nhất là phụ nữ độ tuổi lao động đều gặp phải khó khăn và thuận lợi trong Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Diễn đàn đa phương “Nâng cao quyền năng cho phụ nữ làm việc trong bối cảnh CMCN 4.0” do Tổng LĐLĐVN, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) và Samsung Việt Nam cùng phối hợp tổ chức ngày 15.10 đã phần nào mở ra những cách nhìn, giải pháp cho vấn đề này.

Cần bắt kịp công nghệ

Tham gia diễn đàn có các ông: Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội; Ngọ Duy Hiểu - đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam và đại biểu từ các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bộ và các cơ quan ngang bộ, Tổng LĐLĐVN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cùng hơn 150 khách mời đến từ các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, các viện nghiên cứu, các chuyên gia, cán bộ công đoàn và doanh nghiệp.

Tại diễn đàn, một đại biểu đến từ doanh nghiệp có đông lao động (LĐ) nữ chia sẻ, để thích ứng với CMCN 4.0 thì ngoài việc nâng cao trình độ, kỹ năng, chị em còn phải biết làm đẹp, hoàn thiện mình. Điều này sẽ giúp chị em tự tin hơn.

Cũng về vấn đề này, một đại biểu nam khẳng định, mặc dù phụ nữ gặp phải khó khăn tại nơi làm việc vì với thời gian nghỉ thai sản thì đã lạc hậu với công nghệ. Nhưng không phải vì thế mà người phụ nữ không có cơ hội để vươn lên, khẳng định mình.

Trao đổi với báo chí bên lề diễn đàn, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, một trong những thách thức cơ bản đối với phụ nữ trong CMCN 4.0 là cần bắt kịp công nghệ, nếu không đó sẽ là một trong những lý do để chủ sử dụng sa thải. Tuy nhiên, điều cần thiết với lao động nữ là cần phải vượt qua sự tự ti và cải thiện cả kỹ năng mềm, kỹ năng cứng, trong đó kỹ năng mềm là ngoại ngữ, giao tiếp…

Giúp lao động nữ sẵn sàng tâm thế, vượt qua thách thức

Hiện ở Việt Nam, số lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động đạt 22,3 triệu người, chiếm 45,6% lực lượng lao động. Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, lao động nữ là một trong các đối tượng chịu tác động lớn nhất và chưa được đánh giá đầy đủ. Đây cũng là đối tượng yếu thế và dễ tổn thương hơn do không nhận được sự đối xử công bằng trong nhiều trường hợp. Vì những đóng góp của họ với xã hội chưa được công nhận tương xứng và thích đáng, Diễn đàn đa phương 2019 đã thảo luận về những khó khăn, thách thức và cả triển vọng mà CMCN 4.0 có thể đem lại cho đối tượng lao động nữ, cũng như doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung…

Sự quy tụ đa dạng ý kiến và thảo luận sâu sắc từ các cơ quan quản lý, các chủ doanh nghiệp, các chuyên gia đầu ngành về kinh tế, kỹ thuật công nghệ, pháp luật, bình đẳng giới… đã góp phần đưa ra các giải pháp ban đầu, đa chiều đối với công tác hoạch định chính sách nhà nước và chính sách của doanh nghiệp. Bao gồm: Thúc đẩy môi trường thuận lợi cho vai trò và tiếng nói của lao động nữ, xây dựng môi trường lao động an toàn và tôn trọng, tăng cường vai trò lãnh đạo nữ, cải thiện tiếp cận nguồn lực và cơ hội công bằng, cũng như vai trò chủ động của lao động nữ trong bắt kịp xu thế để vượt lên trong bối cảnh công việc 4.0...

Tại Samsung Việt Nam, với tỉ lệ nhân viên nữ chiếm 75%, bên cạnh những nỗ lực nhằm tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng và phát triển các chính sách phúc lợi ưu việt dành cho người lao động nói chung, Samsung cũng chú trọng đưa ra những chính sách đặc biệt chăm sóc cho nhân viên nữ, nhất là đối tượng nhân viên nữ mang thai và nuôi con nhỏ.

Đại diện đơn vị khởi xướng sáng kiến Diễn đàn đa phương tại Việt Nam nhằm kết nối các đối tác để chung tay giải quyết các vấn đề xã hội đang quan tâm, ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam - chia sẻ: “Trước những tác động sâu sắc và thách thức lớn được đặt ra cho đối tượng lao động nữ, nếu chúng ta nhìn nhận thấu đáo và có một sự chuẩn bị tốt ngay từ bây giờ, tôi tin rằng những thách thức đó sẽ được biến thành cơ hội, tạo bước ngoặt cho đối tượng lao động nữ khẳng định vị thế và vai trò của mình trong xã hội”.

Tìm giải pháp để nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu khẳng định: Dành sự quan tâm xứng đáng đối với phụ nữ nói chung, lao động nữ nói riêng là chính sách lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, là một trong những trọng tâm hoạt động của tổ chức CĐVN. Sự quan tâm đó thể hiện ở việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần bình đẳng giới, vị thế của lao động nữ tại nơi làm việc, hướng tới bảo đảm sự phát triển toàn diện, bền vững, phát huy đầy đủ giá trị cốt lõi tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam, đó là phẩm chất cần cù, thông tin, sáng tạo.

Trong bối cảnh tác động đa chiều của cuộc cách mạng 4.0, CĐVN và tất cả các bên liên quan tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi, đề xuất các giải pháp để trao quyền và nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là lao động nữ. Diễn đàn đa phương hôm nay nhằm tìm kiếm những giải pháp thông qua lắng nghe lao động nữ và các bên liên quan rằng, chúng ta cùng quyết tâm có những hoạt động chủ động, kịp thời và thiết thực để giúp lao động nữ sẵn sàng tâm thế, vượt qua thách thức và rào cản bên ngoài nói chung và của cuộc cách mạng 4.0 nói riêng để vươn lên trong thời kỳ mới.

hải anh
TIN LIÊN QUAN

Nhiều lao động nữ Nhật Bản bị rối loạn tâm thần vì cấp trên quấy rối

Trần Thị Dịu (Theo Japanesetimes) |

Một khảo sát của Chính phủ Nhật Bản vừa công bố cho thấy, 1/3 trong số lao động nữ có vấn đề về sức khỏe tâm thần cho rằng, nguyên nhân chính là do họ bị cấp trên quấy rối tại nơi làm việc.

Phát huy vai trò của CĐ trong bảo vệ lao động nữ và lao động trẻ

B.Đ.N |

Hội nghị khu vực giữa các đối tác của Liên hiệp Công đoàn Đức (DGB) tại châu Á với chủ đề “Tăng cường sự lãnh đạo của cán bộ nữ và cán bộ trẻ trong phong trào công đoàn trước những thách thức việc làm trong tương lai” đã diễn ra trong các ngày từ 10-13.9 tại Jakarta, Indonesia.

Giúp lao động nữ nơi đất khách quê người

THẨM HỒNG THỤY |

Trong suốt hơn 25 năm làm việc tại Báo Lao Động, hai chuyến tác nghiệp mang đậm dấu ấn của một phóng viên Báo Lao Động bảo vệ quyền lợi cho người lao động là tại Đài Loan (Trung Quốc) năm 2005 và Malaysia năm 2012. Những người tôi đi tìm và viết về họ đều là lao động nữ.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Nhiều lao động nữ Nhật Bản bị rối loạn tâm thần vì cấp trên quấy rối

Trần Thị Dịu (Theo Japanesetimes) |

Một khảo sát của Chính phủ Nhật Bản vừa công bố cho thấy, 1/3 trong số lao động nữ có vấn đề về sức khỏe tâm thần cho rằng, nguyên nhân chính là do họ bị cấp trên quấy rối tại nơi làm việc.

Phát huy vai trò của CĐ trong bảo vệ lao động nữ và lao động trẻ

B.Đ.N |

Hội nghị khu vực giữa các đối tác của Liên hiệp Công đoàn Đức (DGB) tại châu Á với chủ đề “Tăng cường sự lãnh đạo của cán bộ nữ và cán bộ trẻ trong phong trào công đoàn trước những thách thức việc làm trong tương lai” đã diễn ra trong các ngày từ 10-13.9 tại Jakarta, Indonesia.

Giúp lao động nữ nơi đất khách quê người

THẨM HỒNG THỤY |

Trong suốt hơn 25 năm làm việc tại Báo Lao Động, hai chuyến tác nghiệp mang đậm dấu ấn của một phóng viên Báo Lao Động bảo vệ quyền lợi cho người lao động là tại Đài Loan (Trung Quốc) năm 2005 và Malaysia năm 2012. Những người tôi đi tìm và viết về họ đều là lao động nữ.