Làm gì để việc ký hợp đồng lao động với người giúp việc khả thi?

Nam Dương |

Từ 1.2.2021, phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc nhà.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động (2019 – PV) về điều kiện lao động và quan hệ lao động (có hiệu lực từ 1.2.2021).

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 89, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Hình thức hợp đồng lao động ký kết phải bằng văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật Lao động.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, có nhiều gia đình khi nhận người giúp việc nhà thì đều không ký hợp đồng lao động. Bà Nguyễn Thị Anh, một người dân ở Quận 9, TPHCM, cho biết gia đình bà có 5 người, các con hay đi làm về trễ, các cháu thì còn nhỏ, nên thường xuyên phải thuê người lau dọn nhà cửa. Thế nhưng người này không ở lại mà chỉ làm việc theo giờ, mỗi tuần làm 4 giờ trong hai ngày. Cứ mỗi giờ người giúp việc này được trả 50.000 đồng.

Cả bà Anh lẫn người giúp việc khi được hỏi về quy định phải ký hợp đồng lao động khi sử dụng người giúp việc gia đình thì đều trả lời rất thật là “không biết” và “không cần thiết”. Lý do mà họ đưa ra là hai bên đã thỏa thuận với nhau theo kiểu “tiền trao, cháo múc”, làm xong việc nhận tiền rồi ra về, không ai vướng bận gì. Chị T., người giúp việc cho gia đình bà Anh, chia sẻ: “Tôi làm xong ngày nào, nhận tiền ngay ngày đó, thì cần gì phải ký hợp đồng lao động. Mà ký hợp đồng lao động cũng có quyền lợi gì hơn, mình đòi hỏi quá người ta thuê người khác”.

Không chỉ gia đình bà Anh, khảo sát nhanh của chúng tôi với một số gia đình có sử dụng người giúp việc nhà và bản thân những người giúp việc nhà đều có chung kết quả không ai muốn ký hợp đồng. Bà Nguyễn Thị Năm, một người giúp việc nhà đã nhiều năm cho gia đình chị Hồng Thúy ở Quận Gò Vấp cũng chia sẻ không muốn ký hợp đồng, vì quyền lợi vẫn được bảo đảm.

Luật sư Nguyễn Hữu Học, Đoàn Luật sư TPHCM, phân tích: Quy định về việc phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với người giúp việc nhà là cần thiết. Lý do là để tránh khi tránh chấp hai bên không có bằng chứng về việc đã thỏa thuận cụ thể về những việc phải làm và quyền lợi được hưởng ra sao. Khi giao kết bằng lời nói thì rất khó để chứng minh cho quyền, nghĩa vụ của mình nếu có tranh chấp.

Luật sư Học cũng đề nghị cần phải tăng cường tuyên truyền về quy định phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với người giúp việc nhà để chính những người đi giúp việc nhà biết được quyền của mình và để quy định của pháp luật được thực hiện trong thực tế.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Hợp đồng lao động vi phạm pháp luật, xử lý thế nào?

nam dương |

Cho tôi hỏi, nếu hợp đồng lao động có nội dung vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý thế nào?

Một số lưu ý cho người lao động trước khi ký hợp đồng lao động từ năm 2021

Tú Quỳnh |

Từ năm 2021, trước khi ký hợp đồng lao động, người lao động cần biết một số quy định mới tại Bộ luật Lao động năm 2019 (chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2021).

Người lao động nghỉ lễ, Tết được hưởng lương theo hợp đồng lao động

Minh Phương |

Từ 1.2.2021, khi Nghị định 145/2020 chính thức có hiệu lực, nhiều quy định về tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác của người lao động cũng thay đổi.

Khái niệm "người lao động, hợp đồng lao động" thay đổi từ năm 2021

Minh Phương |

Khái niệm “người lao động”, “hợp đồng lao động” đã có sự thay đổi theo quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 1.1.2021.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hợp đồng lao động vi phạm pháp luật, xử lý thế nào?

nam dương |

Cho tôi hỏi, nếu hợp đồng lao động có nội dung vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý thế nào?

Một số lưu ý cho người lao động trước khi ký hợp đồng lao động từ năm 2021

Tú Quỳnh |

Từ năm 2021, trước khi ký hợp đồng lao động, người lao động cần biết một số quy định mới tại Bộ luật Lao động năm 2019 (chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2021).

Người lao động nghỉ lễ, Tết được hưởng lương theo hợp đồng lao động

Minh Phương |

Từ 1.2.2021, khi Nghị định 145/2020 chính thức có hiệu lực, nhiều quy định về tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác của người lao động cũng thay đổi.

Khái niệm "người lao động, hợp đồng lao động" thay đổi từ năm 2021

Minh Phương |

Khái niệm “người lao động”, “hợp đồng lao động” đã có sự thay đổi theo quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 1.1.2021.