HÔM NAY (20.11), QUỐC HỘI BIỂU QUYẾT THÔNG QUA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG SỬA ĐỔI:

Kỳ vọng tăng ngày nghỉ, giảm giờ làm

ĐẶNG CHUNG - CAO NGUYÊN |

Quốc hội dự kiến biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) hôm nay (20.11). Bộ luật lần này có nhiều thay đổi quan trọng, tác động và ảnh hưởng trực tiếp, sâu rộng đến hầu hết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và hàng chục triệu lao động trên cả nước. Báo Lao Động ghi nhận ý kiến, những kỳ vọng của đại biểu Quốc hội, của công nhân lao động về những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) trước giờ Quốc hội bấm nút thông qua. 

ĐBQH Trần Thị Diệu Thúy (Đoàn TP.Hồ Chí Minh): Giảm giờ làm việc thể hiện sự tiến bộ

Bộ luật Lao động sửa đổi lần này mở ra nhiều vấn đề để người lao động được hưởng lợi từ bộ luật. Đầu tiên, người lao động (NLĐ) sẽ được nghỉ thêm một ngày lễ trong năm, khung thỏa thuận giữa NLĐ với người sử dụng lao động đã được xác định rõ hơn, quyền tổ chức thương lượng tập thể của NLĐ được xác định rõ trong bộ luật…

Điều khiến tôi tiếc là dự thảo Bộ luật sửa đổi chưa đưa vào quy định giảm giờ làm việc bình thường cho NLĐ. Bởi vì chúng ta thấy rõ sự bất bình đẳng giữa hai đối tượng, lao động là công chức viên, chức trong cơ quan quản lý nhà nước và đối tượng ngoài nhà nước. NLĐ ngoài khu vực nhà nước phải làm nhiều giờ hơn.

Nếu được cho phép thêm một kỳ họp nữa để các cơ quan nghiên cứu kỹ hơn việc giảm giờ làm xuống 44h/tuần cho NLĐ thì tôi nghĩ sự tiến bộ của bộ luật sẽ nhiều hơn và đạt được kỳ vọng, cũng như mong muốn của số đông NLĐ.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi: Người lao động sẽ có thêm ngày nghỉ lễ để tái tạo sức lao động

Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua vào ngày 20.11 có quy định sẽ thêm một ngày nghỉ lễ trong năm để NLĐ có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn ngày nghỉ tăng thêm vào dịp Quốc khánh 2.9.

NLĐ mong muốn kiến nghị tăng ngày nghỉ, giảm giờ làm sẽ được Quốc hội lắng nghe khi thông qua Bộ luật LĐ (sửa đổi) lần này. Ảnh: NAM DƯƠNG
NLĐ mong muốn kiến nghị tăng ngày nghỉ, giảm giờ làm sẽ được Quốc hội lắng nghe khi thông qua Bộ luật LĐ (sửa đổi) lần này. Ảnh: NAM DƯƠNG

Trước đó, đầu tháng 11, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin trình Quốc hội xem xét bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ là 28.6 (ngày Gia đình Việt Nam). Qua xem xét, nếu chọn thêm 1 ngày nghỉ là ngày 28.6 thì NLĐ nếu muốn về quê, đi nghỉ ngơi rất khó khăn vì chỉ được nghỉ 1 ngày. Còn nếu quy định có thêm 1 ngày nghỉ trong lễ Quốc khánh sẽ giúp NLĐ có thêm thời gian thu xếp nghỉ ngơi, người ở xa có thời gian về quê, không bị cản trở về thời gian. Có thêm một ngày nghỉ nữa vào dịp Quốc khánh cũng giúp người dân có thời gian chuẩn bị sách vở, mọi điều kiện cho trẻ đến trường (ngày 5.9). Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên cũng có thời gian để sum họp gia đình trước khi tựu trường.

Việc lựa chọn ngày 1.9 hoặc 3.9 sẽ do giao cho Chính phủ chọn. Như vậy, NLĐ sẽ được nghỉ Quốc khánh trong 2 ngày, vào ngày 2.9 và một ngày liền trước hoặc sau 2.9.

Về quy định tăng tuổi nghỉ hưu, Khoản 2 dự thảo luật được tiếp thu, sửa đổi theo hướng NLĐ làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và những ngành nghề khác do Chính phủ quy định thì được giảm tối đa 5 năm, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Một số trường hợp dù không lao động trong lĩnh vực, ngành nghề nặng nhọc, độc hại nhưng suy giảm khả năng lao động vẫn có thể cho nghỉ hưu sớm, ví dụ như công nhân ngành da giày, dệt may…

ĐBQH Bùi Thanh Tùng (Đoàn TP.Hải Phòng): Có lộ trình giảm giờ làm cho người lao động

Năm 2012, Bộ luật Lao động đã hướng đến việc giảm giờ làm, nhưng lúc đó chúng ta thực hiện trước ở khối cơ quan nhà nước. Còn với khối doanh nghiệp, mỗi chính sách về mặt giờ làm sẽ ảnh hưởng đến NLĐ, chủ doanh nghiệp cũng như tình hình kinh doanh, sản xuất, nên thời điểm đó chưa thực hiện mà yêu cầu có đánh giá tác động.

Vì thế, trong lần sửa đổi bộ luật này, việc đặt ra yêu cầu giảm giờ làm cho NLĐ là hợp lý. Có điều, trong những năm qua, bản thân doanh nghiệp của chúng ta vẫn chưa thực sự chủ động trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ năng lực, cũng như chưa có cơ chế thích đáng để vừa khuyến khích, vừa ép doanh nghiệp phải tiến tới lộ trình giảm giờ làm việc cho NLĐ bằng việc đầu tư cho dây chuyền sản xuất, công nghệ.

Vì chưa có lộ trình, cũng như báo cáo đánh giá tác động cụ thể, nên cơ quan soạn thảo đã không đưa đề xuất này vào trong dự thảo luật. Đây là một điều đáng tiếc. Nếu có thể thì đưa vào luật quy định giảm giờ làm việc xuống 44 giờ/tuần, nhưng phải có lộ trình cụ thể để chủ sử dụng lao động và NLĐ có mục tiêu hướng tới.

Quan điểm của Tổng LĐLĐVN khi góp ý vào Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

* Tổng LĐLĐVN đề nghị xem xét giảm thời giờ làm việc bình thường của NLĐ từ “48 giờ trong một tuần” xuống “44 giờ trong một tuần”. Bởi giảm giờ làm sẽ đảm bảo hài hòa với các yếu tố sức khỏe, xã hội, góp phần tăng thu nhập, việc làm cho NLĐ có thể tăng số lượng lao động tham gia vào thị trường lao động, tạo điều kiện để NLĐ có thêm thời gian tái tạo sức lao động, học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, hướng tới việc làm bền vững.

* Đề xuất tăng thêm một số ngày nghỉ trong năm: Với số ngày nghỉ lễ, Tết trong năm rất thấp, lao động trong nhiều ngành kinh tế chủ yếu là lao động di cư, địa hình đất nước ta lại trải dài theo hình chữ S, nên việc tăng thêm mỗi năm ít nhất 3 ngày nghỉ là cần thiết. Tổng LĐLĐVN đề xuất 2 phương án:

Phương án 1: Nghỉ Quốc khánh 4 ngày từ 2 - 5.9 hàng năm (phương án này ngoài mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi người, còn giúp các gia đình trẻ có thời gian, điều kiện chuẩn bị cho con bước vào năm học mới, bố mẹ đưa con đến trường trong ngày khai giảng năm học).

Phương án 2: Nghỉ 1 ngày vào Ngày Gia đình Việt Nam 28.6 và 2 ngày thêm vào ngày nghỉ Tết Dương lịch.

Việc tăng thêm 3 ngày nghỉ lễ giúp cho NLĐ có thêm một số ngày nghỉ trong năm để được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa có thêm thời gian chăm lo gia đình và góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển.

* Tuổi hưu của nữ nên dừng ở 58

Theo đề xuất, Tổng LĐLĐVN đồng ý với việc xem xét để tăng tuổi nghỉ hưu trong lần sửa đổi Bộ luật Lao động lần này theo tinh thần điều chỉnh tăng từ năm 2021. Tuy nhiên mức và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét đến các yếu tố đối tượng, lĩnh vực ngành nghề và cần được thiết kế linh hoạt hơn.

Do đó cần cân nhắc đến các đối tượng là công nhân, lao động trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù như giáo viên mầm non, tiểu học, người làm trong lĩnh vực nghệ thuật. Tổng LĐLĐVN đề xuất Chính phủ cần quy định chi tiết theo hướng xem xét để không tăng hoặc có lộ trình tăng chậm hơn và có các chính sách hỗ trợ linh hoạt, không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động.

Đối với NLĐ bị suy giảm sức khỏe, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có quyền nghỉ hưu sớm hơn đến 10 năm so với quy định.

Theo Tổng LĐLĐVN, công thức tăng tuổi nghỉ hưu theo các nhóm có thể được khái quát: Công chức (tăng tất cả); viên chức (tăng một bộ phận lớn); CNLĐ (chỉ tăng một bộ phận nhỏ và mức tăng đối với lao động nữ chỉ nên là 58).

ĐẶNG CHUNG - CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Quốc khánh sẽ được nghỉ 2 ngày, tăng tuổi nghỉ hưu với công chức, viên chức

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, sau khi cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ trong năm. Nhưng thay vì chọn ngày 28.6 sẽ chọn vào dịp Quốc khánh 2.9.

Bình Dương: Nhiều ý kiến không đồng tình tăng tuổi nghỉ hưu với công nhân

Đỗ Trọng |

Tại hội nghị đóng góp ý kiến Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), do Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Bình Dương tổ chức mới đây, với gần 600 đại biểu cán bộ CĐCS, công nhân trực tiếp sản xuất, doanh nghiệp tham gia đã có nhiều góp ý cho rằng, không nên tăng tuổi nghỉ hưu đối với công nhân sản xuất trực tiếp.

Tăng tuổi nghỉ hưu với công chức, còn người lao động thì cần cân nhắc

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Thảo luận tại hội trường Quốc hội về Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), ông Ngọ Duy Hiểu (đoàn đại biểu TP.Hà Nội) - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, có thể tăng tuổi nghỉ hưu với công chức, một bộ phận viên chức, còn người lao động trực tiếp thì cần cân nhắc kỹ.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Quốc khánh sẽ được nghỉ 2 ngày, tăng tuổi nghỉ hưu với công chức, viên chức

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, sau khi cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ trong năm. Nhưng thay vì chọn ngày 28.6 sẽ chọn vào dịp Quốc khánh 2.9.

Bình Dương: Nhiều ý kiến không đồng tình tăng tuổi nghỉ hưu với công nhân

Đỗ Trọng |

Tại hội nghị đóng góp ý kiến Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), do Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Bình Dương tổ chức mới đây, với gần 600 đại biểu cán bộ CĐCS, công nhân trực tiếp sản xuất, doanh nghiệp tham gia đã có nhiều góp ý cho rằng, không nên tăng tuổi nghỉ hưu đối với công nhân sản xuất trực tiếp.

Tăng tuổi nghỉ hưu với công chức, còn người lao động thì cần cân nhắc

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Thảo luận tại hội trường Quốc hội về Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), ông Ngọ Duy Hiểu (đoàn đại biểu TP.Hà Nội) - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, có thể tăng tuổi nghỉ hưu với công chức, một bộ phận viên chức, còn người lao động trực tiếp thì cần cân nhắc kỹ.