Ký kết Chương trình phối hợp về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động

Anh Thư |

Ngày 12.4, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ký kết Chương trình phối hợp về hỗ trợ người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) và phát triển thị trường lao động.

Ổn định thị trường lao động

Thời gian qua, Bộ LĐTBXH phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan đề xuất với Đảng, Nhà nước, trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách chưa có tiền lệ để hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Bộ cũng kịp thời tham mưu, cảnh báo và đề xuất thực hiện các biện pháp không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, phục hồi nhanh và ổn định thị trường lao động; chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp và chính sách phục hồi và đảm bảo an sinh xã hội do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, do tình hình đại dịch COVID-19 kéo dài, một bộ phận doanh nghiệp và NLĐ còn gặp nhiều khó khăn trong công việc và đời sống. Do nhu cầu trang trải cuộc sống trước mắt, do tác động, lôi kéo của một số đối tượng dẫn đến một bộ phận NLĐ đã chuyển sang hưởng bảo hiểm xã hội một lần, ảnh hưởng đến việc đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho NLĐ và sự ổn định, phát triển lâu dài của thị trường lao động.

Chương trình sẽ phối hợp triển khai thực hiện và đánh giá kết quả các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động như Nghị quyết số 68, triển khai hỗ trợ chính sách thuê nhà cho người lao động... Trong đó, Tổng LĐLĐVN chủ trì, phối hợp với Bộ LĐTBXH, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nghiên cứu, tổng kết mô hình “Chi lương linh hoạt” để tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và NLĐ, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ theo đúng tinh thần Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 3.9.2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Chính sách hỗ trợ chưa có tiền lệ

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với Tổng LĐLĐVN triển khai các chính sách hỗ trợ, chăm lo đời sống của NLĐ vượt qua dịch COVID-19. Thời gian qua, tổ chức công đoàn đã động viên, tuyên truyền để NLĐ thực hiện nghiêm các quy định cụ thể về phòng chống dịch.

Bên cạnh chính sách hỗ trợ Chính phủ, tổ chức công đoàn kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ NLĐ từ nguồn tài chính công đoàn như chính sách hỗ trợ NLĐ mắc COVID-19, cách ly tập trung, hỗ trợ cho con em người mất do dịch, lực lượng cho tuyến đầu chống dịch... “Có những chính sách chưa có tiền lệ. Từ trước đến nay, tài chính công đoàn chưa bao giờ chi ra nguồn lực lớn như vậy chăm lo cho NLĐ” - ông Khang nhấn mạnh.

Về nội dung chương trình phối hợp, Tổng LĐLĐVN đã góp ý, thống nhất những nội dung, phân công cụ thể cho các cơ quan, đơn vị. Với nội dung, kế hoạch cụ thể, các cơ quan triển khai chương trình phối hợp sẽ thành công và được đánh giá hằng năm. Về kiến nghị, ông Khang cho rằng, trước hết, cần thiết tập trung phối hợp triển khai chính sách hỗ trợ với NLĐ, NSDLĐ một cách nhanh nhất. Hội đồng Tiền lương Quốc gia sớm có đề xuất với Chính phủ điều chỉnh lương tối thiểu. Từ đó, sẽ hỗ trợ cho NLĐ giảm bớt khó khăn khi quay trở lại làm việc.

Tổng LĐLĐVN đã có văn bản gửi Liên đoàn Lao động các địa phương, công đoàn ngành thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động NLĐ yên tâm sản xuất, thực hiện chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức tín dụng, đặc biệt triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ công nhân lao động được vay trang trải cuộc sống trước mắt khi gặp khó khăn tài chính.

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, chương trình phối hợp được sự đồng ý của các bộ ban ngành và triển khai kịp thời. Chương trình phối hợp nhiều nội dung nhất từ trước đến nay, các nội dung toàn diện từ việc xây dựng, triển khai chính sách, kiểm tra, đôn đốc đánh giá chính sách… Từ đó, góp phần quan trọng phục hồi kinh tế xã hội, ổn định an sinh xã hội.

Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Công tác thương lượng, ký kết TƯLĐTT: Không chỉ hướng dẫn mà đầu tư cả kinh phí

Kiều Vũ |

Năm 2022, các cấp CĐ Hà Nội thực hiện nội dung Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) nhằm đạt được là tiền lương, thời gian làm việc, thời gian làm thêm giờ, ăn ca, chế độ cho lao động nữ, phúc lợi.

Thương lượng để ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt-may Hà Nội

Hải Anh |

Ban Thường vụ Công đoàn ngành Dệt-may Hà Nội đã chủ trì thương lượng nội dung Thoả ước lao động tập thể ngành với Ban Chấp hành Hội Dệt may thành phố Hà Nội. Đây là lần thương lượng thứ 3 để ký kết Thoả ước lao động tập thể ngành Dệt - may Hà Nội lần thứ 2.

Ký kết thoả thuận thực hiện Sáng kiến Dệt May bền vững

Hải Anh |

Công đoàn Dệt May Việt Nam và Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) đã ký kết Thoả thuận quan hệ đối tác trong việc triển khai dự án "Sáng kiến Dệt May bền vững: Cùng nhau thay đổi".

Bỏ hoang trên 20ha đất "vàng" tại trung tâm thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Khu đất rộng hơn 20ha nằm tại trung tâm thành phố Ninh Bình (thuộc phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình), được phân lô, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn nằm bỏ hoang gây lãng phí.

Vật dụng, tranh ảnh của vua Khải Định, Bảo Đại được đấu giá

Huyền Chi |

Phiên đấu giá các hiện vật của vua Khải Định, Bảo Đại sẽ diễn ra vào ngày 17.3 tại Paris, Pháp.

Hoạt động đăng kiểm ở Bắc Kạn tê liệt, UBND tỉnh kiến nghị được hỗ trợ

An Trịnh |

UBND tỉnh  Bắc Kạn có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị sớm có phương án hỗ trợ giải quyết khó khăn về đăng kiểm trên địa bàn.

CEP đóng góp hiệu quả vào phòng chống tín dụng đen trong công nhân lao động

Nam Dương |

TPHCM - Các khoản vay với lãi suất thấp và lịch hoàn trả phù hợp từ Tổ chức Tài chính vi mô CEP (CEP) đã giúp công nhân và gia đình tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, tránh vay “tín dụng đen”.

Doanh nghiệp số phải gắn sứ mệnh của mình với sứ mệnh quốc gia

HỮU CHÁNH |

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp số Việt Nam đi ra nước ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy vinh quang, là sứ mệnh giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Công tác thương lượng, ký kết TƯLĐTT: Không chỉ hướng dẫn mà đầu tư cả kinh phí

Kiều Vũ |

Năm 2022, các cấp CĐ Hà Nội thực hiện nội dung Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) nhằm đạt được là tiền lương, thời gian làm việc, thời gian làm thêm giờ, ăn ca, chế độ cho lao động nữ, phúc lợi.

Thương lượng để ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt-may Hà Nội

Hải Anh |

Ban Thường vụ Công đoàn ngành Dệt-may Hà Nội đã chủ trì thương lượng nội dung Thoả ước lao động tập thể ngành với Ban Chấp hành Hội Dệt may thành phố Hà Nội. Đây là lần thương lượng thứ 3 để ký kết Thoả ước lao động tập thể ngành Dệt - may Hà Nội lần thứ 2.

Ký kết thoả thuận thực hiện Sáng kiến Dệt May bền vững

Hải Anh |

Công đoàn Dệt May Việt Nam và Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) đã ký kết Thoả thuận quan hệ đối tác trong việc triển khai dự án "Sáng kiến Dệt May bền vững: Cùng nhau thay đổi".