ĐỀ ÁN ĐƯA LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI:

Kinh phí khủng nhưng hoài nghi hiệu quả

LÊ PHƯƠNG |

Theo Bộ LĐTBXH, dự thảo “Đề án đưa lao động có chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài từ nay tới năm 2020 và định hướng tới năm 2025” đã hoàn thành việc lấy ý kiến tham vấn. Tham vọng của đề án là đưa hơn 54.000 lao động có trình độ đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, xung quanh dự thảo đề án này có ý kiến hoài nghi việc công nhận “có chuyên môn kỹ thuật” giữa Việt Nam và nhiều nước còn nhiều khoảng cách.

Kinh phí đề án 1.300 tỉ đồng

Theo dự thảo, tổng kinh phí thực hiện đề án là hơn 1.300 tỉ đồng, mục tiêu sẽ đưa hơn 54.000 lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chưa tìm được việc có nhu cầu đi làm tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức. Đề án có 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2018 - 2025) kinh phí gần 432 tỉ đồng, dự kiến đưa 14.700 lao động đi Đức trong các ngành điều dưỡng, hộ lý, kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, công nghệ vật lý, sinh học; 1.500 lao động là điều dưỡng chăm sóc người già, người bệnh và kỹ sư công nghệ thông tin, cơ khí sang Nhật Bản; 1.800 lao động là kỹ sư các ngành cơ khí, hàn, đầu bếp, công nghệ thông tin và điện tử và 150 người nhóm nghề dịch vụ gồm đầu bếp, khách sạn nhà hàng sang Hàn Quốc.

Giai đoạn 2 (2021 - 2025), kinh phí là 874 tỉ đồng, dự kiến đưa hơn 39.000 lao động đi làm việc tại 3 nước trên và mở rộng ngành nghề tiếp nhận lao động. Thị trường Nhật Bản bổ sung thêm ngành kỹ sư công nghệ thông tin, sinh học; Đức bổ sung ngành cơ khí chính xác như: Tiện phay, hàn trình độ cao...; Hàn Quốc thêm công nghệ thông tin, thuyền viên hàng hải. Ngoài ra, mở rộng thêm các thị trường như ASEAN, UAE ở các ngành dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, phục vụ khách sạn - nhà hàng, cơ khí, xây dựng.

Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, quý I/2017, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp có trình độ từ đại học trở lên là 138.800 người, trình độ cao đẳng là 104.200 người, trình độ trung cấp là 83.200 người. Với khoảng hơn 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, hàng năm gửi về nước khoảng 1,7 - 2 tỉ USD. Tuy nhiên, trong tổng số hơn 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm, tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm rất thấp.

Học viên trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Phải xem lại cách thức đào tạo

Thực tế cho thấy, động thái này của Bộ LĐTBXH nhằm giải quyết một phần tồn đọng số lượng cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp (con số này khoảng 200.000 người).

Thế nhưng khi đưa ra vấn đề này, nhiều chuyên gia nghi ngại. Trả lời báo chí, Hiệu trưởng Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội , ông Đồng Văn Ngọc đã cho rằng: “Chủ trương lao động có trình độ cao đi xuất khẩu, mà đối tượng hướng tới là cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp, là khó khả thi. Đối với lĩnh vực này, đối tượng này, tôi khẳng định luôn là bằng cấp của hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt là hệ đại học chưa có thông tin nào cho thấy các nước phát triển khác kiểm định, công nhận chương trình đào tạo và bằng cấp của ta. Ở nước ngoài, họ làm việc theo dây chuyền, phân đoạn modul, người học có trình độ đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ đi nữa ở Việt Nam nhưng đó chỉ là nghiên cứu hàn lâm nhiều hơn. Khi sang các nước thì họ sẽ vẫn phải đào tạo bổ sung cho phù hợp dây chuyền, công nghệ của nước sở tại”.

Ông Ngọc cũng cho rằng: “Nếu tất cả các cơ sở đào tạo chỉ thiên về “mớ lý thuyết” cho sinh viên, không tính toán đến việc họ ra làm gì, làm ở đâu, làm thế nào để họ tồn tại được, khởi nghiệp làm giàu được thì chương trình đào tạo còn xa vời và còn thất nghiệp nữa.

Cùng quan điểm, PGS-TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội - cho rằng, các nước tiếp nhận thường chấp nhận lao động qua đào tạo nhưng đòi hỏi rất khắt khe về trình độ của lao động. Các nước như Đức, Nhật Bản càng có đòi hỏi cao, trong đó đặc biệt chú trọng chuyên môn và ngoại ngữ.

Khi xuất khẩu lao động, nhóm lao động phổ thông, giúp việc, lao động chân tay,… yêu cầu không cao. Tuy nhiên trình độ cao thì đòi hỏi nhiều, thậm chí kể cả làm thợ cũng phải có tay nghề rất cao. Nhiều trường đào tạo lao động có chuyên môn kỹ thuật sâu như Đại học Công nghiệp, sang nước bạn được thực hiện công việc chuyên môn liên quan đến trang thiết bị hiện đại. Đại học Bách khoa Hà Nội cũng có chương trình đào tạo theo chuẩn Nhật Bản là Dự án triển khai theo vốn ODA của Nhật, với ngành công nghệ thông tin đảm bảo chuẩn từ trang thiết bị, chương trình, điều kiện,… để đào tạo kỹ sư. “Thế nhưng, có lớp 80 em tốt nghiệp, sau khi chọn lọc cũng chỉ lấy được 50 người, do chính nhà tuyển dụng Nhật Bản tuyển dụng. Ngoài chuyên môn còn đòi hỏi ngoại ngữ. Một số ngành khác, sinh viên có cơ hội như chế tạo máy, điều khiển tự động nhưng vẫn đòi hỏi ngoại ngữ sinh viên mất 8 -10 nghìn đô la, học hàng năm trời để học ngoại ngữ, sang nhận mức lương 2.000 - 2.500 đô la. Khi sang, được làm trong các DN lớn hoặc các phòng nghiên cứu phát triển, đó thực sự là lao động trình độ cao” - ông Tớp cho hay.

Việc “gom” cả nhóm cử nhân thất nghiệp vào đề án này theo ông Tớp là không ổn và “Đó không phải là tiêu chí xuất khẩu lao động trình độ cao”.

“Nhóm này phải có đào tạo bổ sung kiến thức, họ có việc làm ở Việt Nam đã tốt lắm rồi. Còn coi là trình độ cao thì đi Lào hay Campuchia hay Thái Lan?” - ông Tớp nói.

 

 

LÊ PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.