Khu nhà ở công nhân với nhiều phúc lợi về y tế, môi trường

Hoàng Khôi |

Sau thời gian triển khai thí điểm, mô hình “Khu nhà ở công nhân văn minh, an toàn” của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng đã góp phần cải thiện môi trường sống, phúc lợi cho hàng nghìn công nhân, lao động (CNLĐ) trên địa bàn thành phố.

Chăm lo kịp thời, thiết thực

Huyện An Dương là địa phương tập trung đông lao động ngoại tỉnh nhất TP Hải Phòng với khoảng hơn 90.000 người.

Toàn huyện hiện có hơn 1.300 khu trọ, 15.000 phòng trọ và gần 20.000 CNLĐ thuê trọ. Thực hiện sự chỉ đạo của LĐLĐ thành phố, LĐLĐ huyện phối hợp triển khai thí điểm mô hình “Khu nhà ở công nhân văn minh, an toàn” tại các xã Hồng Phong, Lê Lợi và Tân Tiến, trong đó: xã Hồng Phong 4 khu, xã Lê Lợi 1 khu, xã Tân Tiến 1 khu.

Ông Lê Văn Thịnh - Chủ tịch LĐLĐ huyện An Dương - cho biết: Qua hơn 1 năm triển khai thí điểm mô hình “Khu nhà ở công nhân văn minh, an toàn”, LĐLĐ huyện thường xuyên nắm bắt tư tưởng, việc làm, thu nhập, đời sống của công nhân khu trọ để tham mưu cho LĐLĐ thành phố tổ chức các hoạt động chăm lo kịp thời, thiết thực.

Cuối năm 2021, công nhân các khu nhà trọ tại xã Tân Tiến, xã Hồng Phong và xã Lê Lợi được tư vấn, khám sàng lọc sức khỏe và phát thuốc phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với tổng số tiền gần 100 triệu đồng; năm 2022, công nhân không về quê đón Tết trên địa bàn xã Hồng Phong được tặng quà với tổng kinh phí gần 50 triệu đồng…

Ngoài ra, 30 khu nhà trọ công nhân trên địa bàn huyện được lắp wifi miễn phí với khoảng 2.000 công nhân thụ hưởng. LĐLĐ thành phố trang bị 150 thùng rác cho các khu trọ có đông công nhân thuê trọ trên địa bàn huyện An Dương; lắp đặt 12 điều hòa cho 12 phòng trọ có phụ nữ mang thai, đang nuôi con nhỏ...

Đồng thời, vận động chủ nhà trọ ký cam kết không tăng giá thuê phòng với những phòng trọ được trang bị điều hòa.

LĐLĐ huyện vận động chủ nhà trọ trên địa bàn huyện giảm giá thuê từ 20% đến 100% cho công nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; chỉ đạo và vận động công đoàn cơ sở thực hiện chương trình “Phúc lợi đoàn viên”, tặng hơn 1.000 suất quà là nông sản, thực phẩm sạch...

Huyện An Dương là một trong 6 quận, huyện (Dương Kinh, An Dương, Thuỷ Nguyên, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) được lựa chọn thí điểm mô hình “Khu nhà ở công nhân văn minh, an toàn”.

Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay, LĐLĐ TP Hải Phòng trang bị 700 thùng rác phân loại rác hữu cơ, vô cơ cho các khu nhà ở công nhân; lắp đặt 64 máy điều hòa nhiệt độ cho công nhân tại 30 khu nhà trọ với số tiền trên 700 triệu đồng. Cùng với đó, tổ chức 13 cuộc khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe và phát thuốc phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho gần 1.500 công nhân nhà trọ...

Nghiên cứu thành lập Ban Tự quản khu nhà ở công nhân

Theo LĐLĐ TP Hải Phòng, sau thời gian triển khai, mô hình “Khu nhà ở công nhân văn minh, an toàn” được các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khu vực có đông khu nhà trọ và lãnh đạo, chính quyền địa phương tích cực phối hợp, triển khai, được đông đảo công nhân nhập cư ở các khu nhà trọ đón nhận, hưởng ứng tham gia.

Đặc biệt, chính quyền địa phương, các thôn, các chủ nhà trọ đánh giá cao các hoạt động của LĐLĐ thành phố, LĐLĐ các quận, huyện.

Thời gian tới, các cấp Công đoàn tiếp tục khảo sát số lượng khu nhà trọ tới thời điểm hiện tại; xây dựng kế hoạch, phương án nhân rộng mô hình tới 50% trên tổng số các khu nhà trọ công nhân trên địa bàn thành phố (có từ 10 phòng trọ trở lên và đảm bảo các điều kiện tối thiểu của nhà ở cho NLĐ thuê để ở).

LĐLĐ quận, huyện giám sát việc quản lý, vận hành, sử dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất đúng mục đích, đối tượng thụ hưởng; phối hợp với các đơn vị chức năng của địa phương để tiếp tục đảm bảo quy chuẩn về xây dựng, đăng ký kinh doanh, an ninh, an toàn...

LĐLĐ TP Hải Phòng cũng hướng đến mục tiêu định kỳ 3 tháng/lần tổ chức các hoạt động tập thể như tư vấn pháp luật, dọn vệ sinh chung toàn khu nhà trọ, khám và tư vấn sức khỏe miễn phí, tặng quà cho CNLĐ khó khăn… Cùng với đó, nghiên cứu để thành lập Ban Tự quản khu nhà ở công nhân là cán bộ công đoàn các CĐCS hoặc các cá nhân có uy tín và tích cực để triển khai thực hiện các nội dung của khu nhà ở công nhân. Đồng thời, đại diện để kiến nghị, phản ánh các yêu cầu của công nhân về đời sống, quan hệ lao động.

Hoàng Khôi
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ "lót tay" thuê nhà ở công nhân

NHÓM PV |

Báo Lao Động mới đây đăng tải tuyến bài về trục lợi nhà ở công nhân tại Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), phản ánh thực trạng nhiều công nhân phải "lót tay" số tiền lên tới cả chục triệu đồng mới được "tạo điều kiện" thuê căn nhà chính sách dành cho mình; Hàng loạt diện tích nhà ở công trình này đang bị cho thuê sai mục đích gây thất thoát... Ngày 9.10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ra ý kiến chỉ đạo xử lý về vụ việc này.

Đình chỉ 2 cán bộ xí nghiệp trong vụ "lót tay" thuê nhà ở công nhân Kim Chung

NHÓM PV |

Liên quan đến tuyến bài về trục lợi nhà ở công nhân tại Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), ngày 6.10 thông tin tới báo Lao Động, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho biết đã tạm đình chỉ 2 cán bộ Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội nhận tiền “lót tay” thuê nhà ở công nhân.

Ngang nhiên thâu tóm nhà ở công nhân, cho thuê sai mục đích để trục lợi

NHÓM PV |

Tại khu nhà ở công nhân xã Kim Chung (huyện Đông Anh, TP Hà Nội), ngoài một số căn hộ được sử dụng cho công nhân thuê theo hình thức “lót tay, chạy suất”, một số toà nhà khác đang được “tuồn” cho doanh nghiệp thầu lại và cho người có nhu cầu thuê với giá cao hơn nhằm trục lợi.

Nguồn cung nhà ở công nhân mới đáp ứng 30% nhu cầu

LƯƠNG HẠNH |

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, vấn đề nhà ở đang là nhu cầu bức thiết nhất đối với công nhân lao động. Song, kết quả phát triển nhà ở xã hội công nhân cho thấy mới chỉ đáp ứng được gần 30% nhu cầu đối tượng này.

Đồng Nai sẽ xây dựng 10.000 căn nhà ở công nhân, nhà ở xã hội

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai đưa ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 sẽ xây dựng được 10.000 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân nhằm giúp người lao động có thu nhập thấp được “an cư, lạc nghiệp”, nhưng đến nay việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc...

Bắc Ninh lý giải việc “ế” cả nghìn căn nhà ở công nhân

CAO NGUYÊN |

Mặc dù các chủ dự án đã rao bán 1.681 căn nhà ở công nhân nhưng số lượng bán được rất ít. Đến nay, có 7 dự án vẫn còn 1.324 căn nhà.

Cần 849.500 tỉ đồng cho mục tiêu 1.062.200 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Hoàng Quang |

Theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” (ban hành kèm theo Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 3 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ), để đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030, cần khoảng 849.500 tỉ đồng chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu đề ra đến năm 2030 là hoàn thành 1.062.200 căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Khi công nghệ kể chuyện di sản văn hóa Hà Nội

Khánh Linh |

Nhiều khu di tích lịch sử, văn hóa - những viên ngọc ngủ quên ở Thủ đô Nghìn năm văn hiến đang dần được "đánh thức" nhờ sức mạnh của công nghệ, ánh sáng.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ "lót tay" thuê nhà ở công nhân

NHÓM PV |

Báo Lao Động mới đây đăng tải tuyến bài về trục lợi nhà ở công nhân tại Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), phản ánh thực trạng nhiều công nhân phải "lót tay" số tiền lên tới cả chục triệu đồng mới được "tạo điều kiện" thuê căn nhà chính sách dành cho mình; Hàng loạt diện tích nhà ở công trình này đang bị cho thuê sai mục đích gây thất thoát... Ngày 9.10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ra ý kiến chỉ đạo xử lý về vụ việc này.

Đình chỉ 2 cán bộ xí nghiệp trong vụ "lót tay" thuê nhà ở công nhân Kim Chung

NHÓM PV |

Liên quan đến tuyến bài về trục lợi nhà ở công nhân tại Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), ngày 6.10 thông tin tới báo Lao Động, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho biết đã tạm đình chỉ 2 cán bộ Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội nhận tiền “lót tay” thuê nhà ở công nhân.

Ngang nhiên thâu tóm nhà ở công nhân, cho thuê sai mục đích để trục lợi

NHÓM PV |

Tại khu nhà ở công nhân xã Kim Chung (huyện Đông Anh, TP Hà Nội), ngoài một số căn hộ được sử dụng cho công nhân thuê theo hình thức “lót tay, chạy suất”, một số toà nhà khác đang được “tuồn” cho doanh nghiệp thầu lại và cho người có nhu cầu thuê với giá cao hơn nhằm trục lợi.

Nguồn cung nhà ở công nhân mới đáp ứng 30% nhu cầu

LƯƠNG HẠNH |

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, vấn đề nhà ở đang là nhu cầu bức thiết nhất đối với công nhân lao động. Song, kết quả phát triển nhà ở xã hội công nhân cho thấy mới chỉ đáp ứng được gần 30% nhu cầu đối tượng này.

Đồng Nai sẽ xây dựng 10.000 căn nhà ở công nhân, nhà ở xã hội

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai đưa ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 sẽ xây dựng được 10.000 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân nhằm giúp người lao động có thu nhập thấp được “an cư, lạc nghiệp”, nhưng đến nay việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc...

Bắc Ninh lý giải việc “ế” cả nghìn căn nhà ở công nhân

CAO NGUYÊN |

Mặc dù các chủ dự án đã rao bán 1.681 căn nhà ở công nhân nhưng số lượng bán được rất ít. Đến nay, có 7 dự án vẫn còn 1.324 căn nhà.

Cần 849.500 tỉ đồng cho mục tiêu 1.062.200 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Hoàng Quang |

Theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” (ban hành kèm theo Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 3 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ), để đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030, cần khoảng 849.500 tỉ đồng chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu đề ra đến năm 2030 là hoàn thành 1.062.200 căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.