Ký hợp đồng lao động với người giúp việc:

Không tuân thủ, phải có chế tài xử lý

Anh Thư |

Dẫu biết là một nghề nhiều cơ cực, rủi ro, không ít phụ nữ đã rời bỏ quê hương lên thành phố làm giúp việc để có thu nhập trang trải cuộc sống. Nhằm bảo đảm quyền lợi của nhóm lao động này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định về lao động là người giúp việc gia đình.

“Nghề này tủi lắm”

Vì mưu sinh, 1 năm nay, chị Vương Thị Trinh (49 tuổi) rời quê Quốc Oai (Hà Nội) lên trung tâm thủ đô làm giúp việc gia đình. Trước khi làm công việc này, chị Trinh gặp không ít éo le như có gia đình nêu yêu cầu một đằng, nhưng đến bắt làm một nẻo, ép người giúp việc làm quá thời gian, có khi đến 23h mới được nghỉ… Tuy nhiên, để có tiền gửi về cho các con học hành, người phụ nữ này đã bươn chải với nghề này và mong muốn được vào làm cho gia đình tử tế.

Thời gian làm giúp việc chưa lâu, song chị Trinh đã phải đổi chủ nhà nhiều lần. Chị Trinh kể: “Năm 2019, tôi nhận giúp việc cho một gia đình với nhiệm vụ trông người già bị tai biến ở Long Biên. Tuy nhiên, khi đến nhận công việc thì thấy ông già vẫn đi lại bình thường, yêu cầu tôi phải ngủ chung để trông nom đêm hôm. Sau 2 ngày, tôi thấy người này có biểu hiện biến thái nên buộc phải xin nghỉ việc. Thế mới thấy, nghề này tủi nhục lắm”.

Sau thời gian nghỉ dịch, may thay, chị Trinh vừa được nhận giúp việc cho gia đình vợ chồng trẻ, có hai con nhỏ đã đến tuổi đi học. Chị Trinh chia sẻ: “Tôi mới nhận giúp việc cho gia đình này ở Kim Giang (Thanh Xuân). Ngày thì tôi dọn dẹp nhà cửa, chiều đón hai cháu đi học về. Theo thoả thuận, mỗi tháng tôi nhận lương 6 triệu đồng và có thể nghỉ 2 ngày”.

May mắn hơn, chị Nguyễn Hương (40 tuổi, Thái Bình) cho biết: “Có người quen giới thiệu, tôi đã làm giúp việc được 6 năm cho gia đình ở Hà Đông. Công việc của tôi là chăm sóc người già. Lương tháng chủ nhà trả cho tôi là 7 triệu đồng và được bao ăn, bao ở. Vì gia đình chủ nhà tử tế, đối đãi thoả đáng nên tôi gắn bó ở đây khá lâu”.

Mỗi tháng, chị Hương cũng được chủ nhà tạo điều kiện cho về thăm quê 1 lần. Tuy nhiên, những người giúp việc này đều làm việc theo thoả thuận miệng với chủ nhà và không hề có hợp đồng lao động (HĐLĐ). Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD), lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam có tới trên 98% là phụ nữ, trong đó khoảng 75% là người từ địa phương khác và trên 96% lao động giúp việc chưa qua đào tạo.

Lao động giúp việc cũng có trình độ học vấn khá thấp (77% lao động chỉ học từ tiểu học đến THCS). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc đa số người giúp việc gia đình chưa tiếp cận được với các thông tin pháp luật nên chưa hiểu hết về quyền lợi của mình.

Để quy định đi vào cuộc sống

Hiện nay, nội dung Bộ luật Lao động năm 2019 đã có nhiều quy định về người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) khác với quy định của Bộ luật Lao động năm 2012. Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã dự thảo Nghị định quy định về lao động là người giúp việc gia đình theo Khoản 2 Điều 161 của Bộ luật Lao động năm 2019 để phù hợp với đặc thù của lao động giúp việc gia đình, gắn với yêu cầu thực tiễn.

Theo dự thảo, NLĐ và NSDLĐ giao kết và thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo quy định tại Chương III của Bộ luật Lao động. Trong đó, hình thức HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản. Dự thảo cũng nêu rõ, NSDLĐ phải bảo đảm cho NLĐ được nghỉ hằng tuần quy định tại Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày; nghỉ ít nhất 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục.

Về vấn đề này, bà Ngô Thị Ngọc Anh - nguyên Giám đốc Trung tâm GFCD - cho biết: “Chúng ta thấy trong dự thảo Nghị định thể hiện sự tiến bộ, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước với đối tượng là người giúp việc gia đình. Tuy nhiên, để văn bản pháp luật đi vào cuộc sống thực chất, vẫn còn những thách thức rất lớn với cơ quan quản lý, chính quyền cơ sở thực thi”.

Theo bà Ngọc Anh, dự thảo Nghị định cũng có mẫu HĐLĐ. Ở đây, cần quan tâm đến quyền lợi của cả hai phía là người sử dụng và người giúp việc vì họ cùng tương tác trong mối quan hệ lao động đặc thù. “Vì vậy, nếu một bên là NLĐ không biết đến việc phải ký hợp đồng, một bên là chủ nhà đứng ngoài không hưởng ứng thì dẫu có quy định cũng bằng không. Cho nên, bên cạnh hướng dẫn thực thi luật, cơ quan quản lý nhà nước cần có chế tài nếu không ký kết HĐLĐ thì sẽ bị xử lý ra sao. Nếu chỉ xây dựng văn bản, hướng dẫn và để đó thì không khác gì nước chảy bèo trôi”.

“Khi chúng ta có hướng dẫn và chế tài xử lý rõ ràng thì luật thực sự đi sâu vào cuộc sống, đảm bảo quyền lợi thực chất cho NLĐ” - bà Ngọc Anh nhấn mạnh.

Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.