Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động: Sẽ bị phạt đến 15 triệu đồng

LINH ANH |

Bộ LĐTBXH công bố dự thảo về Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, bộ đề xuất nhiều mức, khung quy định xử phạt vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Vì sao phải thay đổi, bổ sung

Lý giải về việc cần đưa ra nghị định, Bộ LĐTBXH cho rằng: “Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC). Luật XLVPHC có hiệu lực từ ngày 1.7.2013 và thay thế cho Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Năm 2014, 2015 với sự ra đời và hoàn thiện của pháp luật về Công đoàn (Luật Công đoàn 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành), pháp luật về lao động (các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động năm 2012 tương đối đầy đủ), và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc bổ sung các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công đoàn vào Nghị định số 95/2013/NĐ-CP thì ngày 7.10.2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2015/NĐ-CP. Sự ra đời của hai nghị định trên đã góp phần thực thi có hiệu quả hệ thống pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều luật có liên quan trực tiếp đến Nghị định số 95, 88 đã được sửa đổi, ban hành mới làm cho một số quy định trong 2 nghị định trên không còn phù hợp với luật nội dung, nhiều hành vi vi phạm mới, thẩm quyền xử phạt mới chưa được quy định để xử phạt.

Bên cạnh đó, 2 nghị định trên gặp phải một số bất cập, khó khăn trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như: Mức xử phạt thấp, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả chưa đảm bảo tính răn đe; tổ chức thi hành quyết định xử phạt gặp khó khăn (đối tượng vi phạm trây ỳ không thực hiện quyết định xử phạt, hay một số biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt chưa mang lại hiệu quả cao), khó khăn trong việc xác định tổ chức vi phạm hành chính.

Phạt nặng

Dự thảo quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây: Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động... Người sử dụng lao động có hành vi tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động không đủ số lượng sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp; không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động; không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định; không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định; không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa; không nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.

Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc…

Bên cạnh đó, sẽ phạt tiền người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà không có thẻ an toàn theo một trong các mức sau: Từ 5 - 7 triệu đồng với vi phạm từ 1 - 10 người; từ 7 - 10 triệu đồng với vi phạm từ 11 - 50 người; từ 15 - 25 triệu đồng với vi phạm từ 51 - 100 người; từ 25 - 35 triệu đồng với vi phạm từ 101 - 300 người; từ 35 - 50 triệu đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.

Theo dự thảo, người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng, quy cách hoặc chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại sẽ bị phạt từ 3 - 30 triệu đồng.

Phạt tiền từ 10 - 60 triệu đồng đối với người sử dụng lao động buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng... Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không xây dựng kế hoạch và triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động...

Dự thảo cũng quy định đối với vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ và các khoản tiền thu của người lao động đối với tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng với các hành vi: Thu, quản lý, sử dụng, hoàn trả tiền môi giới không đúng quy định; Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định...

LINH ANH
TIN LIÊN QUAN

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.