Không nên chậm trễ gói hỗ trợ 6.000 tỉ đồng đào tạo lại lao động

Quỳnh Chi |

Trao đổi với PV Lao Động xung quanh Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về gói hỗ trợ DN đào tạo, nâng cao trình độ để duy trì việc làm cho người lao động do ảnh hưởng dịch COVID-19 (Dự thảo) của Bộ LĐTBXH, nhiều chuyên gia, đại diện DN cho rằng, thời điểm này cơ quan chức năng vẫn tập hợp ý kiến để tính toán hỗ trợ là trễ!

Nới điều kiện cho vay

Trao đổi với PV Lao Động chiều 16.3, ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Cục Việc làm - Bộ LĐTBXH) cho hay, chính sách để hỗ trợ DN và NLĐ ảnh hưởng bởi COVID-19 đã có rồi nhưng chế độ đào tạo, bồi dưỡng để NLĐ duy trì việc làm theo quy định trong Luật Việc làm điều kiện thụ hưởng rất chặt. Do đó, bộ chỉ đạo căn cứ trên đề xuất của các hiệp hội như Dệt may, Da giày nhằm nới điều kiện tạm thời trong thẩm quyền của Chính phủ để DN dễ tiếp cận hơn.

Về việc các gói vay hỗ trợ DN ảnh hưởng COVID-19 trước đây gần như không thể tiếp cận, dự thảo lần này các điều kiện có giảm đi nhằm tăng được đối tượng tiếp cận hay không, ông Tú cho biết, quy định về điều kiện phải theo luật, tổng thế muốn nới rộng cũng phải theo luật, trong phân cấp của Chính phủ chỉ nới các điều kiện về kinh phí, điều kiện khó khăn. “Nếu DN có nhu cầu thay đổi công nghệ sản xuất kinh doanh và đào tạo lao động để sử dụng tiếp thì sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo. Tóm lại chính sách đã có, động thái này chỉ là nới các điều kiện thuộc phạm vi thẩm quyền Chính phủ. Về thời gian triển khai, hiện chúng tôi vẫn đang tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, sau đó Cục Việc làm sẽ trình Bộ LĐTBXH để bộ trình Chính phủ” - ông Tú nói.

Về cơ chế ràng buộc NLĐ sau đào tạo, theo ông Tú, trong phương án đào tạo DN phải dự kiến cắt giảm bao nhiêu lao động, đào tạo như thế nào, sau đào tạo tiếp tục duy trì việc làm ra sao...

Đánh giá việc thời điểm này cơ quan chức năng vẫn tập hợp ý kiến để đề xuất hỗ trợ, ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - khá gay gắt. “COVID-19 đã hoành hành cả năm mà giờ mới tính toán để trình thì bao giờ mới xong. Nhẽ ra quý II/2020 phải nghiên cứu, lắng nghe DN, ghi nhận thực tế... từ đó xác định điều kiện nào đưa ra để DN vay được, phục vụ cho đào tạo lại, nâng cao trình độ cho NLĐ chứ không phải đưa ra điều kiện như ngăn cản. Việc này cũng rất đơn giản, phải xuống DN hỏi DN và hỏi NLĐ” - ông Huân nhấn mạnh.

Theo ông Huân, Quỹ BHTN là quỹ của NLĐ, do NLĐ đóng góp vào. Giờ sử dụng như thế nào cho hiệu quả nhất. Trong số rất nhiều NLĐ đóng góp đó, một bộ phận không may bị ảnh hưởng sự trồi sụt của thị trường, một phần có thể do tay nghề non kém nên mất việc... Khi DN có hướng nâng cao công nghệ và trình độ tay nghề NLĐ thì phải hết sức tạo điều kiện.

Phải cụ thể, đúng thời điểm

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam - cho biết, ngành Dệt may, da giày là ngành sử dụng nhiều lao động nên mức độ ảnh hưởng với 2 ngành này rất lớn, lên tới gần 5 triệu lao động. So với tổng số lao động ngành công nghiệp - chế biến là 17 triệu người, lực lượng này chiếm đông đảo. Bên cạnh đó, tính chung toàn ngành Da giày hiện có gần 2.000 DN với gần 1.000 DN tham gia xuất khẩu, tương đương 1,5 triệu lao động.

Ngoài ra, thị trường xuất khẩu cũng chịu ảnh hưởng rất trầm trọng nên 2 ngành này NLĐ cần được hỗ trợ mạnh mẽ. Chưa kể, nhóm này lao động rất yếu thế, chi phí lao động thấp, lương trung bình khoảng 6 triệu đồng/người/tháng. Kiến nghị của ngành Dệt may, da giày đã trình rất sớm nhưng chính sách chung không thể tiếp cận được. Gói 62.000 tỉ có đến 80% DN của 2 ngành không tiếp cận được.

Bà Xuân cho rằng, đề xuất của Bộ LĐTBXH nếu hoàn thành sẽ đạt 2 mục tiêu: Thứ nhất là hỗ trợ cho DN; thứ hai là nâng cao trình độ cho NLĐ thông qua đào tạo. Hiện nay ngành Da giày cũng đang chuẩn bị các nội dung để thực thi và đang rất mong chờ. “Kêu ca mãi về việc chính sách không đến được với DN rồi” - bà Xuân chia sẻ.

Bà Xuân cũng cho rằng trong các đợt hỗ trợ trước, quy định đưa ra “chẳng giống ai”, không đúng mong muốn DN và có sự vênh giữa DN và người làm chính sách. Cụ thể, DN thì muốn nhận hỗ trợ để nhất nhất muốn giữ NLĐ chứ không phải nhận hỗ trợ để thải NLĐ. Hai quan điểm rất trái nhau. Yêu cầu DN phải thải lượng NLĐ nhất định để được hưởng chính sách, trong khi DN muốn nhận hỗ trợ để giữ NLĐ.

“Chúng tôi mong muốn chính sách phải cụ thể, đi trực tiếp, trúng vào các ngành nghề. Thứ hai, chính sách ra phải đúng thời điểm và thủ tục phải rất nhanh. Các điều kiện cũng phải đúng thực tế, phải hiểu được DN cần gì. Chính sách đưa ra trái với cái DN mong muốn thì không thể thực thi được. Phải nhanh lên. Lúc khỏe DN sẽ không cần nữa. Đúng thời điểm, đúng đối tượng, đủ liều lượng” - bà Xuân nói.

Để được nhận hỗ trợ, DN cần đáp ứng các điều kiện: Phải thay đổi công nghệ; có báo cáo tài chính thể hiện giảm doanh thu từ 20% trở lên của quý/hoặc năm 2020 so với cùng kỳ quý/hoặc năm 2019; đã đóng đủ BHTN cho người lao động; có phương án đào tạo, bồi dưỡng để duy trì việc làm cho người lao động.

Dịch COVID-19 đã làm giảm các đơn đặt hàng ở các thị trường Châu Âu, Mỹ nên một doanh nghiệp ngành May tại tỉnh Phú Thọ phải chuyển đổi mặt hàng truyền thống như áo, quần xuất khẩu sang sản xuất bảo hộ y tế, khẩu trang để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như việc làm của hơn 1.200 người lao động. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sản xuất này vẫn không đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp so với thời điểm trước khi COVID-19 diễn ra, dẫn đến lãnh đạo trong Cty và người lao động đều phải giảm thu nhập.

Khi phóng viên trao đổi về việc, Bộ LĐTBXH đề xuất hỗ trợ DN đào tạo lại và tiếp tục sử dụng lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Và để được hỗ trợ, DN cần đáp ứng các điều kiện: Phải thay đổi công nghệ; có báo cáo tài chính thể hiện giảm doanh thu từ 20% trở lên của quý/hoặc năm 2020 so với cùng kỳ quý/hoặc năm 2019; đã đóng đủ BHTN cho người lao động; có phương án đào tạo, bồi dưỡng để duy trì việc làm cho người lao động. DN có nhu cầu gửi hồ sơ về Bộ LĐTBXH xem xét, quyết định… Thì lãnh đạo Cty trên (xin được giấu tên) cho biết, nếu DN được hỗ trợ thì rất tốt! Tuy nhiên, khi rà soát các điều kiện thì chúng tôi thấy rằng: Rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Bởi, DN sẽ khó đáp ứng đủ các tiêu chí mà Bộ LĐTBXH đưa ra. Ví dụ như DN của tôi trước dịch COVID-19 có đầu tư, chuyển đổi công nghệ, do đó chúng tôi không thể tiếp tục “thay đổi công nghệ” theo tiêu chí của Bộ LĐTBXH. Vị giám đốc này cho biết thêm, qua tham khảo, nếu được vay thì thời gian được vay quá ngắn - chỉ 1 năm, do đó DN khó có thể “phục hồi”. Và để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty và thu nhập của NLĐ, lãnh đạo Cty cho rằng phải “tự thân vận động” để tìm kiếm, xoay xở tìm kiếm nguồn vốn có thời hạn cho vay dài lâu, có những tiêu chí dễ tiếp cận hơn. “Đằng nào đi vay thì cũng phải trả, nên chúng tôi chọn cách vay dễ, để đỡ bị xét soi quá nhiều” - vị giám đốc trên có ý kiến.

Hà Anh ghi

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.