HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ XII:

“Không một tổ chức nào có thể thay thế được vai trò của công đoàn”

LÊ TUYẾT thực hiện |

Trao đổi với PV Báo Lao Động xung quanh nội dung Hội nghị Trung ương 6 hiện đang bàn về Đề án “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, bà Hoàng Thị Khánh - nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, nguyên Chủ tịch LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh - cho hay:

Bà Hoàng Thị Khánh. Ảnh: P.V
Bà Hoàng Thị Khánh. Ảnh: P.V

- Tôi ủng hộ chủ trương sắp xếp lại bộ máy Đảng, bộ máy Nhà nước, bộ máy các đoàn thể chính trị - xã hội để tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả công việc, phục vụ nhân dân tốt hơn. Theo tôi, sắp xếp, tinh gọn bộ máy là tính toán lại cách thức, đổi mới phương thức hoạt động chứ không phải gom các tổ chức lại một đầu mối hoặc xếp tổ chức này, đoàn thể này vào tổ chức nọ, bộ kia để rồi một cái tổ chức, một bộ mang hai ba vai. Cho nên, với 4 tổ chức chính trị - xã hội chính mang tính các giai cấp và giới gồm: Công đoàn (CĐ), Thanh niên, Phụ nữ và Nông dân thì nên để đứng độc lập vì những đặc thù riêng của nó.

Tôi ví dụ tổ chức CĐ với nhiệm vụ chính là đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân lao động (CNLĐ). CĐ là tổ chức mang tính giai cấp để đối trọng với tổ chức đại diện cho giới chủ, đàm phán khi cần thiết để tìm được tiếng nói chung. Nếu không có tổ chức CĐ, ai sẽ đại diện cho hàng triệu tiếng nói của CNLĐ, Nhà nước sẽ tham khảo ý kiến của ai để giải quyết những vấn đề liên quan đến CNLĐ?

Hơn nữa, CĐ của chúng ta là CĐ xã hội chủ nghĩa, không chỉ đại diện bảo vệ quyền lợi cho CNLĐ mà còn là cầu nối giữa CNLĐ với Nhà nước, giữa CNLĐ với giới chủ để làm sao giải quyết hài hòa 3 lợi ích: Lợi ích của CNLĐ - Lợi ích của Nhà nước - Lợi ích của giới chủ. Và trong lợi ích của Nhà nước cũng có lợi ích của CNLĐ, trong lợi ích của giới chủ cũng có quyền lợi của CNLĐ. Cho nên không thể có tổ chức nào thay thế được vai trò của CĐ.

Nhìn rộng ra thế giới, hiện nay, nước nào cũng có tổ chức CĐ để đại diện cho giới cần lao. Thế nên, tôi cho rằng, bỏ cái gì thì bỏ, nhập cái gì thì nhập chứ tổ chức CĐ không thể bỏ mà không thể nhập!

Vai trò của tổ chức CĐ trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước có điều gì khác biệt và đặc biệt với các tổ chức khác không, thưa bà?

- Tôi không nghiên cứu sâu về vai trò của CĐ trong thời gian chống Pháp nhưng tôi có đi sâu vào nghiên cứu vai trò của CĐ trong thời kỳ chống Mỹ. Đảng ta từng có kết luận: “Phong trào thanh niên có rầm rộ đến đâu, có bung tới đâu thì cũng chỉ là ngòi pháo nhưng một khi phong trào CNLĐ mạnh lên, bùng lên thì đó là thời điểm quyết định giành được chính quyền”.

Vì sao lại nói vậy? Thực tế, từ nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, nông trường, trang trại… tất cả những nơi làm ra vật chất, của cải cho xã hội là do CNLĐ. Họ gánh trên vai cả gia đình nên họ tham gia cái gì đều rất cân nhắc. Họ đã quyết thì phải làm đến cùng, nhanh, gọn và quyết thắng. Chính điều đó tạo cho phong trào công nhân có tính quyết định. Cho nên, cuộc cách mạng của Đảng ta, một khi đã khơi dậy được phong trào công nhân, khuấy động, thu hút công nhân tham gia và bùng lên thì đó chính là lúc quyết định. Sau khi giải phóng, nếu không có lực lượng công nhân tốt, đi theo cách mạng, giữ nhà máy, tiếp tục sản xuất thì đất nước sẽ khó khăn thế nào? Vai trò của tổ chức CĐ, công vận thời điểm đó chính là đã dày công xây dựng, xâu chuỗi những công nhân tốt, kỳ cựu, tập hợp lực lượng này lại để làm cách mạng, xây dựng đất nước.

Có ý kiến cho rằng, hoạt động CĐ hiện nay chưa xứng tầm? Bà thấy ý kiến này như thế nào? CĐ cần có những thay đổi gì để đáp ứng được xu thế mới?

- Mọi người đều có quyền đánh giá và mình cần phải tôn trọng các ý kiến đánh giá đó. Từ các ý kiến đó, mình nhìn nhận lại tổ chức của mình. Những năm qua, tổ chức CĐ đã có vai trò nhất định trong xây dựng giai cấp công nhân, phục vụ nhiệm vụ xây dựng, đổi mới đất nước, tuy nhiên thực sự mình vẫn chưa làm được hết vai trò lịch sử của mình.

Tôi nghĩ, trong thời gian sắp tới, điều quan trọng nhất là bằng mọi cách, CĐ phải làm tốt nhất vai trò đại diện, mà muốn làm tốt vai trò đại diện thì bản thân anh phải tự trang bị kiến thức liên quan đến pháp luật và các vấn đề kinh tế xã hội, cán bộ CĐ phải “giỏi một việc mà biết nhiều việc” để tham gia với Nhà nước, với Đảng trong việc xây dựng chính sách, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, CNLĐ của mình. Sau đó là làm cho tốt cái vai trò chăm lo, đào tạo tay nghề cho CNLĐ để đáp ứng với tình hình mới.

Tôi cho rằng, khi tổ chức CĐ kiến tạo được những giá trị mới cho giai cấp của mình, cho tổ chức của mình thì sẽ luôn có chỗ đứng trong lòng CNLĐ, không ai có thể thay thế được!

Vậy theo bà, tự CĐ có thể thay đổi được không, hay cần được hỗ trợ?

- Trước hết là tự thân vận động nhưng CĐ hoạt động trong khuôn khổ luật pháp. Vậy những bộ luật, luật, điều luật hiện nay còn vướng, còn “trói tay” CĐ thì phải được gỡ bỏ, để tổ chức CĐ hoạt động trên cơ sở pháp luật chứ không phải trên cơ sở cảm tính.

Tôi nói ví dụ đơn giản nhất về các quy định về tiền lương trong Bộ luật Lao động. Lương năm nào cũng đưa ra, anh đại diện cho giai cấp công nhân và anh đại diện cho giới chủ cãi nhau miết. Một bên là lương chưa đủ sống, một bên là năng suất lao động chưa tăng. Vậy Bộ luật Lao động quy định về tiền lương như thế nào? Hai bên có dựa vào đó để đàm phán không? Mấu chốt là ở đây, điều này phải được gỡ để CĐ có thể đấu tranh, bảo vệ được quyền lợi CNLĐ.

Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!

LÊ TUYẾT thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Các nhà mạng công bố số điện thoại khi yêu cầu chuẩn hóa SIM

HỮU CHÁNH |

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu khách hàng chỉ làm theo hướng dẫn khi được liên hệ bởi các đầu số chính thức của nhà mạng để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 22.3 đến 1.4 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 22.3.2023 - 1.4.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Triển khai quyết liệt chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn mới

Thanh Hà |

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các Trưởng Cơ quan đại diện tích cực, chủ động, tập trung và ưu tiên triển khai nhiệm vụ thông tin đối ngoại và tuyên truyền, bảo đảm chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn mới sẽ được triển khai quyết liệt ở trên các mặt trận với cách thức mới mẻ, sáng tạo và đạt kết quả tích cực.