Không để doanh nghiệp và NLĐ "chết lâm sàng" trong đại dịch COVID-19

TS. Nguyễn Anh Thơ |

Việc đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp và người lao động để duy trì sản xuất, nhanh phục hồi sản xuất an toàn sau khi kiểm soát dịch COVID-19 là vô cùng cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

Sau khi thực hiện “03 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 địa điểm”, xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động và tuân thủ các quy định phòng, chống dịch COVID-19, một bộ phận doanh nghiệp đã duy trì được sản xuất, có phương án, giải pháp tổ chức sản xuất an toàn, được người lao động hưởng ứng, ủng hộ tham gia.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, thực tế hiện nay có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện "3 tại chỗ", huy động 30-50% số lượng lao động và công suất sản xuất trung bình khoảng 40-50% so với trước đây.

Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp, nhà máy ở các địa phương phía Nam áp dụng "03 tại chỗ" lại đang đối mặt dịch bệnh bùng phát trong khu vực sản xuất và nơi ăn nghỉ của người lao động.

Việc tổ chức ăn - ở - sản xuất tập trung chưa đảm bảo phòng chống dịch do nguồn lây từ bên ngoài và ngược lại hoặc hạn chế nguy cơ lây nhiễm khi xuất hiện trường hợp nhiễm COVID-19; chủ doanh nghiệp lúng túng trong việc tổ chức sản xuất và có phương án điều trị, chăm sóc cho trường hợp F0, cách ly F1, F2….

Nếu không có giải pháp giúp doanh nghiệp sớm quay trở lại sản xuất, khách hàng sẽ dừng, hủy đơn hàng để chuyển sang nước khác. Đến khi dịch được kiểm soát, doanh nghiệp khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh đã mất.

Bên cạnh đó, nếu các doanh nghiệp tái khởi động lại hoạt động sản xuất sau khi dịch được kiểm soát sẽ phải đối mặt với khó khăn về lao động, các thiết bị máy móc, nhà xưởng tổ chức sản xuất có thay đổi, dẫn đến rất nhiều nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động, cháy nổ và ô nhiễm môi trường...

Để tránh những thiệt hại kép, do vừa thiệt hại bởi dịch COVID-19 khi phục hồi sản xuất sau khi đã kiểm soát được dịch, cần thiết phải có những giải pháp quyết liệt để doanh nghiệp duy trì được hoạt động sản xuất, tránh tình trạng "chết lâm sàng".

Do đó, ngoài việc các địa phương khẩn trương triển khai đúng, đủ gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khan do đại dịch COVID-19 thì Bộ Y tế cần ban hành các hướng dẫn, quy trình, nguyên tắc và tổ chức huấn luyện cho các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp thực hiện "y tế tại chỗ".

Các doanh nghiệp sẽ chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy, tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động, kết quả xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả xét nghiệm của doanh nghiệp được áp dụng trong lưu thông và giao dịch; hướng dẫn xử lý kịp thời với các doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" khi phát hiện F0, thực hiện khoanh vùng và cách ly khu vực có nguy cơ, phun khử khuẩn, xét nghiệm...

Tập trung tiêm vaccine cho người lao động tại các nhà máy, doanh nghiệp có đông lao động, đang thực hiện các đơn hàng xuất khẩu, để doanh nghiệp giữ được thị trường, đối tác xuất khẩu. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được sản xuất và công ăn việc làm cho rất nhiều lao động.

Đồng thời cần triển khai ngay những nghiên cứu, đánh giá tác động, cũng như xây dựng ngay những giải pháp, biện pháp, phương án sản xuất an toàn, phù hợp cho từng lĩnh vực, ngành nghề, đơn vị, doanh nghiệp. Song song với đó có những chương trình truyền thông, khóa tập huấn, hướng dẫn để các doanh nghiệp, nhà máy triển khai tái sản xuất trong điều kiện an toàn, vệ sinh.

Hơn hết, Nhà nước và các cấp chính quyền cần có giải pháp để việc hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm tiền điện, nước, thuê đất... để doanh nghiệp và người lao động phục hồi sản xuất sau khi kiểm soát được đại dịch COVID-19. Như vậy doanh nghiệp mới ổn định, phát triển, người lao động có công ăn việc làm, thu nhập ổn định góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

TS. Nguyễn Anh Thơ
TIN LIÊN QUAN

Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine COVID-19

Diệu An |

Được sự hỗ trợ của Bộ Y Tế và Chính phủ Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19. Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022.

Nhật ký chống dịch COVID-19 của bác sĩ trẻ

Ngọc Lê - Thanh Chân |

Nhật ký chống dịch COVID-19 của bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM không chỉ dừng lại ở Bắc Giang mà còn được viết tiếp ở Bệnh viện Điều trị COVID-19 Củ Chi, TPHCM và hiện tại là Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 (quận Bình Tân, TPHCM).

Hà Nội: Chi hơn 3,8 tỉ đồng tặng quà người có công với cách mạng

LƯƠNG HẠNH |

Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội lên Kế hoạch số 178/KH-UBND tặng quà các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Quốc khánh (02.9.1945-02.9.2021).

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine COVID-19

Diệu An |

Được sự hỗ trợ của Bộ Y Tế và Chính phủ Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19. Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022.

Nhật ký chống dịch COVID-19 của bác sĩ trẻ

Ngọc Lê - Thanh Chân |

Nhật ký chống dịch COVID-19 của bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM không chỉ dừng lại ở Bắc Giang mà còn được viết tiếp ở Bệnh viện Điều trị COVID-19 Củ Chi, TPHCM và hiện tại là Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 (quận Bình Tân, TPHCM).

Hà Nội: Chi hơn 3,8 tỉ đồng tặng quà người có công với cách mạng

LƯƠNG HẠNH |

Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội lên Kế hoạch số 178/KH-UBND tặng quà các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Quốc khánh (02.9.1945-02.9.2021).