Không để chủ tịch công đoàn cơ sở đi một mình

Quế Chi |

“Nhiều lần đi hầu toà, liên hệ các cơ quan để được hướng dẫn thủ tục, chúng tôi phải nghỉ làm, dầm mưa đi từ sáng sớm. Khó khăn chồng chất khó khăn. Khi có được quyết định của toà án rồi thì tiền bán tài sản công ty lại không đủ trả cho người lao động; người lao động không được ưu tiên thanh toán trả lương, bảo hiểm xã hội” - chị Lụa… ấm ức.

Chị Lụa ở đây là  Phạm Thị Lụa - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Trường Thành (Bắc Giang).

Trong chặng đường gian nan đòi lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động Công ty Trường Thành, đồng hành cùng những nỗ lực phi thường, bền bỉ của chị Lụa còn có trách nhiệm cao của công đoàn cấp trên  với  phương châm “không để chủ tịch CĐCS đi một mình” - theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Nỗ lực phi thường 

Cần phải nhắc lại câu chuyện đòi lương của người lao động Công ty Trường Thành. Sau khi ngừng hoạt động từ năm 2017, Công ty Trường Thành đã không thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, tiền phép, tiền thưởng, tiền ăn ca cho 141 người lao động với tổng số tiền là gần 2,9 tỉ đồng, trong đó, số tiền nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hơn 2,5 tỉ đồng; số tiền nợ lương, tiền thưởng, nghỉ phép, ăn ca là gần 316,5 triệu đồng.

Đến thời điểm này, sau những nỗ lực không ngừng của chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty, Công đoàn ngành Công thương Bắc Giang, Liên đoàn Lao động tỉnh, vụ việc đang trong giai đoạn thi hành án. Tuy vậy, người lao động vẫn có nguy cơ không đến lượt nhận được tiền.

Sau khi nghe thông tin về vụ việc này, chúng tôi đã trực tiếp xuống tìm hiểu. Chúng tôi đã cùng ông Ngô Quyết Thắng - Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương tỉnh Bắc Giang - xuống huyện Lạng Giang để làm việc với Tòa án nhân dân huyện và Bảo hiểm xã hội huyện, nhằm làm rõ hơn câu chuyện cũng như thúc đẩy quá trình giải quyết vụ việc.

Tại một góc của khuôn viên Bảo hiểm xã hội huyện Lạng Giang, chúng tôi gặp chị Phạm Thị Lụa - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Trường Thành. Chị Lụa gương mặt gày gò, đôi mắt hốc hác tỏ rõ sự mệt mỏi, buồn bã. Thấy chúng tôi, ánh mắt chị như lóe lên những tia hy vọng, có báo chí vào cuộc thì sự việc sẽ được các cơ quan chắc năng giải quyết nhanh hơn.

Trò chuyện với chị Lụa, chúng tôi cảm nhận được sự mạnh mẽ của một nữ chủ tịch Công đoàn cơ sở,  thấy được lượng công việc khổng lồ  chị Lụa thực hiện. Phải thực sự là người có một nỗ lực phi thường, không quản ngại khó khăn, quên đi những điều xảy ra với mình thì mới có thể đi được một bước rất dài trong hành trình tìm công lý như vậy!

Đơn cử như  việc xin giấy ủy quyền của người lao động cũng đã khiến chị rất tốn thời gian, công sức. Sau khi Công ty ngừng hoạt động, người lao động tứ tán mỗi người một phương, người thì đi xuất khẩu lao động, người thì vào Nam…

Vì vậy, khi Tòa yêu cầu phải có giấy ủy quyền của từng người lao động, chị Lụa đã tìm mọi cách để có được số điện thoại của người lao động, gọi, hẹn rồi cất công đến gặp từng người hoặc gửi giấy để lấy ủy quyền của từng người lao động; rồi phải ra Ủy ban nhân dân xã lấy giấy xác nhận. Để theo đuổi vụ việc, chị Lụa phải xin nghỉ làm 25 buổi ở công ty mới.

Nói về ông Ngô Quyết Thắng, chị Lụa xúc động. “Anh Thắng là người hỗ trợ tôi nhiều nhất. Ban ngày đi làm, nên tôi phải soạn đơn từ vào đêm muộn. Lúc ấy, khi soạn xong, tôi gửi anh Thắng để anh ấy sửa. Để sửa được như thế, tôi biết anh ấy phải nghiên cứu các điều luật rất cụ thể. Tôi vẫn nói với anh Thắng là rất ngại vì anh đã có gia đình rồi, mà nhiều hôm đêm muộn, sáng sớm tôi đã gọi điện hỏi. Nhưng anh ấy bảo, không hề gì, vì đó là trách nhiệm của anh ấy”.

Trong quá trình theo đuổi vụ việc, chị Lụa và một số người lao động khác phải bỏ ra khoản chi phí rất lớn (tầm 50 triệu đồng) để làm hồ sơ, giấy tờ khởi kiện, chi phí tư vấn luật sư... Thế nhưng, hiện giờ chị và người lao động vẫn chưa được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình.

Ông Ngô Quyết Thắng - Chủ tịch CĐ ngành Công thương tỉnh Bắc Giang trao đổi về vụ việc với phóng viên. Ảnh: QUẾ CHI
Ông Ngô Quyết Thắng - Chủ tịch CĐ ngành Công thương tỉnh Bắc Giang trao đổi về vụ việc với phóng viên. Ảnh: QUẾ CHI

Đồng hành cùng chủ tịch CĐCS, NLĐ

Ông Ngô Quyết Thắng - Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương Bắc Giang và ông Nguyễn Hồng Điệp - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (Liên đoàn Lao động tỉnh) - hai đơn vị được Liên đoàn Lao động tỉnh giao giải quyết vụ việc là những người luôn trực tiếp đồng hành, hỗ trợ chị Lụa. “Nhiều lần, có những thủ tục chỉ cần chị Lụa đi là được, nhưng chúng tôi vẫn trực tiếp đi cùng để có thể hỗ trợ chị Lụa kịp thời nếu xảy ra những vướng mắc, hay yêu cầu từ phía các cơ quan như tòa án…” - ông Thắng cho biết.

Tuy nhiên, cả ông Thắng và ông Điệp đều hiểu rằng, chỉ có sự quyết tâm hỗ trợ chủ tịch công đoàn, người lao động là chưa đủ, mà chính bản thân mình cũng phải trang bị tốt hơn kiến thức pháp luật để sẵn sàng trợ giúp người lao động. Vì vậy, hai ông đã tự tìm hiểu, nghiên cứu các điều luật liên quan từ mạng Internet để thêm kiến thức pháp luật đồng hành cùng với người lao động, hỗ trợ cho họ một cách tốt nhất, nhanh nhất có thể.

Từ câu chuyện này, ông Thắng tổng kết một kinh nghiệm rằng, trong bất kỳ vụ việc bảo vệ quyền lợi người lao động nào, công đoàn cấp trên cần chủ động, tránh tình trạng quan liêu.

Cũng đồng quan điểm với ông Thắng, ông Điệp chia sẻ, trong vụ việc này, công đoàn đã thực sự đồng hành cùng người lao động để đưa vụ việc ra tòa. Đây là một vụ việc thắng lợi đầu tiên của tổ chức khi đưa ra tòa đòi quyền lợi bảo hiểm xã hội cho người lao động.

"Nếu chờ công đoàn cơ sở đề nghị rồi công đoàn cấp trên mới làm thì không ổn, mà phải chủ động chỉ đạo cấp dưới phối hợp với các đơn vị có liên quan để giải quyết quyền lợi sát sườn cho người lao động” (Ông  Ngô Quyết Thắng - Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương Bắc Giang).

“Nếu để chủ tịch công đoàn cơ sở đi một mình, không có chỗ dựa tin cậy, thì chắc chắn việc giải quyết vụ việc sẽ vô cùng khó khăn” (Ông Nguyễn Hồng Điệp - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang).

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Đêm giao thừa bận rộn của Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang

Kỳ Quan |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán hàng năm luôn là đêm bận rộn nhất trong năm của Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang.

LĐLĐ tỉnh Yên Bái tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đoàn viên, NLĐ

Quỳnh Xuân |

Để chăm lo Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các cấp Công đoàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như chương trình “Tết sum vầy”, tặng quà CBCNV làm đêm 30 Tết…

LĐLĐ Hà Tĩnh trao quà cho cho công nhân, viên chức trực đêm 30 Tết

ÁI CHI - TRẦN TUẤN |

Tối 4.2 (tức 30 Tết), lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh đã đi động viên, trao quà cho cán bộ, công nhân viên đang phải trực Tết, làm việc, bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, Bệnh viện đa khoa TP Hà Tĩnh, công nhân lao động Công ty CP Công trình và môi trường đô thị TP Hà Tĩnh.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Đêm giao thừa bận rộn của Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang

Kỳ Quan |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán hàng năm luôn là đêm bận rộn nhất trong năm của Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang.

LĐLĐ tỉnh Yên Bái tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đoàn viên, NLĐ

Quỳnh Xuân |

Để chăm lo Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các cấp Công đoàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như chương trình “Tết sum vầy”, tặng quà CBCNV làm đêm 30 Tết…

LĐLĐ Hà Tĩnh trao quà cho cho công nhân, viên chức trực đêm 30 Tết

ÁI CHI - TRẦN TUẤN |

Tối 4.2 (tức 30 Tết), lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh đã đi động viên, trao quà cho cán bộ, công nhân viên đang phải trực Tết, làm việc, bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, Bệnh viện đa khoa TP Hà Tĩnh, công nhân lao động Công ty CP Công trình và môi trường đô thị TP Hà Tĩnh.