Không có hộ khẩu không được thi THPT công lập: Cần thay đổi chính sách

Phương Hân |

Quy định không có sổ hộ khẩu không được thi vào trường cấp 3 công lập tại Hà Nội khiến nhiều gia đình công nhân nhập cư thêm nặng gánh. Theo họ, cần thay đổi chính sách để con em được bình đẳng trong học tập.

Chị Trịnh Thị Chung - có 10 năm làm Công nhân Công ty TNHH KAI Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội). Hiện lương cơ bản chị Chung nhận được hơn 6 triệu đồng/tháng, chị chỉ làm hành chính, không tăng ca.

Chồng cùng làm công nhân, chị Chung cho biết, thời gian này, công ty đóng cửa nên anh phải ngưng việc, chỉ được hưởng 70% lương cơ bản. Để có thêm chút tiền lo ăn uống hằng ngày, chồng chị Chung làm thêm công việc tự do, song cũng không ổn định.

Với mức lương còm cõi, chị Chung nói "chỉ tạm đủ sinh hoạt phí và dành dụm được cho các con ăn học".

 
Chị Chung cùng 2 con gái đầu.

Có 3 người con đang độ tuổi ăn học (một cháu lớp 7, một cháu lớp 2, một bé mầm non), mỗi lần nhận phiếu thanh toán học phí, người mẹ này chỉ biết thở dài.

Con gái đầu đang học lớp 7, chị Chung lo lắng sắp tới con không thể thi vào trường cấp 3 do gia đình không có sổ hộ khẩu ở Hà Nội. Con không đủ điều kiện để thi vào THPT công lập, chị Chung phải tính đến 2 phương án: Cho con học dân lập hoặc gửi con về quê cho ông bà nội.

Tuy nhiên, chị Chung cho rằng, 2 phương án này đều không khả quan. "Học trường dân lập gần nhà thì chi phí cao, đi xa hơn lại tốn thêm khoản thuê trọ hoặc đi lại. Còn về quê, con lên cấp 3 đang ở tuổi trưởng thành cần bố mẹ bên cạnh kèm cặp, ông bà đều có tuổi, tôi sợ sẽ khó kiểm soát được hết" - chị Chung nói.

Hơn hết, nếu học trường dân lập, với mức lương công nhân sẽ rất khó khăn với gia đình chị. Người mẹ này mong muốn, sắp tới có sự thay đổi trong chính sách, để các con không có sổ hộ khẩu nơi mình đang sinh sống vẫn được học trường công.

"Đây là quyền lợi chính đáng của con em. Khi các cháu đã có thời gian dài học tập ở đây nhưng phải chuyển đi nơi khác, con sẽ phải hoà nhập, làm quen với môi trường mới. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc học cũng như cuộc sống của con sẽ bị xáo trộn" - nữ công nhân cho hay.

Chị Trần Thị Mai Hoa (công nhân thuê trọ tại chung cư CT1A, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) có 2 con - một cháu đang học THPT, một cháu năm nay lên lớp 8. Do không có sổ hộ khẩu, không vào được trường THPT công lập nên vợ chồng công nhân lao động này phải cho cháu lớn đi học ở một trường dân lập.

Chị Hoa cho hay, học trường dân lập nên chi phí nhiều hơn, mỗi một kỳ học phí hết 9 triệu đồng, một năm có 4 kỳ hết 36 triệu đồng. Nếu học trường công lập, chi phí chắc chắn sẽ ít đi rất nhiều, gánh nặng về tài chính sẽ ít đi với gia đình chị.

Ngoài ra, con của chị còn phải đi học với quãng đường rất xa - khoảng 30 km. Những khi tắc đường, cháu phải mất 2 giờ mới về đến nhà. Nữ công nhân này cũng đang lo lắng sắp tới cháu thứ 2 (đang học lớp 8) cũng sẽ không được theo học THPT công lập mà tiếp tục phải học ở dân lập.

“Nếu không có quy định không có sổ hộ khẩu thì không được học THPT công lập, chắc chắn tôi sẽ để cháu thi, học trường công ở gần nhà để tiện cho việc học tập của cháu, chi phí đỡ tốn kém hơn nhiều. Tôi không muốn gửi các cháu về quê, không muốn xa các con. Ở gần bố mẹ, các con được chăm sóc tốt hơn” - chị Hoa nói.

Tại Quyết định 1117/QĐ-UBND TP.Hà Nội về kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023, có đề cập điều kiện dự tuyển của thí sinh đó là học sinh hoặc bố mẹ của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc được xác nhận nơi thường trú tại Hà Nội.

Không có sổ hộ khẩu, con gái lớn của chị Hoàng Thị Tâm - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long phải học cấp 3 dân lập dù học lực tốt.

Chị Tâm cho rằng cần thay đổi quy định này, vì chị cũng như những lao động khác, hằng ngày lao động, sản xuất, làm ra của cải, vật chất cho gia đình, xã hội. "Cần phải bình đẳng về cơ hội được học tập thì những người lao động nhập cư như chúng tôi mới yên tâm làm việc, cống hiến” - nữ công nhân bày tỏ.

Phương Hân
TIN LIÊN QUAN

Đồng Nai cần quan tâm hơn nữa tới đời sống công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu, công nhân, người lao động (NLĐ) từ khắp cả nước tới Đồng Nai tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho tỉnh Đồng Nai. Họ xứng đáng được thụ hưởng những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như nhà ở, nhà trẻ cho con công nhân. Do đó, tỉnh Đồng Nai cần quan tâm, có trách nhiệm hơn nữa tới đời sống công nhân, người lao động.

Không có hộ khẩu, con công nhân không được học THPT công lập

Phương Hân |

Tại Quyết định 1117/QĐ-UBND TP.Hà Nội về kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023, có đề cập điều kiện dự tuyển của thí sinh đó là học sinh hoặc bố mẹ của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc được xác nhận nơi thường trú tại Hà Nội. Quy định này khiến nhiều gia đình công nhân có con vào cấp 3 không được thi vào trường công lập.

Đến công ty, công nhân được tập thể dục, nghe đọc báo

Du Nguyễn |

Với quan điểm con người là nhân tố cốt lõi trong sự thành công và phát triển của doanh nghiệp, nhiều năm qua, Ban Lãnh đạo Công ty CP Sản xuất hàng thể thao - Chi nhánh Thái Bình (Công ty Tân Đệ), Công đoàn cơ sở luôn dành sự quan tâm lớn cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Không chỉ chăm lo phúc lợi, nâng cao đời sống vật chất mà cả đời sống tinh thần của công nhân lao động cũng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp này.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Đồng Nai cần quan tâm hơn nữa tới đời sống công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu, công nhân, người lao động (NLĐ) từ khắp cả nước tới Đồng Nai tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho tỉnh Đồng Nai. Họ xứng đáng được thụ hưởng những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như nhà ở, nhà trẻ cho con công nhân. Do đó, tỉnh Đồng Nai cần quan tâm, có trách nhiệm hơn nữa tới đời sống công nhân, người lao động.

Không có hộ khẩu, con công nhân không được học THPT công lập

Phương Hân |

Tại Quyết định 1117/QĐ-UBND TP.Hà Nội về kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023, có đề cập điều kiện dự tuyển của thí sinh đó là học sinh hoặc bố mẹ của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc được xác nhận nơi thường trú tại Hà Nội. Quy định này khiến nhiều gia đình công nhân có con vào cấp 3 không được thi vào trường công lập.

Đến công ty, công nhân được tập thể dục, nghe đọc báo

Du Nguyễn |

Với quan điểm con người là nhân tố cốt lõi trong sự thành công và phát triển của doanh nghiệp, nhiều năm qua, Ban Lãnh đạo Công ty CP Sản xuất hàng thể thao - Chi nhánh Thái Bình (Công ty Tân Đệ), Công đoàn cơ sở luôn dành sự quan tâm lớn cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Không chỉ chăm lo phúc lợi, nâng cao đời sống vật chất mà cả đời sống tinh thần của công nhân lao động cũng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp này.