Khốn khổ vì lương hưu thấp

Nam Dương |

Vì lương hưu thấp, nhiều công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) sau khi nghỉ hưu phải bươn chải, kiếm việc làm thêm để có thêm tiền trang trải cuộc sống.

Phải bươn chải làm thêm sau khi đã nghỉ hưu

“Ui trời, lương hưu thấp lắm, mình phải tìm việc làm thêm, kiếm thêm được đồng nào hay đồng ấy, khéo gói ghém thì cũng đủ anh ơi”, chị Phạm Thị Ngọc Hiệp (sinh năm 1972), nguyên là CN Nhà máy may 1, Cty CP may Việt Thắng, TP.Thủ Đức, mở đầu câu chuyện như thế khi được hỏi về lương hưu của mình. Năm 2014, sau 24 năm làm việc, khi mới 42 tuổi, chị Hiệp đành phải nghỉ vì không đủ sức khỏe.

Chị Hiệp kể, công việc của chị khi ấy là ngồi máy đính nút. Suốt mấy chục năm đi làm, chị chưa bao giờ nghĩ rằng mình phải nghỉ việc do bệnh, nhưng đợt đó bị bệnh dữ dội vì bị thái hóa 4 đốt sống, giãn tĩnh mạch, trĩ, thiếu máu não, đau dạ dày nên phải nghỉ hơn 1 tháng.

Sau lần nghỉ đó, chị không thể tiếp tục làm việc, nên đành phải xin nghỉ. Do chưa đủ tuổi để được nghỉ hưu, chị Hiệp phải chờ thêm 3 năm nữa để đi giám định sức khỏe với kết quả suy giảm hơn 61% khả năng lao động và được nghỉ hưu với tiền lương hơn 2,7 triệu đồng/tháng.

Điều oái ăm là, dù chị có hơn 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, lẽ ra phải được nghỉ hưu sớm 5 tuổi, nhưng do những quy định chưa rõ ràng, đầy đủ, nên chị không được hưởng chế độ này, vì thế bị trừ tiền % lương hưu do nghỉ sớm, nên lương hưu khi đó chỉ có thế. Sau đó, nhờ chủ tịch công đoàn cơ sở giúp đỡ và sự hỗ trợ tích cực của ngành BHXH TPHCM, chị Hiệp đã được tính thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại đầy đủ, nên lương hưu hiện nay của chị được hơn 3,2 triệu đồng/tháng.

“Tôi không thể tin được sau hai mấy năm cống hiến sức lực của tuổi thanh xuân, mình chỉ được bằng đó lương hưu hàng tháng, không biết làm sao sống”, chị Hiệp ngậm ngùi chia sẻ.

Với tinh thần “tự cứu mình trước khi trời cứu”, chị Hiệp xin làm tạp vụ cho một công ty tư nhân, tháng cũng thêm được vài triệu đồng.

“Đi làm tạp vụ thì họ sai gì làm đó, từ đổ rác, chà bồn cầu, lau nhà, quét sân… việc gì cũng làm. Thôi thì khéo gói ghém cũng đủ, chứ biết sao bây giờ”, chị Hiệp buồn bã nói.

“Được tăng lương hưu sớm thì tốt quá”

Nhưng chị Hiệp còn may mắn, chưa đến nỗi bi thảm như hoàn cảnh của chị Phạm Thị Kim Anh, nguyên là nhân viên Xí nghiệp toa xe Sài Gòn thuộc Công ty Cổ phần Vận tải Sài Gòn, nhà ở quận Bình Thạnh, TPHCM.

Chị Kim Anh kể vào làm cho ngành đường sắt từ năm 1976. Năm 2009, khi đang là nhân viên văn thư của xí nghiệp, chị bị đau lưng, bác sĩ khuyên mổ. Không may mắn, sau ca mổ đó, chị bị liệt luôn 2 chân, không đi làm được phải nghỉ hưu.

Sau nhiều năm tăng lương hưu, hiện chị chỉ được nhận hơn 3,4 triệu đồng/tháng. Hoàn cảnh của chị bi thảm hơn khi phải nuôi chồng là lao động tự do, bị đột quỵ liệt nửa người, phải nằm một chỗ từ năm 2012 đến nay. Thế là một người liệt hai chân hằng ngày phải chăm sóc một người liệt nửa người. Hai con chị, một trai, một gái tuy đã lớn nhưng công việc cũng thất thường. Con trai chị làm phục vụ cho quán ăn, nhưng do dịch bệnh phải nghỉ mấy tháng nay. Cuộc sống gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào tiền lương hưu hơn 3,4 triệu đồng/tháng của chị và tiền công việc đi phụ giúp quán ăn cũng được vài triệu của người con gái.

Thấy hoàn cảnh của chị thương tâm, Hội phụ nữ phường giúp chị vay tiền của Tổ chức Tài chính vi mô CEP, thuộc LĐLĐ TPHCM, nhưng cũng chỉ dám vay 5 triệu đồng để buôn bán lặt vặt, để kiếm thêm 20.000 - 30.000 đồng tiền lãi mỗi ngày. Cuộc sống gia đình 4 người, trong đó có 2 người bị liệt một phần thân thể, chỉ trông chờ vào tiền lương hưu còm cõi hơn 3,4 triệu đồng của chị và tiền phụ quán ăn của cô con gái vài triệu đồng/tháng.

“Năm ngoái, lẽ ra được tăng lương hưu thì cũng thêm được vài trăm nghìn đồng, nhưng vì dịch COVID-19, nên lương hưu chưa tăng. Biết làm sao được khi chính sách lương hưu của mình như thế. Giờ mà được tăng lương hưu sớm thì tốt quá”, chị Kim Anh nói và thở dài cam chịu.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Lương hưu thấp bởi nghịch lý "lương mềm" lớn hơn "lương cứng"

Quỳnh Chi |

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng: Một trong những nguyên ngân khiến lương hưu thấp hiện nay là tiền lương đang hưởng chưa đúng ý nghĩa là tiền lương khi “phần mềm vẫn cao hơn phần cứng”.

Không có lương hưu, người cao tuổi sống dựa vào đâu?

Minh Hương |

Theo báo cáo vừa công bố của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) phối hợp với Đại học Justus Liebig Giessen (Đức) thì khoảng 64,4% người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp. Vậy khi không có lương hưu, người cao tuổi dựa vào đâu để lo cho cuộc sống khi về già?

Đã hết tuổi lao động, làm sao để được hưởng lương hưu?

nam dương |

Bố tôi đã 67 tuổi, hết tuổi lao động, nhưng mới đóng bảo hiểm xã hội được 14 năm. Làm sao bố tôi được nhận lương hưu hằng tháng?

Xoá bất cập lương hưu: Người chỉ 1,3 triệu, người 101 triệu đồng/tháng

Bằng Linh |

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thừa nhận có tình trạng chênh lệch khá lớn về lương hưu giữa các nhóm lao động, có người hưởng mức lương hưu hàng tháng quá thấp (1,3 triệu đồng) và cá biệt có người hưởng mức lương hưu hàng tháng quá cao, từ đó làm giảm niềm tin của người tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội.

“Nên tăng cho người lương hưu thấp lên bằng mức lương tối thiểu vùng”

Bảo Hân (tổng hợp) |

“Tôi đề xuất nên tăng cho những người lương hưu thấp dưới mức lương tối thiểu vùng bằng mức lương tối thiểu của vùng đó, còn lại tăng theo số tiền bằng nhau để giảm cách biệt cao thấp, nếu điều kiện nào tối ưu hơn thì áp dụng”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Lương hưu thấp bởi nghịch lý "lương mềm" lớn hơn "lương cứng"

Quỳnh Chi |

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng: Một trong những nguyên ngân khiến lương hưu thấp hiện nay là tiền lương đang hưởng chưa đúng ý nghĩa là tiền lương khi “phần mềm vẫn cao hơn phần cứng”.

Không có lương hưu, người cao tuổi sống dựa vào đâu?

Minh Hương |

Theo báo cáo vừa công bố của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) phối hợp với Đại học Justus Liebig Giessen (Đức) thì khoảng 64,4% người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp. Vậy khi không có lương hưu, người cao tuổi dựa vào đâu để lo cho cuộc sống khi về già?

Đã hết tuổi lao động, làm sao để được hưởng lương hưu?

nam dương |

Bố tôi đã 67 tuổi, hết tuổi lao động, nhưng mới đóng bảo hiểm xã hội được 14 năm. Làm sao bố tôi được nhận lương hưu hằng tháng?

Xoá bất cập lương hưu: Người chỉ 1,3 triệu, người 101 triệu đồng/tháng

Bằng Linh |

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thừa nhận có tình trạng chênh lệch khá lớn về lương hưu giữa các nhóm lao động, có người hưởng mức lương hưu hàng tháng quá thấp (1,3 triệu đồng) và cá biệt có người hưởng mức lương hưu hàng tháng quá cao, từ đó làm giảm niềm tin của người tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội.

“Nên tăng cho người lương hưu thấp lên bằng mức lương tối thiểu vùng”

Bảo Hân (tổng hợp) |

“Tôi đề xuất nên tăng cho những người lương hưu thấp dưới mức lương tối thiểu vùng bằng mức lương tối thiểu của vùng đó, còn lại tăng theo số tiền bằng nhau để giảm cách biệt cao thấp, nếu điều kiện nào tối ưu hơn thì áp dụng”.