Khó tìm máy tính, thiết bị mạng cho con học online

Nam Dương |

Chỉ còn vài ngày nữa là bắt đầu một năm học mới, nhưng nhiều công nhân rất lo lắng cho việc học của con mình. Với nhiều công nhân, việc có được chiếc máy tính, thiết bị kết nối mạng, điện thoại thông minh vẫn là rất khó khăn, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của họ.

Không đủ tiền mua máy vi tính, thêm điện thoại cho con học online

Chị Bùi Thị Hoa Hường - CN may mẫu của Cty CP Dệt may và Đầu tư thương mại Thành Công, cho biết gia đình chị hiện ở ấp Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và có hai con nhỏ, một cháu đang học lớp 8 và một cháu đang học lớp 4. Bé lớn nhà chị bị yếu sức khỏe, mới phải đi mổ về. Cách đây ít lâu, nhà trường của các cháu cũng đã có thăm dò, khảo sát xem khả năng có thể cho các cháu học online được không.

Chị Hường tâm sự: “Cho con đến trường học thì lo lắng bị lây nhiễm COVID-19, mà học ở nhà thì lại không đủ điều kiện vì nhà tôi không có máy vi tính. Còn tôi chỉ có mỗi một cái điện thoại đã cũ, kết nối internet khó khăn, chập chờn, không biết rồi đây việc học của các cháu sẽ thế nào. Nếu như được tạm hoãn khai giảng năm học mới một thời gian đến khi dịch ổn định thì tốt hơn”.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Thu Hương - CN Công ty Việt Nam Samho, đang trọ ở xã Trung An, huyện Củ Chi - cho biết, gia đình chị có hai con, một con học lớp 6 và một con đang học lớp 2. Nhà trường cũng điện thoại cho chị khảo sát khả năng có thể cho con học online được không. Do cả 2 vợ chồng chị chỉ có 1 điện thoại có thể kết nối được internet nên chị có thông báo với nhà trường là đủ điều kiện cho con lớn học online. Còn cháu nhỏ thì chị sẽ cố gắng tự hướng dẫn cháu học rồi gửi bài cho cô giáo sau, chứ không thể cùng lúc cho 2 con học online được.

“Mấy tháng nay phải nghỉ việc không có thu nhập, cuộc sống khó khăn quá, không thể đủ điều kiện mua máy vi tính hay thêm điện thoại cho con học. Mà sách giáo khoa cũng chưa biết mua thế nào, thôi thì đến đâu hay đến đó” - chị Hương chia sẻ.

Chưa biết mua sách giáo khoa ở đâu!

Còn chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết - CN bộ phận sản xuất dây điện Cty Nissei Electric Việt Nam (KCX Linh Trung 1, TPHCM) - nhà ở TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương - cũng có 2 con nhỏ, một đang học lớp 5 và một học lớp 2. Không đến nỗi khó khăn về kinh tế, hai vợ chồng chị có 2 điện thoại có thể kết nối internet và sóng wifi cũng đủ mạnh, nên việc học online cơ bản không khó khăn gì. Nhưng do nơi chị ở hiện là “vùng đỏ” nên nhà trường thông báo sẽ học online 2 tháng đầu, mà cũng chưa triển khai gì cụ thể.

Chị Tuyết băn khoăn: “Tôi đã mua được sách giáo khoa cho con học lớp 5. Còn con học lớp 2 thì lại phải chờ hướng dẫn cụ thể mua sách nào vì năm ngoái cháu học chương trình cải cách lớp 1, năm nay phải chờ sách cải cách lớp 2. Mà giờ cũng không ra đường để mua được, cũng chẳng biết nơi nào bán, năm học thì sắp bắt đầu, lo lắng quá!”.

Chị Hương Đoàn, nhà ở TP.Thủ Đức (TPHCM), có hai con, một cháu học lớp 12 và một cháu học lớp 9, lại tỏ ra lo lắng cho biết nhà trường của con nhỏ đã chính thức thông báo học online từ ngày 5.9. Còn trường của cháu lớn thì chưa thông báo gì, dù năm nay là năm cháu sẽ chuẩn bị tốt nghiệp THPT và thi đại học. Do đều là năm học cuối cấp của cả hai cháu nên việc học rất quan trọng. Mặc dù dò hỏi nhiều nơi nhưng chị vẫn chưa mua được sách giáo khoa.

Nhà trường của 2 con chị cũng đã gửi link để đăng ký mua sách giáo khoa theo trường và chị đã đăng ký từ 2 tuần qua, nhưng đến nay chưa thấy phản hồi gì.

“Không có sách giáo khoa để học, chưa biết các cháu sẽ học hành thế nào, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập, nhất lại là năm thi đại học hoặc chuyển vào THPT” - chị Hương lo lắng chia sẻ.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch nước gửi thư tới ngành giáo dục nhân dịp năm học mới

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quyết tâm không để một trẻ em nào bị mất hoàn toàn cơ hội học tập vì đại dịch. Đặc biệt, không để nền giáo dục Việt Nam vì dịch bệnh mà không thể hoàn thành cam kết, trọng trách, sứ mệnh của mình trước Tổ quốc và nhân dân.

Tích cực xây dựng mô hình trường học trực tuyến, sẵn sàng đón năm học mới

Vân Trang |

Nhằm thiết lập nền tảng quản lý, dạy học đồng bộ và hiệu quả, nhiều trường học tại Hà Nội đã chủ động ứng dụng công nghệ mới để xây dựng mô hình trường học trực tuyến. Qua đó, nỗ lực thực hiện "nhiệm vụ kép" là ổn định chất lượng giảng dạy và đảm bảo an toàn, phòng chống dịch COVID-19.

Công nhân xa con, thấp thỏm lo âu trước năm học mới

Mai Dung |

Nhiều tháng không thể về quê do dịch COVID-19, nhiều công nhân nhà trọ ở Hải Phòng đầy tâm tư vì không thể chuẩn bị cho con vào năm học mới cùng với đó nỗi lo các khoản thu đầu năm học…

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Chủ tịch nước gửi thư tới ngành giáo dục nhân dịp năm học mới

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quyết tâm không để một trẻ em nào bị mất hoàn toàn cơ hội học tập vì đại dịch. Đặc biệt, không để nền giáo dục Việt Nam vì dịch bệnh mà không thể hoàn thành cam kết, trọng trách, sứ mệnh của mình trước Tổ quốc và nhân dân.

Tích cực xây dựng mô hình trường học trực tuyến, sẵn sàng đón năm học mới

Vân Trang |

Nhằm thiết lập nền tảng quản lý, dạy học đồng bộ và hiệu quả, nhiều trường học tại Hà Nội đã chủ động ứng dụng công nghệ mới để xây dựng mô hình trường học trực tuyến. Qua đó, nỗ lực thực hiện "nhiệm vụ kép" là ổn định chất lượng giảng dạy và đảm bảo an toàn, phòng chống dịch COVID-19.

Công nhân xa con, thấp thỏm lo âu trước năm học mới

Mai Dung |

Nhiều tháng không thể về quê do dịch COVID-19, nhiều công nhân nhà trọ ở Hải Phòng đầy tâm tư vì không thể chuẩn bị cho con vào năm học mới cùng với đó nỗi lo các khoản thu đầu năm học…