Khó khăn, doanh nghiệp vẫn lo lương tháng 13 cho công nhân

Đình Trọng |

Doanh nghiệp ở Bình Dương đã trải qua một năm hoạt động đầy biến động do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Theo bà Đặng Thị Kim Chi - Chủ tịch CĐ KCN VSIP - qua nắm tình hình, đầu tháng 12.2021 các doanh nghiệp bắt đầu lên kế hoạch để chăm lo Tết cho người lao động. Năm nay hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhưng theo ghi nhận hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng dự trù tài chính để chi lương tháng 13 cho người lao động.

Một năm đầy khó khăn

Cho đến nay, hầu hết các doanh nghiệp ở Bình Dương đã hoạt động trở lại sau đợt dịch thứ 4. Nhìn lại năm 2021, tất cả các doanh nghiệp đã trải qua một giai đoạn đầy khó khăn. Vào giữa tháng 6.2021, dịch bệnh đã xâm nhập hầu hết các nhà máy khiến hoạt động sản xuất bị đình trệ. Nhiều nhà máy phải tạm dừng hoạt động, hơn 500.000 công nhân lao động không có việc phải ở nhà trọ suốt hơn 3 tháng liền.

Để duy trì sản xuất và đơn hàng, các doanh nghiệp buộc phải chọn phương án sản xuất “3 tại chỗ”, tuy nhiên toàn tỉnh Bình Dương cũng chỉ có khoảng 3.000 doanh nghiệp hoạt động bằng phương án này. Sau đó, dịch bệnh từng bước được kiểm soát thì doanh nghiệp tiếp tục có thêm phương án hoạt động là “3 tại chỗ linh động” hoặc “một cung đường 2 điểm đến”. Tuy nhiên, dù chọn phương án nào thì cũng phải bỏ ra rất nhiều chi phí để hoạt động.

Một doanh nghiệp ở KCN VSIP I (TP.Thuận An) chia sẻ, để đảm bảo hàng hóa cung cấp cho thị trường không bị đứt gãy thời điểm đó, công ty phải tổ chức theo phương án “1 cung đường 2 điểm đến”. Lúc này kinh phí đội lên gấp 4 lần. Tiền xét nghiệm hằng tuần, tiền ăn ở, di chuyển cho công nhân lao động... Chỉ 3 tháng tốn 2 triệu USD (trên 40 tỉ đồng). Doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì sản xuất vì hàng hóa cho thị trường và vì đời sống của người lao động.

Đến tháng 9, 10.2021, khi tỉnh Bình Dương nới lỏng giãn cách xã hội, doanh nghiệp từng bước mở cửa hoạt động trở lại. Nhiều vấn đề khó khăn tiếp tục phát sinh như, thiếu vốn, thủ tục hành chính trong phòng dịch, thiếu lao động... Khi đó, doanh nghiệp ở Bình Dương ứng phó bằng cách chấp nhận sự biến động, định hình đội ngũ lao động phù hợp. Cải tiến công tác quản lý, cải tiến công nghệ kỹ thuật nâng cao năng suất.

Ông Dương Quang Hiệp - Giám đốc Nhân sự Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông (sản xuất đồ gỗ xuất khẩu có trên 2.000 lao động làm việc ở nhà máy tại TP.Dĩ An và TX.Tân Uyên) chia sẻ: “Công ty đã trải qua khoảng 4 tháng tổ chức sản xuất 3 tại chỗ với rất nhiều vấn đề phát sinh chưa từng gặp. Đến nay hoạt động sản xuất được xem là bình thường trở lại nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu lao động. Hiện, công ty cần thêm 1.000 lao động để sản xuất nhưng công nhân đi tìm việc rất ít”.

Ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần Gỗ Lâm Việt (P.Khánh Bình, TX.Tân Uyên) - cũng cho biết, công ty trải qua thời gian “3 tại chỗ’’ đầy khó khăn, hiện đã hoạt động bình thường trở lại, có 85% lao động quay lại nhà máy. Nhưng vấn đề khó khăn lúc này là tiếp tục thiếu lao động phục vụ sản xuất.

Lỗ cũng lo lương tháng 13 cho công nhân

Những tháng cuối năm 2021, doanh nghiệp ở Bình Dương đang tăng tốc sản xuất để kịp cho đơn hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cân đối nguồn tài chính để bắt đầu kế hoạch chăm lo Tết cho công nhân lao động, nhất là nguồn tiền để thưởng Tết.

Ông Nguyễn Liêm - cho biết, dù còn nhiều khó khăn nhưng công ty cũng sẽ cố gắng lo thưởng Tết cho người lao động. “Có lỗ cũng phải thưởng Tết cho người lao động” - ông Liêm nói. Theo ông Liêm, việc này vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm của chủ doanh nghiệp với công nhân. Hơn nữa, đó cũng là cách để giữ chân người lao động, tránh hao hụt lao động sau Tết.

Tương tự, ông Dương Quang Hiệp cho hay: “Dù còn nhiều khó khăn nhưng công ty đang cố gắng để đảm bảo tháng lương 13 cho công nhân lao động. Việc này xuất phát lời hứa với người lao động. Thứ 2 là để thu hút lao động, thứ 3 là mình khó khăn thì người lao động cũng khó khăn. Không thể lấy việc doanh nghiệp gặp khó khăn mà bỏ bê chăm lo cho người lao động”.

Tại KCN VSIP II, TP.Thủ Dầu Một, Công ty TNHH Điện Tử Foster Việt Nam cũng phải bỏ ra nhiều chi phí để tổ chức sản xuất “3 tại chỗ” trong một thời gian dài. Ông Trần Hưng Đạo - Giám đốc Công ty - cho biết, về kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động, công ty cố gắng duy trì như mọi năm, trong đó có lương tháng 13.

Đình Trọng
TIN LIÊN QUAN

Thưởng Tết bằng tiền, doanh nghiệp còn thưởng thêm hiện vật

THƯ HÂN |

Dù chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp cố gắng xoay xở để duy trì thưởng Tết. Ngoài thưởng bằng tiền mặt, có những công ty chuẩn bị thêm quà tặng cho người lao động.

Thưởng Tết để giữ chân người lao động

THƯ HÂN |

Câu chuyện thưởng Tết được người lao động trông chờ nhất vào mỗi dịp cuối năm. Nhu cầu chi tiêu dịp Tết tăng lên, ai cũng mong có thêm một khoản để trang trải cuộc sống. Song năm nay tác động của dịch COVID-19, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng thưởng Tết sẽ bị ảnh hưởng.

Chi tiết cách tính tiền lương tháng 13 năm 2021

Minh Huy |

Lương tháng 13 là điều người lao động quan tâm khi chuẩn bị hết năm 2021 và đón Tết Dương lịch 2022.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thưởng Tết bằng tiền, doanh nghiệp còn thưởng thêm hiện vật

THƯ HÂN |

Dù chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp cố gắng xoay xở để duy trì thưởng Tết. Ngoài thưởng bằng tiền mặt, có những công ty chuẩn bị thêm quà tặng cho người lao động.

Thưởng Tết để giữ chân người lao động

THƯ HÂN |

Câu chuyện thưởng Tết được người lao động trông chờ nhất vào mỗi dịp cuối năm. Nhu cầu chi tiêu dịp Tết tăng lên, ai cũng mong có thêm một khoản để trang trải cuộc sống. Song năm nay tác động của dịch COVID-19, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng thưởng Tết sẽ bị ảnh hưởng.

Chi tiết cách tính tiền lương tháng 13 năm 2021

Minh Huy |

Lương tháng 13 là điều người lao động quan tâm khi chuẩn bị hết năm 2021 và đón Tết Dương lịch 2022.