Khi phê duyệt các KCN phải duyệt và đáp ứng các thiết chế công đoàn

Cao Nguyên |

Việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân, trong đó có nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp (KCN) luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách để thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc... Nhiều ý kiến đề xuất giải pháp quy hoạch KCN phải có luôn quy hoạch nhà ở cho công nhân.

Nhà ở cho công nhân chưa đáp ứng

Hiện nay, ở Việt Nam nhu cầu nhà ở xã hội đặc biệt là nhà ở dành cho công nhân tại các KCN đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, chú ý.

Các chuyên gia cho rằng, trong 10 năm qua, chúng ta đặt tham vọng xây dựng 22,5 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội nhưng thực tế chỉ xây được 17,6 triệu mét vuông, tức là 78%. Tuy nhiên, số lượng căn nhà xã hội đưa vào sử dụng còn lãng phí, nhiều dự án bỏ hoang, xuống cấp nhanh.

Phân tích nguyên nhân khiến kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua bị đổ vỡ, TS Cấn Văn Lực cho rằng, trước hết là do cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ. Quy hoạch nhà ở trong KCN hay ngoài KCN chưa rõ ràng khiến chủ đầu tư lúng túng khi triển khai dự án. Thứ hai là vấn đề thiếu vốn ưu đãi để phát triển nhà ở và vốn cho người dân vay mua nhà ở xã hội.

Thứ ba là quỹ đất, nhiều địa phương chưa tạo điều kiện về quỹ đất sạch cho các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội. Cuối cùng là do các cơ chế ưu đãi chưa hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với doanh nghiệp và người dân.

“Một số công trình dự án chất lượng thấp được triển khai trong nhiều năm qua đã dẫn đến cái nhìn về hình ảnh nhà ở xã hội bị ảnh hưởng, rằng đó là nhà ở thấp cấp, xập xệ.

Chủ đầu tư thấy bỏ ra nhiều tiền nhưng không thu được gì nên cũng “né”. Vì vậy thời gian tới, rất cần các cơ chế chính sách để tạo ra sự phát triển đột phá” - TS Lực nhấn mạnh.

Có thể nói, các KCN của nước ta chủ yếu thiên về tạo ra quỹ đất và kêu gọi các doanh nghiệp thuê để tổ chức sản xuất, chưa thực sự quan tâm đến đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội. Nhà ở cho người lao động tại các KCN còn thiếu, nhiều thiết chế văn hóa, hạ tầng xã hội như nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, phòng khám… chưa được đầu tư, xây dựng.

Từ đó, chia sẻ về vấn đề này PGS-TS Lưu Đức Cường - Viện trưởng Viện quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia (Bộ Xây dựng) - cho rằng, quy hoạch xây dựng các KCN có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nhằm định hướng quy hoạch xây dựng các KCN phát triển đồng bộ với hệ thống đô thị, nông thôn quốc gia, đảm bảo phát triển bền vững.

Tuy nhiên, theo ông Cường với tất cả nỗ lực trong những năm qua, ngay cả khi 100 dự án sắp hoàn thành cũng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công nhân. Tình trạng nhà ở công nhân được cải thiện phần nào nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, hạ tầng xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống.

Bố trí nhà ở cho công nhân khi quy hoạch

Viện trưởng Viện quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia nói thêm, để giải quyết bài toán về nhà ở cho công nhân, cần đưa ra một hệ thống giải pháp tổng hợp, đa ngành.

Cụ thể, đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân KCN vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025. Bổ sung gói tín dụng cho các chủ đầu tư nhà ở xã hội nhà ở công nhân, góp phần đảm bảo “mục tiêu kép”.

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với hỗ trợ phát triển thị trường nhà ở và bất động sản. Ngoài ra, yêu cầu rõ trong nội dung đề xuất phát triển các KCN trong quy hoạch tỉnh phải tính đến việc bố trí nhà ở cho công nhân và các thiết chế xã hội liên quan gắn với việc phát triển, phân bố hệ thống KCN trên địa bàn tỉnh.

“Trong khi chờ các giải pháp tổng thể, các địa phương rà soát đối với các KCN, nếu chưa sử dụng hết diện tích đất công nghiệp thì đề nghị cho điều chỉnh quy hoạch để dành phần diện tích đất đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân. Các tỉnh, thành phố khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng KCN, phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân. Thiết chế của công đoàn đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại KCN đó” - ông Cường nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, ông Đào Công Hùng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Giang - cho rằng, hiện nay Bắc Giang hiện có khoảng 1.482 dự án đang hoạt động tại các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh với tổng số khoảng 238.000 công nhân.

Ông Hùng nhấn mạnh, trong quá trình triển khai các dự án nhà ở xã hội thì có nhiều bất cập. Bộ Xây dựng và các bộ phải ngồi với nhau để tháo gỡ cho doanh nghiệp và địa phương thực hiện.

Vị này nêu rõ khó khăn như quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ với KCN. “Chúng ta quy hoạch rất nhiều KCN nhưng chúng ta quên quy hoạch nhà ở công nhân. Trong khi đó, Nghị định 49 sửa đổi cũng chỉ nói chung chung, không cụ thể. Ví dụ, khi phê duyệt các KCN thì UBND tỉnh xác định vị trí để xây dựng nhà ở xã hội. Nhưng theo tôi, khi quy hoạch KCN thì phải quy hoạch luôn nhà ở công nhân. Khi phê duyệt phải duyệt đồng thời luôn và đáp ứng các thiết chế công đoàn” - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Giang đưa ra giải pháp.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Nhà ở công nhân: Nhu cầu lớn, đáp ứng “nhỏ giọt”

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Có khoảng 1,2 triệu lao động nhưng đến nay tỉnh này mới hoàn thành gần 3.500 căn nhà ở xã hội, trong đó có 1.581 căn dành cho công nhân. Do đó, trong 5 năm tới, Đồng Nai sẽ tập trung đầu tư nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu nhà ở công nhân và người lao động.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý Hải Phòng xây dựng đề án nhà ở công nhân

Mai Dung |

Hải Phòng - Sáng 17.11, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng các ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri quận Hải An báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV.

Phải tính ngay bài toán nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Phong Nguyễn (thực hiện) |

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - chia sẻ với Lao Động về những bất cập trong cấu trúc kinh tế và nguyên nhân gây đứt gãy chuỗi cung ứng lao động trong thời gian qua. Dịch bệnh COVID-19 đã khiến chúng ta phải thay đổi tư duy để tái cấu trúc lại nền kinh tế.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhà ở công nhân: Nhu cầu lớn, đáp ứng “nhỏ giọt”

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Có khoảng 1,2 triệu lao động nhưng đến nay tỉnh này mới hoàn thành gần 3.500 căn nhà ở xã hội, trong đó có 1.581 căn dành cho công nhân. Do đó, trong 5 năm tới, Đồng Nai sẽ tập trung đầu tư nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu nhà ở công nhân và người lao động.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý Hải Phòng xây dựng đề án nhà ở công nhân

Mai Dung |

Hải Phòng - Sáng 17.11, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng các ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri quận Hải An báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV.

Phải tính ngay bài toán nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Phong Nguyễn (thực hiện) |

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - chia sẻ với Lao Động về những bất cập trong cấu trúc kinh tế và nguyên nhân gây đứt gãy chuỗi cung ứng lao động trong thời gian qua. Dịch bệnh COVID-19 đã khiến chúng ta phải thay đổi tư duy để tái cấu trúc lại nền kinh tế.