Khánh Hoà: Bàn giải pháp tháo gỡ bài toán thiếu hụt lao động

CHÂU TƯỜNG |

Đầu tháng 8 vừa qua, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức hội nghị gắn kết các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh để tìm giải pháp giải quyết bài toán thiếu hụt lao động.
Thiếu gắn kết

Tại hội nghị, các DN nêu ra một thực tế hiện nay là dù cần rất nhiều lao động (LĐ) nhưng không tìm được nguồn nhân lực như Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin cần tuyển 2.000 LĐ đến năm 2020, Công ty TNHH MTV Phát triển trang phục phụ nữ kiểu Pháp FLD cần 700 LĐ… Ngược lại, có DN dù có nhiều LĐ đến xin việc vẫn không tuyển được người do không đáp ứng được yêu cầu công việc như Công ty TNHH Hải Vương đã phỏng vấn 200 sinh viên nhưng không tuyển được ai có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt.

Ông Võ Bình Tân - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Khánh Hòa - cho biết, tính đến 31.7.2017, tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là 21 cơ sở. Ngoài ra, còn có 29 cơ sở hoạt động GDNN khác gồm các cơ sở giáo dục đại học có đăng ký GDNN trình độ cao đẳng, DN có đăng ký hoạt động GDNN trình độ sơ cấp. Hằng năm, bình quân các cơ sở GDNN đào tạo khoảng 25.500 người ở các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo thường xuyên.

Như vậy, về quy mô tuyển sinh đào tạo hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu LĐ của DN ở các cấp trình độ. Tuy nhiên, số lượng tuyển sinh thực tế hằng năm so với quy mô tuyển sinh của hệ thống cơ sở GDNN đạt rất thấp (số lượng tuyển sinh hằng năm/quy mô đào tạo ở cao đẳng là 3.026/4.305 và trung cấp là 3.054/6.435). Số lượng tuyển sinh đào tạo dài hạn chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu của xã hội. Trong đó, có nhiều nghề tuyển sinh chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của DN, đặc biệt là nhóm nghề sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da; nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí; nghề chế biến thực phẩm.

Sở dĩ có tình trạng đó là do việc gắn kết đào tạo nghề và DN gặp nhiều khó khăn như việc thực hiện trách nhiệm của DN trong hoạt động GDNN chưa được DN quan tâm và chủ động triển khai; có nhiều ngành nghề đang thiếu LĐ qua đào tạo nhưng mức lương và chính sách phúc lợi của DN đối với NLĐ chưa thỏa đáng; nguồn nhân lực trình độ cao đẳng và trung cấp đang thiếu hụt do tâm lý người dân vẫn đặt mục tiêu cho con em vào đại học là hàng đầu.

Tìm giải pháp nào

Ông Nguyễn Duy Bắc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - cho rằng để tháo gỡ khó khăn về nhân lực như hiện nay thì phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa “3 nhà”: Các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến việc đào tạo, sử dụng LĐ. 

Ông Võ Sơn - Phó Giám đốc Công ty FLD - nói: “Chúng tôi phải tự đi tìm LĐ cho mình bằng cách đến các trường nghề giải thích cho học viên các chế độ đãi ngộ của công ty, ký cam kết với trường sẽ nhận học viên sau khi đào tạo, hỗ trợ máy móc để dạy và học. Bản thân DN phải “tự thân vận động” chứ không thể chờ các cơ sở đào tạo được”. Hay Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin phải mở rộng địa bàn thăm dò LĐ của mình ra các tỉnh lân cận như Phú Yên; tuyển dụng LĐ trình độ sơ cấp.

Ông Võ Bình Tân - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Khánh Hòa - cho rằng việc không tìm được nguồn nhân lực là do các cơ sở đào tạo và DN chưa gặp nhau. Vì vậy, việc cần làm là xây dựng một kế hoạch cụ thể cho từng trường, trên từng địa bàn về việc đào tạo LĐ đáp ứng nhu cầu của các DN; các DN cũng mạnh dạn công khai chỉ tiêu, chính sách đãi ngộ của DN để người LĐ nắm được.

Sau khi nghe ý kiến từ các bên, ông Bắc đề nghị các cơ sở dạy nghề cần phải chủ động “đặt hàng” với các DN thực hiện đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng của DN với số lượng cụ thể; các DN cũng phải “đặt hàng” ngược lại đối với các trường để đào tạo nguồn LĐ mà DN cần ở các ngành nghề đang thiếu. “Các cơ quan quản lý nhà nước cần xác định các nghề trọng điểm trên địa bàn tỉnh để tập trung gắn kết thành công giữa cơ sở đào tạo và DN nhằm giải quyết bài toán mất cung-cầu như hiện nay” - ông Bắc nói.

Ngoài ra, các trường phải nắm bắt nhu cầu về nguồn nhân lực của DN, đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn; các DN phải trực tiếp đào tạo và đánh giá tại các cơ sở đào tạo, hỗ trợ các cơ sở trong việc xây dựng chương trình, nội dung, trang thiết bị công nghệ để đáp ứng nhu cầu công việc, có chế độ, chính sách đãi ngộ tốt đối với NLĐ.
CHÂU TƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Cục CSGT nói về livestream né chốt, uống siro, thuốc sâu răng cũng có nồng độ cồn

Việt Dũng |

Các vấn đề liên quan đến nhóm đối tượng livestream né chốt, yêu cầu kiểm tra thiết bị đo nồng độ cồn cũng như ý kiến việc uống siro cũng có "men"... đã được lãnh đạo Cục CSGT chia sẻ.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.