Khai thác kỹ năng của lao động làm việc ở nước ngoài hồi hương

ANH THƯ |

Hàng chục nghìn người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản về nước trong những năm qua. Đây là lực lượng lao động có kinh nghiệm, kỹ năng và thành thạo ngoại ngữ. Khi về nước tìm kiếm việc làm, họ có thể chọn lựa những công việc cho thu nhập cao.

Kỳ vọng việc làm lương cao

Đi làm việc tại Hàn Quốc về nước được 8 tháng, anh Nguyễn Hữu Toản (Sóc Sơn, Hà Nội) vẫn chưa tìm được công việc ưng ý.

Anh Toản cho biết, trong 5 năm làm việc tại nước ngoài, anh làm cho công ty sản xuất linh kiện điện tử. Khi về nước, anh đã trải qua một vài công việc nhưng không được như mong muốn.

Anh Toản đã thử đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội để tìm kiếm công việc phù hợp với lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.

Anh Toản chia sẻ: “Ở Hàn Quốc, tôi làm cho doanh nghiệp về sản xuất linh kiện điện tử, ôtô. Song lĩnh vực này tại Việt Nam vẫn chưa nhiều cơ hội việc làm. Vì vậy, tôi mong muốn tìm được công việc đúng thế mạnh của mình với mức thu nhập tốt”.

Trong thời gian ở Hàn Quốc, anh Toản cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong lĩnh vực sản xuất điện tử. Tuy nhiên, do quá tập trung vào làm việc, nên anh vẫn không có nhiều thời gian để rèn luyện ngoại ngữ. Vì vậy, người lao động này đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ tranh thủ thời gian làm việc ở nước ngoài để nâng cao trình độ tiếng Hàn. Như vậy, khi về nước sẽ có cơ việc việc làm nhiều hơn.

Khi làm việc tại Hàn Quốc, anh Trần Văn Đua (38 tuổi, ở Hậu Lộc, Thanh Hóa) có thu nhập trung bình hơn 30 triệu đồng/tháng. Có kinh nghiệm làm phiên dịch trong xưởng và quản lý nhân sự, khi hồi hương, anh mong muốn tìm công việc trong lĩnh vực trên.

“Tôi đang tìm kiếm công việc phiên dịch hoặc quản lý nhân sự, mức lương kỳ vọng từ 15-20 triệu đồng/tháng. Trong quá trình làm việc tại nước ngoài, người lao động chúng tôi tích lũy nhiều kinh nghiệm, kỹ năng tay nghề được nâng lên. Đây cũng chính là lợi thế khi về nước” - anh Đua nói.

Doanh nghiệp “săn” lao động có ngoại ngữ

Do tình hình mở rộng sản xuất, kinh doanh, chị Nguyễn Thị Kim Dung - Phòng nhân sự Công ty TNHH Sản xuất ISC vina cho biết, đã đăng tải thông tin tuyển dụng 90 vị trí cách đây 1 tháng. Do chế độ đãi ngộ của công ty khá tốt, nên thời điểm này đã tuyển dụng được 90% số lượng nhân sự theo yêu cầu.

Hiện nay, công ty đang có nhu cầu tuyển nhân viên phiên dịch kiêm quản lý và thiết kế. Đối với vị trí nhân viên phiên dịch tiếng Hàn Quốc, chị Dung cho rằng, đây là vị trí thu hút được người lao động từng đi làm việc nước ngoài về nước. Tùy vào từng vị trí khác nhau, thu nhập của người lao động có thể từ 18-25 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, công ty sẽ có thêm chế độ đãi ngộ thưởng theo quý nếu lao động có năng suất cao.

Công ty TNHH Hana Micron Vina (Hàn Quốc) đóng tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển dụng 20 vị trí làm phiên dịch viên tiếng Hàn và hàng nghìn vị trí công nhân sản xuất; quản lý; chế tạo; lái xe... Ông Hwang Chulmin - Giám đốc Nhân sự của công ty cho biết, lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất các chất bán dẫn, thiết bị điện tử phục vụ cho lắp ráp điện thoại. Đối tác chính của công ty là Samsung; SK Hynix...

Hiện tại, công ty có 1.500 lao động. Do nhu cầu phát triển, mở rộng quy mô công ty có nhu cầu tuyển dụng thêm 2.000 lao động (chủ yếu là công nhân sản xuất).

“Chúng tôi ưu tiên tuyển các vị trí quản lý, lái xe, trực kỹ thuật... Mức lương cho các lao động này dao động trong khoảng từ 15-20 triệu đồng. Riêng với các vị trí công nhân sản xuất thì mức lương có thể thấp hơn chút từ 10-12 triệu đồng/tháng” - ông Hwang Chul Min nói.

Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, lực lượng lao động làm việc nước ngoài về nước có kinh nghiệm với nhiều ngành nghề khác nhau. Qua thời gian sống và làm việc tại nước ngoài, người lao động này có khả năng giao tiếp bằng tiếng Hàn và Nhật. Kết nối việc làm cho nhóm lao động này giúp động viên, khuyến khích người lao động yên tâm về nước đúng quy định khi hết hạn hợp đồng lao động, góp phần làm giảm tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Người lao động nhập cư ở Qatar trước kỳ World Cup 2022

HOÀNG HUÊ (Theo The Guardian) |

World Cup 2022 là cơ hội để hàng nghìn công nhân nước ngoài làm thuê có thể kiếm được khoản tiền lớn từ ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

Doanh nghiệp dệt may sẽ phát triển thị trường nội địa, thu hút lao động

Nam Dương |

Nhiều doanh nghiệp và lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng ngành dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới dù trước mắt sẽ có những thách thức, khó khăn tạm thời. Để phát triển, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú trọng tăng giá trị sản phẩm và thị trường nội địa, thu hút lao động.

Nguồn lao động - sức bật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Hoàng Long |

Hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ (CNHT), chế biến chế tạo tại Việt Nam cùng các Công ty thành viên Hiệp hội doanh nghiệp ngành CNHT Hà Nội (HANSIBA) đang cần được hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ vươn lên chiếm lĩnh thị phần lên tới hàng tỉ USD hiện vẫn đang bỏ ngỏ.

Không để người lao động thất nghiệp

Văn Sỹ |

Gặp khó khăn, hạn chế với các đơn hàng cuối năm, tại tỉnh Sóc Trăng có không ít doanh nghiệp bị giảm đơn hàng. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp không cắt giảm lao động mà cố gắng tạo điều kiện để người lao động được duy trì công việc để không phải thất nghiệp trong thời điểm cuối năm.

Tập trung hỗ trợ người lao động mất việc, giãn việc

Nhóm phóng viên |

Trước tình trạng nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng khiến người lao động bị ảnh hưởng mất việc, giãn việc làm, công đoàn các cấp ở các địa phương đã tích cực chăm lo, hỗ trợ người lao động.

Tổ chức Công đoàn triển khai nhiều giải pháp: Cố gắng không để người lao động mất việc, giãn việc

Hà Anh |

Ngày 17.11, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - cho biết, theo nắm tình hình của tổ chức Công đoàn, tại các tỉnh, thành phố có tình trạng doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng bị thiếu, cắt giảm đơn hàng dẫn đến nhiều người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động, ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của người lao động.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Người lao động nhập cư ở Qatar trước kỳ World Cup 2022

HOÀNG HUÊ (Theo The Guardian) |

World Cup 2022 là cơ hội để hàng nghìn công nhân nước ngoài làm thuê có thể kiếm được khoản tiền lớn từ ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

Doanh nghiệp dệt may sẽ phát triển thị trường nội địa, thu hút lao động

Nam Dương |

Nhiều doanh nghiệp và lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng ngành dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới dù trước mắt sẽ có những thách thức, khó khăn tạm thời. Để phát triển, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú trọng tăng giá trị sản phẩm và thị trường nội địa, thu hút lao động.

Nguồn lao động - sức bật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Hoàng Long |

Hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ (CNHT), chế biến chế tạo tại Việt Nam cùng các Công ty thành viên Hiệp hội doanh nghiệp ngành CNHT Hà Nội (HANSIBA) đang cần được hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ vươn lên chiếm lĩnh thị phần lên tới hàng tỉ USD hiện vẫn đang bỏ ngỏ.

Không để người lao động thất nghiệp

Văn Sỹ |

Gặp khó khăn, hạn chế với các đơn hàng cuối năm, tại tỉnh Sóc Trăng có không ít doanh nghiệp bị giảm đơn hàng. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp không cắt giảm lao động mà cố gắng tạo điều kiện để người lao động được duy trì công việc để không phải thất nghiệp trong thời điểm cuối năm.

Tập trung hỗ trợ người lao động mất việc, giãn việc

Nhóm phóng viên |

Trước tình trạng nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng khiến người lao động bị ảnh hưởng mất việc, giãn việc làm, công đoàn các cấp ở các địa phương đã tích cực chăm lo, hỗ trợ người lao động.

Tổ chức Công đoàn triển khai nhiều giải pháp: Cố gắng không để người lao động mất việc, giãn việc

Hà Anh |

Ngày 17.11, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - cho biết, theo nắm tình hình của tổ chức Công đoàn, tại các tỉnh, thành phố có tình trạng doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng bị thiếu, cắt giảm đơn hàng dẫn đến nhiều người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động, ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của người lao động.