Ít việc, lương thấp, công nhân xin nghỉ việc

Quế Chi - Minh Phương |

Thay đổi cách vận hành, xưởng sản xuất ít việc hơn so với trước, đơn hàng khó khăn hơn... nhiều lý do khiến một số công ty, đơn vị sản xuất lúc này buộc phải giảm lực lượng lao động hay không cho công nhân được tăng ca, làm thêm để cải thiện thu nhập...

Lý do khiến nhiều công nhân xin nghỉ việc

Chị B.P - công nhân Công ty TNHH Molex Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) cho biết, công ty đang trải qua thời kỳ “thắt lưng buộc bụng”.

Lý giải cho điều này, chị P cho biết, công ty chuẩn bị bán một số thiết bị máy móc sử dụng sức lao động nhiều, và thay vào đó bằng máy móc hoạt động theo công nghệ tự động. Do vậy, đã có khá nhiều công nhân, thậm chí những người có thâm niên lâu năm cũng phải xin nghỉ việc vì không được tăng ca. Còn những công nhân hết hợp đồng sẽ không được công ty ký tiếp.

“Công nhân nào viết đơn xin nghỉ việc, công ty cho nghỉ luôn, không giữ” - chị P nói.

Kể từ tháng 4.2022, chị P. chỉ làm giờ hành chính (8 tiếng/ngày), lương từ 8 triệu đồng nay giảm còn 5 triệu đồng/tháng. Trong 5 triệu đồng nhận được, chị P gửi về cho gia đình 1 nửa, còn lại, chị dè dặt chi tiêu cho các ăn uống, tiền thuê trọ... Công ty thay đổi cách vận hành, chị P nói sẽ cố làm thêm một thời gian, nếu tiếp tục không được làm thêm giờ, có thể chị sẽ xin vào làm ở công ty khác, mong được cải thiện thu nhập.

Chị Leo Thị Mùi (công nhân một công ty điện tử trong Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cho biết, 2 tháng nay, xưởng sản xuất nơi chị làm việc ít việc hơn so với trước, khiến công nhân bị giảm giờ tăng ca, giảm thu nhập.

Tuy nhiên, không phải tất cả các xưởng đều thiếu việc. Theo chị Mùi, có xưởng vẫn tăng ca đều, nhiều việc; nhưng có xưởng như nơi chị đang làm việc, hiện 1 tuần chỉ tăng ca được 4 buổi.

“Trước đây công ty tổ chức sản xuất thành 2 ca (ca ngày, ca đêm), bây giờ ít đơn hàng, nên công ty cắt ca đêm, chỉ còn ca ngày, mà nếu chỉ tăng ca vào ban ngày thì thu nhập của công nhân sẽ không cao bằng so với vào ban đêm” - chị Mùi nói.

Độ trước, chị Mùi thường tăng ca 50-60 giờ/tháng, trong đó có cả thời gian tăng ca vào ban đêm; thu nhập (chưa trừ tiền ăn) được khoảng 9-10 triệu đồng/tháng. Nhưng hiện nay, công ty chỉ còn tổ chức tăng ca 30-40 giờ/tháng. Thu nhập theo đó cũng giảm khoảng 2 triệu đồng/tháng so với trước. Nếu trừ các khoản tiền (như tiền ăn, tiền đi lại…), mỗi tháng, chị Mùi chỉ có thể cầm về nhà được khoảng 5-6 triệu đồng. Được biết, mỗi tháng, chị Mùi phải trả hơn 1 triệu tiền thuê xe “trọn gói” để đi làm, với quãng đường đi mỗi ngày tổng cộng khoảng 100km.

Đơn hàng khó khăn hơn

Còn tại Bắc Ninh, ông Nguyễn Thế Quyết - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh - thông tin, trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời điểm này, có doanh nghiệp thiếu việc, nhưng ngược lại, đại đa số doanh nghiệp có đơn hàng và công nhân lao động làm việc ổn định.

“Một số doanh nghiệp thiếu việc do không có đơn hàng, hoặc giảm, dẫn đến giảm lực lượng lao động. Nhưng ngược lại, những doanh nghiệp nhiều việc thì lại tăng cường tuyển dụng công nhân lao động. Thực trạng chung này xảy ra ở tất cả các ngành nghề” - ông Quyết cho hay và nói thêm, nói chung, năm nay, đơn hàng khó khăn hơn so với các năm trước.

“Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp thiếu việc làm, nhiều công nhân cũng tìm được việc khác ngay” - ông Quyết nói.

Quế Chi - Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Lương thấp, công nhân càng khốn khổ khi công ty nợ bảo hiểm xã hội 9 năm

ANH THƯ - VIỆT LÂM |

Mỗi tháng đi làm khoảng 10 công, những công nhân của Công ty Cổ phần Khoá Minh Khai (Thanh Trì, Hà Nội - thuộc Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng) chỉ nhận về với số tiền lương hơn 1 triệu đồng. Mặc dù khoản tiền lương ít ỏi trên vẫn bị trừ đều đặn để đóng bảo hiểm xã hội, song hầu hết công nhân ở đây như ngồi trên đống lửa khi biết công ty nợ đóng trong 9 năm qua.

Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu theo giờ, bị phạt như thế nào?

Bảo Hân (T/H) |

Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã chính thức ấn định lương tối thiểu vùng theo giờ áp d

ụng từ 1.7.2022.

Có thể khiếu nại hoặc tố cáo nếu bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu

LƯƠNG HẠNH (T/H) |

Từ ngày 1.7, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6% so với quy định hiện hành. Nếu người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, để đòi lại quyền lợi chính đáng được hưởng, người lao động có thể thực hiện khiếu nại hoặc tố cáo.

Lương thấp, bị áp lực, hàng loạt bảo vệ rừng ở Kon Tum nghỉ việc

THANH TUẤN |

Kon Tum - Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, tỉnh Kon Tum có trách nhiệm coi giữ, bảo vệ hàng trăm héc ta rừng tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người không chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt, áp lực công việc và nhất là thu nhập không đảm bảo cuộc sống nên đã nghỉ việc.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Lương thấp, công nhân càng khốn khổ khi công ty nợ bảo hiểm xã hội 9 năm

ANH THƯ - VIỆT LÂM |

Mỗi tháng đi làm khoảng 10 công, những công nhân của Công ty Cổ phần Khoá Minh Khai (Thanh Trì, Hà Nội - thuộc Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng) chỉ nhận về với số tiền lương hơn 1 triệu đồng. Mặc dù khoản tiền lương ít ỏi trên vẫn bị trừ đều đặn để đóng bảo hiểm xã hội, song hầu hết công nhân ở đây như ngồi trên đống lửa khi biết công ty nợ đóng trong 9 năm qua.

Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu theo giờ, bị phạt như thế nào?

Bảo Hân (T/H) |

Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã chính thức ấn định lương tối thiểu vùng theo giờ áp d

ụng từ 1.7.2022.

Có thể khiếu nại hoặc tố cáo nếu bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu

LƯƠNG HẠNH (T/H) |

Từ ngày 1.7, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6% so với quy định hiện hành. Nếu người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, để đòi lại quyền lợi chính đáng được hưởng, người lao động có thể thực hiện khiếu nại hoặc tố cáo.

Lương thấp, bị áp lực, hàng loạt bảo vệ rừng ở Kon Tum nghỉ việc

THANH TUẤN |

Kon Tum - Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, tỉnh Kon Tum có trách nhiệm coi giữ, bảo vệ hàng trăm héc ta rừng tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người không chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt, áp lực công việc và nhất là thu nhập không đảm bảo cuộc sống nên đã nghỉ việc.