Nhiều doanh nghiệp “đói” lao động sau Tết:

Hứa hẹn tuyển dụng với mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng

Nhóm PV |

Sau thời gian nghỉ Tết, để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN) có nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn. Tuy vậy, dù đưa ra những chính sách đãi ngộ hấp dẫn nhưng nhiều DN “đỏ mắt” mà không tìm được lao động.

Đăng tuyển rầm rộ, người lao động vẫn thưa thớt

Ngày 11.2, theo ghi nhận của phóng viên tại KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội), nhiều chỉ tiêu tuyển dụng được đưa ra với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn. Cụ thể, trên bảng tin tuyển dụng đặt tại vị trí gần cổng ra vào KCN, hàng chục tờ thông báo tuyển dụng mô tả chi tiết, điều kiện ứng tuyển, mức lương hay số lượng tuyển dụng. Theo đó, mức lương cơ bản từ 4 - 5 triệu đồng khá phổ biến. Đặc biệt, một số DN hứa hẹn chi trả cho người lao động (NLĐ) với tổng mức thu nhập lên đến 10 triệu đồng/tháng (bao gồm tiền tăng ca, lương và thưởng).

Trao đổi với phóng viên, anh N.N.B (sinh năm 1992, là nhân viên tại bảng tuyển dụng Khu công nghiệp Bắc Thăng Long) thông tin: “Ra tết, các DN thông báo tuyển dụng rất nhiều. Có một công ty điện tử trong KCN đã trang bị cả xe đưa đón ứng viên ngay tại bảng tuyển dụng bên ngoài KCN để ứng viên di chuyển thuận tiện vào bên trong khu phỏng vấn” - anh B nói.

Không chỉ tại KCN Bắc Thăng Long, tại các KCN Hà Nam, các DN cũng đang “khát” lao động. Bà Vũ Thị Minh Phượng - Chủ tịch CĐ các KCN tỉnh Hà Nam - đánh giá, năm nay, “cuộc đua” tuyển dụng lao động tương đối căng thẳng. Theo bà Phượng, các công ty trong các KCN tỉnh Hà Nam tuyển lao động mới nhiều, do nhiều DN mới đi vào sản xuất; mở rộng dây chuyền. Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân do CN nhảy việc sang các công ty khác khá đông. Ngoài ra, cũng có tình trạng DN đăng tuyển lao động để “dự phòng” trong trường hợp NLĐ nhảy việc, họ sẽ có ngay lực lượng lao động bù đắp vào. Theo bà Phượng, nhu cầu tuyển đụng mới trong các KCN tỉnh Hà Nam vào khoảng 10.000-12.000 lao động, chủ yếu là từ các DN sản xuất trong lĩnh vực điện tử.

Còn tại Bắc Ninh, ông Bùi Hoàng Mai - Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh - cho hay, hiện trong các KCN của tỉnh, nhiều DN đang có mở rộng sản xuất nên nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn, khoảng 15.000 đến 20.000 lao động. Ông Mai đánh giá, nhu cầu tuyển dụng lao động trong các DN của tỉnh Bắc Ninh lớn hơn so với mọi năm. Năm ngoái, con số này chỉ khoảng 5.000-7.000 lao động.

“Các DN trong tỉnh Bắc Ninh luôn trong tình trạng “khát” lao động. Nguyên nhân là do trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều DN hoạt động, trong khi đó, dân số của tỉnh chỉ có 1 triệu lao động. Lao động đến làm việc tại Bắc Ninh chủ yếu là ngoại tỉnh. Hiện trong tổng số 300.000 lao động trong các KCN Bắc Ninh, chỉ có 27% là người Bắc Ninh, còn lại là người ngoại tỉnh” - ông Mai nói thêm.

Nhiều ưu đãi để “hút” lao động

Để “hút” lao động, nhiều DN đã đưa ra các chính sách đãi ngộ rất hấp dẫn với các ứng viên. Sáng 11.2, tại KCN Amata, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cả trăm thông báo tuyển dụng lao động được dán, treo khắp nơi dọc tuyến đường chính vào KCN. Thậm chí, khi bảng đặt thông báo hết chỗ, các gốc cây cũng được tận dụng để treo bảng thông báo tuyển dụng, có công ty còn cho người phát tờ rơi tuyển dụng đến người có nhu cầu tìm việc làm. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, số lượng người tới tìm việc khá thưa thớt.

Phần lớn những vị trí lao động có tay nghề kỹ thuật cao được nhiều đơn vị đăng tuyển và đều yêu cầu kinh nghiệm và đưa ra những đãi ngộ hấp dẫn.

Ông Lê Nhật Trường - Trưởng phòng Nhân sự Công ty TNHH Pousung Vina (huyện Trảng Bom) cho biết, năm 2020, Công ty Pousung Vina có nhu cầu tuyển dụng khoảng 10.000 lao động. Để thu hút lao động, DN đã có kế hoạch chi trả quyền lợi xứng đáng, trong đó lao động mới vào làm việc trong 6 tháng đầu tiên, ngoài lương sẽ có thêm các khoản tiền thưởng như cách chào mừng lao động đến với DN.

Ngoài ra, các công ty đông CNLĐ khác tại tỉnh Đồng Nai cũng có nhiều chính sách để thu hút NLĐ như Công ty Changshin VN (huyện Vĩnh Cửu), Công ty Taekwang Vina (Khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP.Biên Hòa), Tập đoàn Phong Thái…

Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai - cho biết, nhu cầu lao động tại tỉnh Đồng Nai tăng cao, luôn ở mức khoảng 90.000 - gần 100.000 lao động. Ngoài ra, đang xảy ra tình trạng tuyển lao động “gối đầu” từ năm này qua năm khác mà rất nhiều DN có nhu cầu tuyển lao động để mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nhưng không tuyển được. Do đó, năm 2020, để giữ chân lao động, các DN cần xây dựng chính sách lương, thưởng rõ ràng, chế độ đãi ngộ tốt, môi trường làm việc ổn định và cởi mở để NLĐ cảm thấy được tôn trọng…

Đánh giá về thị trường lao động đầu năm, ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội - cho biết: Thời điểm này, thị trường lao động rất sôi nổi từ phía DN và NLĐ. Nhiều DN đã có kế hoạch tuyển dụng đầu năm. “Một tuần vừa qua chúng tôi nhận được trên hệ thống 150 DN với nhiều công việc khác nhau, tập trung khoảng 2.000 vị trí tuyển dụng. Thông thường, các doanh nghiệp nhu cầu tuyển dụng các lĩnh vực thương mại dịch vụ, công nghệ thông tin, nhà hàng, khách sạn... So với những năm trước đây, năm nay, những biến động về việc làm sau Tết ngày càng ít. Lượng DN có nhu cầu tuyển mới phục vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu rơi vào các DN vừa và nhỏ. Nhân sự bậc cao hầu như không nhiều, đa phần công việc vị trí bậc trung, lao động phổ thông” - ông Thành cho hay. Hoa Lê (ghi)

Người lao động “kén” việc

Trong khi các DN “khát” nhân lực đầu năm, thì nhiều NLĐ vẫn đang cân nhắc để có sự lựa chọn công việc tốt nhất với điều kiện làm việc tốt hơn, mức thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của bản thân mình và gia đình.

Chị Lương Thu Hiền (sinh năm 1991, trú tại Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, bản thân chị muốn tìm một công việc có mức thu nhập ổn định, đảm bảo đời sống. Chị Hiền mong muốn tìm việc tại một công ty có chế độ đãi ngộ tốt, được hỗ trợ đóng bảo hiểm đầy đủ theo quy định của pháp luật. Chị Nguyễn Thị Thoa (sinh năm 1993, trú tại Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho hay: “Trước đây, tôi  làm thuê ở ngoài nên không có chế độ gì. Để đảm bảo cuộc sống lâu dài, bây giờ mong muốn đi làm tại một công ty được trả lương thưởng, phúc lợi rõ ràng, được đóng bảo hiểm đầy đủ”.

Theo khảo sát của phóng viên, trong khi đại đa số NLĐ đã trở lại làm việc sau khi nghỉ Tết, thì vẫn có những lao động chờ hết tháng Giêng mới đi tìm việc làm mới. T.Giang - Q.Chi

Bình Dương: Doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động một phần vì dịch virus Corona

Đầu năm 2020, để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh, hàng trăm doanh nghiệp ở Bình Dương đang thông báo cần tuyển hơn 60.000 lao động.

Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, tính đến nay, có 2.859/2.876 doanh nghiệp có công đoàn cơ sở đã đi vào hoạt động với 783.262 lao động, chiếm tỉ lệ 99,41%. Hiện có 549 doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển 64.251 lao động mới.

Cty TNHH Giày Thông Dụng (phường An Phú, thị xã Thuận An) đến thời điểm này đã có 100% lao động (7.100 lao động) đã đi làm trở lại. Công ty đang cần tuyển thêm hơn 2.000 lao động. Do tình hình tuyển dụng gặp khó khăn, mỗi ngày công ty chỉ tuyển thêm được từ 20-30 lao động, từ Tết đến nay mới tuyển được gần 300 lao động.

Công ty Shyang Hung Cheng (phường An Thạnh, thị xã Thuận An) cần tuyển thêm 1.000 lao động. Tuy nhiên do ảnh hưởng một phần của dịch bệnh virus Corona và nguồn lao động khan hiếm nên việc tuyển dụng gặp khó. Đến nay mới tuyển thêm được hơn 200 lao động phổ thông.

Hầu hết các doanh nghiệp đều công bố đảm bảo thu nhập cho người lao động từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng/tháng, có phụ cấp nhà ở, đi lại và điện thoại.  Đình Trọng

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Nỗ lực hết mình vì người lao động trong thời virus Corona

THANH CHUNG |

Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) gây ra, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều biện pháp, nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong công tác phòng chống dịch bệnh.

LĐLĐ An Giang: Thăm hỏi, hỗ trợ nữ công nhân góa bụa

Lục Tùng |

Sau khi thăm hỏi, an ủi, động viên, thay mặt LĐLĐ An Giang, Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hải trao hỗ trợ tiền để nữ công nhân Trịnh Ngọc Thúy có thêm điều kiện ổn định cuộc sống, sớm quay trở lại làm việc...

Cận ngày con trở lại trường học, cha mẹ là công nhân nửa mừng nửa lo

Tùng Giang |

Những ngày qua, các phụ huynh là công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất tại Hà Nội hết sức vất vả vì vẫn phải đi làm nhưng con em lại nghỉ học để phòng virus Corona. Tuy nhiên, cận ngày con trở lại trường học, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Nỗ lực hết mình vì người lao động trong thời virus Corona

THANH CHUNG |

Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) gây ra, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều biện pháp, nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong công tác phòng chống dịch bệnh.

LĐLĐ An Giang: Thăm hỏi, hỗ trợ nữ công nhân góa bụa

Lục Tùng |

Sau khi thăm hỏi, an ủi, động viên, thay mặt LĐLĐ An Giang, Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hải trao hỗ trợ tiền để nữ công nhân Trịnh Ngọc Thúy có thêm điều kiện ổn định cuộc sống, sớm quay trở lại làm việc...

Cận ngày con trở lại trường học, cha mẹ là công nhân nửa mừng nửa lo

Tùng Giang |

Những ngày qua, các phụ huynh là công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất tại Hà Nội hết sức vất vả vì vẫn phải đi làm nhưng con em lại nghỉ học để phòng virus Corona. Tuy nhiên, cận ngày con trở lại trường học, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.