Hơn 51.000 lao động là người nước ngoài đã tham gia BHXH bắt buộc

AN ĐỨC |

Ông Đinh Duy Hùng - Phó Trưởng ban Thu, BHXH Việt Nam - cho biết, sau hơn 3 tháng thực hiện BHXH bắt buộc cho người lao động (NLĐ) là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đã đạt được những kết quả bước đầu. Việc thực hiện tốt BHXH bắt buộc cho đối tượng này là phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến ngày 28.2.2019 (sau 3 tháng kể từ khi Nghị định số 143/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành), tổng số đơn vị tham gia BHXH cho người nước ngoài trên toàn quốc là 8.730 đơn vị với số LĐ là 51.524 người.

Theo ước tính của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), hiện nay cả nước có khoảng trên 80.000 NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong đó đa số được cấp giấy phép LĐ (chiếm trên 90% tổng số LĐ nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép LĐ). Như vậy, chỉ sau hơn 3 tháng triển khai Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, đã có trên 64% LĐ thuộc đối tượng này tham gia BHXH bắt buộc, đó là một kết quả khá khả quan đối với việc triển khai một chính sách mới.

Thời gian tới, thực hiện Nghị định số 143/2018/NĐ-CP; Công văn số 5300/LĐTBXH-BHXH ngày 17.12.2018 của Bộ LĐTBXH về việc triển khai thực hiện Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo BHXH các địa phương tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về LĐ để nắm bắt số lượng đối tượng NLĐ nước ngoài thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng LĐ nước ngoài thực hiện.

Ông Đinh Duy Hùng cho biết thêm, chính sách BHXH đối với LĐ di cư đã và đang được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, việc Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài là cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa LĐ trong nước với LĐ nước ngoài, tạo tâm lý yên tâm làm việc cho NLĐ. Đây là một yếu tố tích cực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút LĐ chất lượng cao đến Việt Nam.

Vì là chính sách mới triển khai nên việc thu nộp BHXH cho LĐ nước ngoài cũng còn một số vướng mắc, khó khăn như về xác định đối tượng. Nghị định số 143/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1.12.2018, là một chính sách mới lại không có Thông tư hướng dẫn. Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã ghi nhận một số vướng mắc của doanh nghiệp có sử dụng LĐ là người nước ngoài và đang chỉ đạo BHXH các địa phương phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về LĐ để nắm bắt số lượng NLĐ nước ngoài thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng LĐ nước ngoài thực hiện.

Ngoài ra, NLĐ là công dân nước ngoài đến Việt Nam làm việc từ rất nhiều quốc gia với nhiều ngôn ngữ khác nhau, trên hồ sơ, giấy tờ tùy thân chỉ có chữ viết nước ngoài dẫn đến khó khăn trong giao dịch BHXH.

Về vấn đề liên quan đến việc LĐ nước ngoài sang Việt Nam làm việc có thể đã tham gia BHXH ở nước sở tại và ngược lại, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ LĐTBXH đàm phán, ký kết các hiệp định song phương về BHXH để tránh tình trạng đóng trùng BHXH.

AN ĐỨC
TIN LIÊN QUAN

Giải đáp vướng mắc trong thực hiện BHXH cho lao động nước ngoài

HÀ NGUYÊN |

Bộ LĐTBXH vừa có công văn số 1064/LĐTBXH-BHXH ngày 18.3.2019 giải đáp vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 143/2018/NĐ-CP.

Công đoàn giúp người lao động nước ngoài đòi được hơn 583 triệu đồng

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 25.12, Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn – LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho biết: TAND tỉnh Đồng Nai đã chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn là ông Pablo Rosario Rostata. Sửa một phần bản án lao động sơ thẩm số 07/2018/LĐ-ST ngày 2.7.2018 của TAND TP.Biên Hòa.

Khó quản lý lao động nước ngoài

PHI THÀNH |

Tình trạng người nước ngoài vào làm việc, tham gia góp vốn đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp tại Khánh Hòa. Lợi dụng kẽ hở của luật, nhiều lao động nước ngoài xin giấy phép lao động bằng cách góp vốn vào doanh nghiệp, thay vì xin giấy phép lao động (cấp mới hay cấp lại) phải đóng một khoản phí lớn.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Giải đáp vướng mắc trong thực hiện BHXH cho lao động nước ngoài

HÀ NGUYÊN |

Bộ LĐTBXH vừa có công văn số 1064/LĐTBXH-BHXH ngày 18.3.2019 giải đáp vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 143/2018/NĐ-CP.

Công đoàn giúp người lao động nước ngoài đòi được hơn 583 triệu đồng

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 25.12, Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn – LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho biết: TAND tỉnh Đồng Nai đã chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn là ông Pablo Rosario Rostata. Sửa một phần bản án lao động sơ thẩm số 07/2018/LĐ-ST ngày 2.7.2018 của TAND TP.Biên Hòa.

Khó quản lý lao động nước ngoài

PHI THÀNH |

Tình trạng người nước ngoài vào làm việc, tham gia góp vốn đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp tại Khánh Hòa. Lợi dụng kẽ hở của luật, nhiều lao động nước ngoài xin giấy phép lao động bằng cách góp vốn vào doanh nghiệp, thay vì xin giấy phép lao động (cấp mới hay cấp lại) phải đóng một khoản phí lớn.