Hơn 3.700 công nhân thủy nông Hà Nội bị nợ lương: Tổng cục Thủy lợi hứa tìm hướng tháo gỡ

TIẾN DŨNG |

Từ năm 2015 đến nay, 3.700 cán bộ công nhân viên chức và lao động (CBCNVC-NLĐ) các Cty khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn TP.Hà Nội bị chậm lương, khiến đời sống của họ vô cùng bấp bênh mà Báo Lao Động đã phản ánh trong loạt bài hồi tháng 3.2017.

Nhiều người gắn bó với công việc hàng chục năm trời không nỡ bỏ công việc mình đang làm, đành chấp nhận, chờ đợi chính sách tháo gỡ khó khăn từ các cơ quan nhà nước, nhiều công nhân vì quá cực khổ đã viết “tâm thư” gửi Chủ tịch UBND TP.Hà Nội để có chính sách tháo gỡ vướng mắc.

Bất cập về chính sách

Theo ông Doãn Văn Kính - Giám đốc Cty TNHH đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy - việc chậm lương cho NLĐ xảy ra từ năm 2015. Năm 2016, Cty đã ứng lương cho NLĐ đến hết tháng 11, với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Sang năm 2017, Cty mới ứng lương được đến hết tháng 8 với mức lương trung bình 2,2 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, Cty đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tìm hướng tháo gỡ vướng mắc để có tiền trả lương cho NLĐ.

Nói về nguyên nhân dẫn tới việc chậm lương cho NLĐ, các doanh nghiệp thủy nông Hà Nội đều cho rằng: Ba năm nay, thành phố chưa đặt hàng chính thức với Cty thủy nông nào mà chỉ đặt hàng tạm thời theo mức miễn thu thủy lợi phí. Chính vì vậy, số tiền chỉ bằng gần 50% so với chi phí hoạt động của các Cty như trước đây. Bên cạnh đó, các Cty thủy nông chủ yếu là hoạt động công ích, do vậy, toàn bộ chi phí hoạt động doanh nghiệp đều dựa vào ngân sách nhà nước. “Ở đây, cái gốc của vấn đề là nhà nước giao cho Cty khối lượng công việc gì (số công trình - PV), quản lý theo cách nào, để từ đó sẽ tính được ra số kinh phí cần thiết (chi phí thực tế - PV).

Những năm trước đây, thành phố giao kế hoạch trên cơ sở chi phí hoạt động hợp lý của các Cty. Sau khi Chính phủ thay đổi phương thức quản lý, thành phố đã xây dựng định mức và đơn giá, các Cty được áp dụng ổn định 3 năm theo quyết định, nhưng thực tế chỉ ổn định được 2 năm là 2013 và 2014. Đến năm 2015, thành phố chỉ có quyết định đặt hàng tạm thời, đến nay, các doanh nghiệp vẫn chưa được quyết toán” - ông Doãn Văn Kính cho biết.

Cũng theo các Cty thủy nông Hà Nội, từ năm 2016 đến nay, thành phố đặt hàng tạm thời đối với các Cty thủy nông theo đơn giá quy định tại Thông tư số 280 của Bộ Tài chính và Quyết định số 55 của UBND TP.Hà Nội. Nguồn kinh phí này quá thấp so với tổng chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động của Cty. Do đó, các Cty hoạt động hết sức khó khăn, không có kinh phí để thanh toán, các chế độ chính sách tiền lương, BHXH, các chế độ khác theo Bộ Luật Lao động, Luật ATVSLĐ… gần như chỉ tạm ứng ở mức tối thiểu, thậm chí không có nguồn để thanh toán.

Bên cạnh đó, mức thủy lợi phí chỉ tính cho việc tưới tiêu trên diện tích đất nông nghiệp, các Cty thủy nông phải quản lý các công trình tưới tiêu nước cho các loại diện tích khác như đô thị, công nghiệp, làng mạc… với diện tích rất lớn thì chưa được tính kinh phí. Do vậy, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn vì vẫn phải chi trả tiền vận hành, tiền điện, tiền nhân công, dẫn tới doanh nghiệp nợ nần chồng chất, đặc biệt là tiền lương của NLĐ.

“Vì là doanh nghiệp hoạt động công ích, mọi chế độ, chính sách được hưởng trước đây và hiện nay đều do các sở, ngành thành phố thẩm định, xem xét kỹ lưỡng, sau đó trình UBND TP.Hà Nội phê duyệt, ban hành quyết định, NLĐ mới được hưởng lương, thưởng và các khoản khác theo quy định. Nhưng năm 2015, khi Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán tại các doanh nghiệp thì cắt bớt tiền lương của NLĐ, buộc doanh nghiệp phải trừ vào tiền lương của NLĐ năm kế tiếp, nên việc giải quyết chế độ lương và BHXH của NLĐ gặp rất nhiều khó khăn, các Cty thủy nông đều trở thành con nợ” - lãnh đạo 1 doanh nghiệp thủy nông cho biết.

Trạm bơm của Cty TNHH đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy. Ảnh: TN
Trạm bơm của Cty TNHH đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy. Ảnh: TN

Khó khăn cũng phải lo tết cho NLĐ

Tại cuộc họp giữa Tổng cục Thủy Lợi (Bộ NNPTNT) và các đơn vị liên quan nhằm giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp thủy nông Hà Nội diễn ra chiều 18.1. Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Trần Thanh Nhã thừa nhận, thời gian qua, có việc chậm lương đối với NLĐ tại 5 Cty thủy nông trên địa bàn. Theo ông Nhã, các doanh nghiệp thủy lợi hoạt động chính là duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, thoát nước. Quy trình vận hành phụ thuộc từng hệ thống thủy lợi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Căn cứ vào đó để xây dựng định mức kỹ thuật, cần bao nhiêu lao động, vận hành máy móc thiết bị ra sao. Trong đó, NLĐ được trả lương theo quy định nhà nước về chính sách tiền lương và định mức công việc.

Theo ông Nhã, việc chậm lương cho NLĐ có nhiều nguyên nhân, nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là làm sao để NLĐ được hưởng lương để ổn định cuộc sống. Các doanh nghiệp cần động viên, ổn định tình hình tâm lý, tư tưởng của NLĐ, sớm quyết toán để trên cơ sở đó thành phố cấp nguồn kinh phí chi trả lương cho NLĐ vui xuân, đón tết. Cũng tại cuộc họp, các cấp, ngành của TP.Hà Nội và đại diện các cơ quan Trung ương đã có nhiều ý kiến tranh luận về kinh phí đặt hàng theo giá tối đa quy định tại Thông tư số 280 của Bộ Tài chính cũng như việc xem xét ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật.

Sau khi nghe các ý kiến của doanh nghiệp và các đơn vị liên quan, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi - tiếp thu ý kiến của 5 Cty thủy nông và yêu cầu xem xét lại trách nhiệm của các đơn vị liên quan. Ông Nguyễn Văn Tỉnh chia sẻ với các doanh nghiệp và CNLĐ và nhấn mạnh: Trong điều kiện khó khăn như vậy, các doanh nghiệp và NLĐ vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình, điều đó chứng tỏ trách nhiệm rất lớn của các doanh nghiệp và NLĐ. Ông Tỉnh đề nghị, TP.Hà Nội và 5 Cty cần khắc phục khó khăn, động viên NLĐ hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt trong các đợt đổ ải phục vụ sản xuất nông nghiệp. “Còn 3 tuần nữa là tết âm lịch, chúng ta cần tháo gỡ chung, anh em cán bộ phải có tết, ít nhất là phải có lương cho NLĐ, và tạo điều kiện có chút ít thưởng tết cho anh em. Nếu cần, tổ chức 1 buổi họp giữa Bộ NNPTNT và Bộ Tài chính để tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy nông thì tôi sẽ sẵn sàng, tôi hứa sẽ đồng hành cùng các đồng chí trong giải quyết vấn đề này” - ông Tỉnh nói.

Trước những khó khăn trong việc Cty chậm lương của người lao động (NLĐ), ông Phạm Xuân Chinh - công nhân Xí nghiệp Đan Hoài, Cty TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi Sông Đáy - đã gửi “tâm thư” tới Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Trong đó mong muốn thành phố sẽ vào cuộc, có những chính sách trợ giúp doanh nghiệp, trợ giúp NLĐ, nhất là trong dịp tết Nguyên Đán để NLĐ được đón một cái tết ấm no, yên bình. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Chinh nói: “Chúng tôi làm việc vất vả chẳng quản ngày đêm, mưa nắng mà mấy tháng nay chưa được trả lương, tết nhất đến nơi rồi, ai cũng mong có chút tiền để lo cho gia đình cái tết như bao người khác, thế nhưng, đến giờ vẫn chưa thấy có điều gì khả quan, hy vọng Chủ tịch UBND TP.Hà Nội và các đơn vị liên quan sớm có chính sách xử lý để NLĐ được hưởng những gì đúng với sức lao động chúng tôi bỏ ra”.


Bất cập về chính sách

Theo ông Doãn Văn Kính - Giám đốc Cty TNHH đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy - việc chậm lương cho NLĐ xảy ra từ năm 2015. Năm 2016, Cty đã ứng lương cho NLĐ đến hết tháng 11, với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Sang năm 2017, Cty mới ứng lương được đến hết tháng 8 với mức lương trung bình 2,2 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, Cty đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tìm hướng tháo gỡ vướng mắc để có tiền trả lương cho NLĐ.

Nói về nguyên nhân dẫn tới việc chậm lương cho NLĐ, các doanh nghiệp thủy nông Hà Nội đều cho rằng: Ba năm nay, thành phố chưa đặt hàng chính thức với Cty thủy nông nào mà chỉ đặt hàng tạm thời theo mức miễn thu thủy lợi phí. Chính vì vậy, số tiền chỉ bằng gần 50% so với chi phí hoạt động của các Cty như trước đây. Bên cạnh đó, các Cty thủy nông chủ yếu là hoạt động công ích, do vậy, toàn bộ chi phí hoạt động doanh nghiệp đều dựa vào ngân sách nhà nước. “Ở đây, cái gốc của vấn đề là nhà nước giao cho Cty khối lượng công việc gì (số công trình - PV), quản lý theo cách nào, để từ đó sẽ tính được ra số kinh phí cần thiết (chi phí thực tế - PV). Những năm trước đây, thành phố giao kế hoạch trên cơ sở chi phí hoạt động hợp lý của các Cty. Sau khi Chính phủ thay đổi phương thức quản lý, thành phố đã xây dựng định mức và đơn giá, các Cty được áp dụng ổn định 3 năm theo quyết định, nhưng thực tế chỉ ổn định được 2 năm là 2013 và 2014. Đến năm 2015, thành phố chỉ có quyết định đặt hàng tạm thời, đến nay, các doanh nghiệp vẫn chưa được quyết toán” - ông Doãn Văn Kính cho biết.

Cũng theo các Cty thủy nông Hà Nội, từ năm 2016 đến nay, thành phố đặt hàng tạm thời đối với các Cty thủy nông theo đơn giá quy định tại Thông tư số 280 của Bộ Tài chính và Quyết định số 55 của UBND TP.Hà Nội. Nguồn kinh phí này quá thấp so với tổng chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động của Cty. Do đó, các Cty hoạt động hết sức khó khăn, không có kinh phí để thanh toán, các chế độ chính sách tiền lương, BHXH, các chế độ khác theo Bộ Luật Lao động, Luật ATVSLĐ… gần như chỉ tạm ứng ở mức tối thiểu, thậm chí không có nguồn để thanh toán.

Bên cạnh đó, mức thủy lợi phí chỉ tính cho việc tưới tiêu trên diện tích đất nông nghiệp, các Cty thủy nông phải quản lý các công trình tưới tiêu nước cho các loại diện tích khác như đô thị, công nghiệp, làng mạc… với diện tích rất lớn thì chưa được tính kinh phí. Do vậy, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn vì vẫn phải chi trả tiền vận hành, tiền điện, tiền nhân công, dẫn tới doanh nghiệp nợ nần chồng chất, đặc biệt là tiền lương của NLĐ.

“Vì là doanh nghiệp hoạt động công ích, mọi chế độ, chính sách được hưởng trước đây và hiện nay đều do các sở, ngành thành phố thẩm định, xem xét kỹ lưỡng, sau đó trình UBND TP.Hà Nội phê duyệt, ban hành quyết định, NLĐ mới được hưởng lương, thưởng và các khoản khác theo quy định. Nhưng năm 2015, khi Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán tại các doanh nghiệp thì cắt bớt tiền lương của NLĐ, buộc doanh nghiệp phải trừ vào tiền lương của NLĐ năm kế tiếp, nên việc giải quyết chế độ lương và BHXH của NLĐ gặp rất nhiều khó khăn, các Cty thủy nông đều trở thành con nợ” - lãnh đạo 1 doanh nghiệp thủy nông cho biết.

Khó khăn cũng phải lo tết cho NLĐ

Tại cuộc họp giữa Tổng cục Thủy Lợi (Bộ NNPTNT) và các đơn vị liên quan nhằm giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp thủy nông Hà Nội diễn ra chiều 18.1. Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Trần Thanh Nhã thừa nhận, thời gian qua, có việc chậm lương đối với NLĐ tại 5 Cty thủy nông trên địa bàn. Theo ông Nhã, các doanh nghiệp thủy lợi hoạt động chính là duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, thoát nước. Quy trình vận hành phụ thuộc từng hệ thống thủy lợi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Căn cứ vào đó để xây dựng định mức kỹ thuật, cần bao nhiêu lao động, vận hành máy móc thiết bị ra sao. Trong đó, NLĐ được trả lương theo quy định nhà nước về chính sách tiền lương và định mức công việc.

Theo ông Nhã, việc chậm lương cho NLĐ có nhiều nguyên nhân, nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là làm sao để NLĐ được hưởng lương để ổn định cuộc sống. Các doanh nghiệp cần động viên, ổn định tình hình tâm lý, tư tưởng của NLĐ, sớm quyết toán để trên cơ sở đó thành phố cấp nguồn kinh phí chi trả lương cho NLĐ vui xuân, đón tết. Cũng tại cuộc họp, các cấp, ngành của TP.Hà Nội và đại diện các cơ quan Trung ương đã có nhiều ý kiến tranh luận về kinh phí đặt hàng theo giá tối đa quy định tại Thông tư số 280 của Bộ Tài chính cũng như việc xem xét ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật.

Sau khi nghe các ý kiến của doanh nghiệp và các đơn vị liên quan, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi - tiếp thu ý kiến của 5 Cty thủy nông và yêu cầu xem xét lại trách nhiệm của các đơn vị liên quan. Ông Nguyễn Văn Tỉnh chia sẻ với các doanh nghiệp và CNLĐ và nhấn mạnh: Trong điều kiện khó khăn như vậy, các doanh nghiệp và NLĐ vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình, điều đó chứng tỏ trách nhiệm rất lớn của các doanh nghiệp và NLĐ. Ông Tỉnh đề nghị, TP.Hà Nội và 5 Cty cần khắc phục khó khăn, động viên NLĐ hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt trong các đợt đổ ải phục vụ sản xuất nông nghiệp. “Còn 3 tuần nữa là tết âm lịch, chúng ta cần tháo gỡ chung, anh em cán bộ phải có tết, ít nhất là phải có lương cho NLĐ, và tạo điều kiện có chút ít thưởng tết cho anh em. Nếu cần, tổ chức 1 buổi họp giữa Bộ NNPTNT và Bộ Tài chính để tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy nông thì tôi sẽ sẵn sàng, tôi hứa sẽ đồng hành cùng các đồng chí trong giải quyết vấn đề này” - ông Tỉnh nói.

Bất cập về chính sách

Theo ông Doãn Văn Kính - Giám đốc Cty TNHH đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy - việc chậm lương cho NLĐ xảy ra từ năm 2015. Năm 2016, Cty đã ứng lương cho NLĐ đến hết tháng 11, với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Sang năm 2017, Cty mới ứng lương được đến hết tháng 8 với mức lương trung bình 2,2 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, Cty đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tìm hướng tháo gỡ vướng mắc để có tiền trả lương cho NLĐ.

Nói về nguyên nhân dẫn tới việc chậm lương cho NLĐ, các doanh nghiệp thủy nông Hà Nội đều cho rằng: Ba năm nay, thành phố chưa đặt hàng chính thức với Cty thủy nông nào mà chỉ đặt hàng tạm thời theo mức miễn thu thủy lợi phí. Chính vì vậy, số tiền chỉ bằng gần 50% so với chi phí hoạt động của các Cty như trước đây. Bên cạnh đó, các Cty thủy nông chủ yếu là hoạt động công ích, do vậy, toàn bộ chi phí hoạt động doanh nghiệp đều dựa vào ngân sách nhà nước. “Ở đây, cái gốc của vấn đề là nhà nước giao cho Cty khối lượng công việc gì (số công trình - PV), quản lý theo cách nào, để từ đó sẽ tính được ra số kinh phí cần thiết (chi phí thực tế - PV). Những năm trước đây, thành phố giao kế hoạch trên cơ sở chi phí hoạt động hợp lý của các Cty. Sau khi Chính phủ thay đổi phương thức quản lý, thành phố đã xây dựng định mức và đơn giá, các Cty được áp dụng ổn định 3 năm theo quyết định, nhưng thực tế chỉ ổn định được 2 năm là 2013 và 2014. Đến năm 2015, thành phố chỉ có quyết định đặt hàng tạm thời, đến nay, các doanh nghiệp vẫn chưa được quyết toán” - ông Doãn Văn Kính cho biết.

Cũng theo các Cty thủy nông Hà Nội, từ năm 2016 đến nay, thành phố đặt hàng tạm thời đối với các Cty thủy nông theo đơn giá quy định tại Thông tư số 280 của Bộ Tài chính và Quyết định số 55 của UBND TP.Hà Nội. Nguồn kinh phí này quá thấp so với tổng chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động của Cty. Do đó, các Cty hoạt động hết sức khó khăn, không có kinh phí để thanh toán, các chế độ chính sách tiền lương, BHXH, các chế độ khác theo Bộ Luật Lao động, Luật ATVSLĐ… gần như chỉ tạm ứng ở mức tối thiểu, thậm chí không có nguồn để thanh toán.

Bên cạnh đó, mức thủy lợi phí chỉ tính cho việc tưới tiêu trên diện tích đất nông nghiệp, các Cty thủy nông phải quản lý các công trình tưới tiêu nước cho các loại diện tích khác như đô thị, công nghiệp, làng mạc… với diện tích rất lớn thì chưa được tính kinh phí. Do vậy, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn vì vẫn phải chi trả tiền vận hành, tiền điện, tiền nhân công, dẫn tới doanh nghiệp nợ nần chồng chất, đặc biệt là tiền lương của NLĐ.

“Vì là doanh nghiệp hoạt động công ích, mọi chế độ, chính sách được hưởng trước đây và hiện nay đều do các sở, ngành thành phố thẩm định, xem xét kỹ lưỡng, sau đó trình UBND TP.Hà Nội phê duyệt, ban hành quyết định, NLĐ mới được hưởng lương, thưởng và các khoản khác theo quy định. Nhưng năm 2015, khi Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán tại các doanh nghiệp thì cắt bớt tiền lương của NLĐ, buộc doanh nghiệp phải trừ vào tiền lương của NLĐ năm kế tiếp, nên việc giải quyết chế độ lương và BHXH của NLĐ gặp rất nhiều khó khăn, các Cty thủy nông đều trở thành con nợ” - lãnh đạo 1 doanh nghiệp thủy nông cho biết.

Khó khăn cũng phải lo tết cho NLĐ

Tại cuộc họp giữa Tổng cục Thủy Lợi (Bộ NNPTNT) và các đơn vị liên quan nhằm giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp thủy nông Hà Nội diễn ra chiều 18.1. Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Trần Thanh Nhã thừa nhận, thời gian qua, có việc chậm lương đối với NLĐ tại 5 Cty thủy nông trên địa bàn. Theo ông Nhã, các doanh nghiệp thủy lợi hoạt động chính là duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, thoát nước. Quy trình vận hành phụ thuộc từng hệ thống thủy lợi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Căn cứ vào đó để xây dựng định mức kỹ thuật, cần bao nhiêu lao động, vận hành máy móc thiết bị ra sao. Trong đó, NLĐ được trả lương theo quy định nhà nước về chính sách tiền lương và định mức công việc.

Theo ông Nhã, việc chậm lương cho NLĐ có nhiều nguyên nhân, nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là làm sao để NLĐ được hưởng lương để ổn định cuộc sống. Các doanh nghiệp cần động viên, ổn định tình hình tâm lý, tư tưởng của NLĐ, sớm quyết toán để trên cơ sở đó thành phố cấp nguồn kinh phí chi trả lương cho NLĐ vui xuân, đón tết. Cũng tại cuộc họp, các cấp, ngành của TP.Hà Nội và đại diện các cơ quan Trung ương đã có nhiều ý kiến tranh luận về kinh phí đặt hàng theo giá tối đa quy định tại Thông tư số 280 của Bộ Tài chính cũng như việc xem xét ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật.

Sau khi nghe các ý kiến của doanh nghiệp và các đơn vị liên quan, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi - tiếp thu ý kiến của 5 Cty thủy nông và yêu cầu xem xét lại trách nhiệm của các đơn vị liên quan. Ông Nguyễn Văn Tỉnh chia sẻ với các doanh nghiệp và CNLĐ và nhấn mạnh: Trong điều kiện khó khăn như vậy, các doanh nghiệp và NLĐ vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình, điều đó chứng tỏ trách nhiệm rất lớn của các doanh nghiệp và NLĐ. Ông Tỉnh đề nghị, TP.Hà Nội và 5 Cty cần khắc phục khó khăn, động viên NLĐ hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt trong các đợt đổ ải phục vụ sản xuất nông nghiệp. “Còn 3 tuần nữa là tết âm lịch, chúng ta cần tháo gỡ chung, anh em cán bộ phải có tết, ít nhất là phải có lương cho NLĐ, và tạo điều kiện có chút ít thưởng tết cho anh em. Nếu cần, tổ chức 1 buổi họp giữa Bộ NNPTNT và Bộ Tài chính để tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy nông thì tôi sẽ sẵn sàng, tôi hứa sẽ đồng hành cùng các đồng chí trong giải quyết vấn đề này” - ông Tỉnh nói.

TIẾN DŨNG
TIN LIÊN QUAN

TP.Hồ Chí Minh: Gần 600 công nhân ngừng việc vì lo... mất Tết

LÊ TUYẾT |

Từ ngày 4.1 đến nay, gần 600 công nhân (CN) Cty TNHH Nam Phương (Lô B2-9 KCN Tây Bắc Củ Chi, TPHCM) đã ngừng việc, yêu cầu người đại diện pháp luật là ông Nam Sungho có mặt tại Cty để giải quyết tiền lương tháng 12 và những khoản lương Cty còn thiếu.

Vừa sinh con, vừa mất chồng lại bị công ty nợ lương

LÊ TUYẾT |

Đó là hoàn cảnh của chị Phan Thị Kim Xuyên (28 tuổi, quê Hậu Giang). Chị Xuyên là một trong 600 CN của Cty TNHH Nam Phương (Lô B2-9 KCN Tây Bắc Củ Chi, TPHCM). Liên tục nhiều ngày qua, các CN ở đây đã ngừng việc yêu cầu người đại diện pháp luật là ông Nam Sungho có mặt tại công ty để giải quyết tiền lương tháng 12 và những khoản lương công ty còn thiếu.

Hơn 1.600 người có nguy cơ nợ lương, mất thưởng khi tết cận kề

L.TUYẾT |

Theo báo cáo của LĐLĐ TPHCM về tình hình quan hệ lao động và công tác chăm lo Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 cho CNVC-LĐ, từ ngày 15.11.2017 đến ngày 25.12.2017, đã có 10 DN trên địa bàn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh phải thu hẹp sản xuất, giải thể, di dời đi nơi khác, làm ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của khoảng 1.650 lao động.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

TP.Hồ Chí Minh: Gần 600 công nhân ngừng việc vì lo... mất Tết

LÊ TUYẾT |

Từ ngày 4.1 đến nay, gần 600 công nhân (CN) Cty TNHH Nam Phương (Lô B2-9 KCN Tây Bắc Củ Chi, TPHCM) đã ngừng việc, yêu cầu người đại diện pháp luật là ông Nam Sungho có mặt tại Cty để giải quyết tiền lương tháng 12 và những khoản lương Cty còn thiếu.

Vừa sinh con, vừa mất chồng lại bị công ty nợ lương

LÊ TUYẾT |

Đó là hoàn cảnh của chị Phan Thị Kim Xuyên (28 tuổi, quê Hậu Giang). Chị Xuyên là một trong 600 CN của Cty TNHH Nam Phương (Lô B2-9 KCN Tây Bắc Củ Chi, TPHCM). Liên tục nhiều ngày qua, các CN ở đây đã ngừng việc yêu cầu người đại diện pháp luật là ông Nam Sungho có mặt tại công ty để giải quyết tiền lương tháng 12 và những khoản lương công ty còn thiếu.

Hơn 1.600 người có nguy cơ nợ lương, mất thưởng khi tết cận kề

L.TUYẾT |

Theo báo cáo của LĐLĐ TPHCM về tình hình quan hệ lao động và công tác chăm lo Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 cho CNVC-LĐ, từ ngày 15.11.2017 đến ngày 25.12.2017, đã có 10 DN trên địa bàn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh phải thu hẹp sản xuất, giải thể, di dời đi nơi khác, làm ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của khoảng 1.650 lao động.