Hơn 200.000 lao động bị nợ bảo hiểm xã hội sẽ được giải quyết quyền lợi

LƯƠNG HẠNH |

Hơn 200.000 người lao động bị doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội được giải quyết theo hướng người tiếp tục đi làm sẽ cộng dồn thời gian đóng, người nghỉ việc được bảo lưu.

Ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, thời gian vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các đơn vị liên quan đã bàn hướng xử lý các nhóm lao động trong doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội.

Vị này cho biết, trong số trên 200.000 người lao động bị "treo" quyền lợi khi các đơn vị, doanh nghiệp đã phá sản, hoặc đang làm thủ tục phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn.

Khoảng 20% số người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ. Bên cạnh đó, có 40% lao động trong nhóm đó đang tiếp tục làm việc ở các đơn vị mới và 20% số người lao động đã nghỉ việc hiện không tham gia bảo hiểm xã hội…

Sau khi thống kê, các đơn vị đang có đề xuất phương án xử lý với nhóm đối tượng đó.

"Trước mắt, đối với các trường hợp đủ điều kiện sẽ giải quyết cho họ. Nhóm lao động tiếp tục tham gia ở đơn vị mới sẽ được ghi nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở đơn vị cũ. Khi sang đơn vị mới làm việc, nếu phát sinh những chế độ quyền lợi sẽ được cộng nối thời gian để không bị vướng.

Những người không đi làm ở đâu sẽ được bảo lưu thời gian đóng trên sổ…" - ông Cường nói.

Bên cạnh đó, trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được lấy ý kiến cũng có nhiều nội dung quy định nhằm hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động đến làm thủ tục về các chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.
Người lao động đến làm thủ tục về các chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, rất nhiều giải pháp từ hành chính, kinh tế, tư pháp đều có để ngăn chặn tình trạng trên.

Ngoài ra, trong dự thảo luật cũng có hẳn trách nhiệm của người sử dụng lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp cứ chậm, trốn thì họ phải bồi thường.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2022, tổng số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế phải tính lãi là 13.156 tỉ đồng, chiếm 2,91% số phải thu.

Mặc dù đây là tỉ lệ số tiền chậm đóng trên số phải thu thấp nhất từ năm 2016 trở lại đây nhưng số lao động bị ảnh hưởng quyền lợi lên tới 2,786 triệu người.

Trong đó, có hơn 200.000 lao động bị "treo" quyền lợi vì doanh nghiệp đã phá sản, giải thể hoặc chủ doanh nghiệp bỏ trốn, khó có thể thu hồi được nợ.

Hiện nay, người lao động có thể kiểm tra thời gian bị chậm, nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thông qua ứng dụng VssID.

Tại phần "Quá trình tham gia", nếu hệ thống hiển thị thời gian chưa đóng, người dùng chọn xem "Chi tiết" để biết doanh nghiệp và số tháng bị nợ.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Không muốn rút bảo hiểm xã hội một lần, công nhân mong có lương hưu

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Để đảm bảo cuộc sống khi về già, nhiều công nhân khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) mong muốn gắn bó lâu dài với công việc, tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, để sau này được hưởng lương hưu.

Tách khoản phụ cấp để né đóng bảo hiểm xã hội

LƯƠNG HẠNH |

Hiện nay, tại một số doanh nghiệp vẫn còn tình trạng tách các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung khác ra nhằm mục tiêu “né” để không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTBXH Nguyễn Duy Cường đưa ra nhận định này trong cuộc họp báo thông tin về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. 

Lương hơn 6 triệu đồng/tháng, rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Từ  tháng 4.2016 đến tháng 10.2021, tôi tham gia bảo hiểm xã hội với mức tiền lương tháng là 6.300.000 đồng. Sau đó, tôi nghỉ việc không tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy tôi rút bảo hiểm xã hội thì được bao nhiêu tiền?

Bản tin công đoàn: Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Mất việc, công nhân ở TPHCM bươn chải đủ nghề để kiếm sống; Công ty Haprosimex đã bị khởi kiện ra toà vì nợ bảo hiểm xã hội của người lao động; Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội một lần...

Đi làm đứt quãng, cách tính rút bảo hiểm xã hội thế nào?

Phương Minh |

Công ty Luật TNHH YouMe đã trả lời bạn đọc liên quan đến cách tính rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi làm việc đứt quãng.

Sự thật về NutriZabet: Bóc mẽ những mạo nhận về chất lượng, chứng chỉ

Nhóm PV |

Nhằm tăng uy tín cho sản phẩm NutriZabet - vốn chỉ là thực phẩm chức năng không có tác dụng chữa bệnh - ông Nguyễn Văn Tâm và hệ thống bán hàng đã liên tục hạ thấp tác dụng của thuốc tây, đồng thời cung cấp cho bệnh nhân nhiều thông tin giả mạo.

Cận cảnh những dự án tái định cư bạc tỉ đắp chiếu hoang tàn tại Hà Nội

Tuyết Lan |

Hà Nội - Giữa lòng thủ đô, hàng chục khu tái định cư xuống cấp trầm trọng do bị bỏ hoang cả thập kỉ. Nhiều dự án có vị trí đắc địa vẫn không có người ở, gây lãng phí.

Dự báo tác động của đợt không khí lạnh sắp bao trùm miền Bắc

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ gây mưa rào và dông ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ chiều nay 6.4.

Không muốn rút bảo hiểm xã hội một lần, công nhân mong có lương hưu

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Để đảm bảo cuộc sống khi về già, nhiều công nhân khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) mong muốn gắn bó lâu dài với công việc, tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, để sau này được hưởng lương hưu.

Tách khoản phụ cấp để né đóng bảo hiểm xã hội

LƯƠNG HẠNH |

Hiện nay, tại một số doanh nghiệp vẫn còn tình trạng tách các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung khác ra nhằm mục tiêu “né” để không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTBXH Nguyễn Duy Cường đưa ra nhận định này trong cuộc họp báo thông tin về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. 

Lương hơn 6 triệu đồng/tháng, rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Từ  tháng 4.2016 đến tháng 10.2021, tôi tham gia bảo hiểm xã hội với mức tiền lương tháng là 6.300.000 đồng. Sau đó, tôi nghỉ việc không tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy tôi rút bảo hiểm xã hội thì được bao nhiêu tiền?

Bản tin công đoàn: Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Mất việc, công nhân ở TPHCM bươn chải đủ nghề để kiếm sống; Công ty Haprosimex đã bị khởi kiện ra toà vì nợ bảo hiểm xã hội của người lao động; Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội một lần...

Đi làm đứt quãng, cách tính rút bảo hiểm xã hội thế nào?

Phương Minh |

Công ty Luật TNHH YouMe đã trả lời bạn đọc liên quan đến cách tính rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi làm việc đứt quãng.