Hơn 20.000 lao động Hải Dương, Hưng Yên ở lại Hải Phòng để phòng dịch

Đặng Luân |

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP.Hải Phòng, nhiều doanh nghiệp chủ động bố trí nơi ở cũng như hỗ trợ người lao động Hải Dương, Hưng Yên đang làm việc tại Hải Phòng không được về địa phương để bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19.

Doanh nghiệp “phản ứng nhanh” vì người lao động

Mới đây, tại văn bản số 4958/UBND-VX về tăng cường một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, UBND TP.Hải Phòng yêu cầu Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng, Sở Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp bố trí chỗ ăn, ở tại Hải Phòng cho người lao động là người của Hải Dương, Hưng Yên đang làm việc tại các doanh nghiệp, tuyệt đối không để người lao động di chuyển từ Hải Phòng về các địa phương trên cho đến khi có thông báo mới.

Với kinh nghiệm từ các đợt dịch trước, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố chủ động bố trí nơi ở, có phương án hỗ trợ lao động 2 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên chưa thể về nhà do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Điển hình như tại Công ty TNHH LG Innotek (Khu công nghiệp Tràng Duệ), sau khi có chỉ đạo của UBND TP.Hải Phòng, công ty và công đoàn cơ sở lập tức nắm bắt tình hình, nhu cầu thực tế của khoảng 600 công nhân, lao động có hộ khẩu, sinh sống tại Hải Dương, Hưng Yên. Sau đó, liên hệ nơi lưu trú cho người lao động tại thành phố Hải Phòng. Những trường hợp lao động có nhu cầu thuê trọ ở ngoài (không lưu trú tại khách sạn do công ty bố trí) sẽ được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày.

Anh Nguyễn Văn Thư (35 tuổi, quê Tứ Kỳ, Hải Dương), nhân viên Bộ phận QC Công ty LG Innotek cho biết: “Hiện, tôi đang ở tại khách sạn trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Hải An, Hải Phòng) do công ty bố trí. Qua nhiều đợt dịch, công ty “phản ứng” rất kịp thời nên người lao động chúng tôi yên tâm ở lại làm việc, chấp hành quy định phòng, chống dịch của thành phố”.

Tương tự tại Công ty TNHH Rozre Robotech (Khu công nghiệp Nomura), ông Đỗ Viết Khánh – Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết – công ty hiện có hơn 160 lao động Hải Dương, Hưng Yên, phải ở lại thành phố theo quyết định của UBND TP.Hải Phòng.

Ngay sau khi có chỉ đạo của thành phố, công ty lên danh sách người lao động, có phương án hỗ trợ về nơi ở. Tuy nhiên, qua nhiều đợt dịch, phần lớn lao động ngoại tỉnh đang làm việc tại công ty đều đã thuê nhà, lưu trú tại thành phố. Trong thời gian này, công ty hỗ trợ toàn bộ bữa ăn trong ngày cho người lao động, động viên người lao động yên tâm làm việc, chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Vừa tuyên truyền, vừa chăm lo người lao động trong mùa dịch

Theo thống kê của Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng, người lao động là người của Hải Dương, Hưng Yên đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chiếm khoảng hơn 20.000 người.

Bà Đinh Thị Thuý Hà – Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng - cho biết mặc dù có sự chuẩn bị, kinh nghiệm triển khai qua nhiều đợt dịch COVID-19, tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn việc bố trí nơi ở cho người lao động lưu trú lại thành phố.

Trước tình hình đó, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp doanh nghiệp xây dựng phương án hỗ trợ nhà trọ cho người lao động, bố trí cho người lao động tại Hải Dương, Hưng Yên ở lại doanh nghiệp làm việc, không về quê.

Cũng theo bà Hà, đến thời điểm này, việc làm của người lao động tại các khu công nghiệp cơ bản ổn định. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo dài, người lao động lâu ngày không được về quê không tránh khỏi tình trạng nghỉ việc, dẫn đến thiếu hụt lao động phục vụ sản xuất. Những ngày tới, các cấp công đoàn khu kinh tế tiếp tục tuyên truyền, động viên người lao động. Song song với đó là lên danh sách những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ kịp thời, giúp người lao động có tâm lý vững vàng, cùng doanh nghiệp, công đoàn phòng dịch, duy trì sản xuất.

Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng chỉ đạo Công đoàn cơ sở tạo điều kiện hỗ trợ người lao động Hải Dương, Hưng Yên ở lại làm việc do dịch COVID-19. Video MD

Bà Đinh Thị Thuý Hà – Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng cho rằng các doanh nghiệp cần tập thực hiện các biện pháp nhằm "giữ chân" lao động như: Chủ động giữ thông tin, liên lạc để sẵn sàng kêu gọi người lao động quay trở lại sản xuất khi tình hình dịch được kiểm soát thông qua lập các nhóm trên mạng xã hội, internet với người lao động.

Đồng thời, các doanh nghiệp nên thực hiện các chế độ hỗ trợ, phúc lợi người lao động (trả lương ngừng việc, hỗ trợ bằng tiền đối với một số ngày nhất định khi tạm hoãn, nghỉ việc không lương), áp dụng các biện pháp ngừng việc có trả lương, hoặc tạm hoãn/nghỉ việc không lương thay cho việc chấm dứt hợp đồng lao động để ‘giữ chân’ lao động…

Đặng Luân
TIN LIÊN QUAN

Kết nạp 18 đảng viên là người lao động các doanh nghiệp FDI ở Hải Phòng

Mai Dung |

Tối 24.7, Chi bộ Công đoàn - Doanh nghiệp Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Lễ kết nạp Đảng cho 18 đoàn viên ưu tú.

Quán game online ở Hải Phòng 2 lần hoạt động "chui" giữa dịch COVID-19

Đặng Luân |

Sáng 22.7, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng cho biết đơn vị vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh game online vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19.

CĐ Khu kinh tế Hải Phòng hỗ trợ hơn 1.000 công nhân bị ảnh hưởng dịch

Mai Dung |

Ngày 21.7, Công đoàn Khu Kinh tế Hải Phòng tổ chức trao kinh phí, quà hỗ trợ công nhân, lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Kết nạp 18 đảng viên là người lao động các doanh nghiệp FDI ở Hải Phòng

Mai Dung |

Tối 24.7, Chi bộ Công đoàn - Doanh nghiệp Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Lễ kết nạp Đảng cho 18 đoàn viên ưu tú.

Quán game online ở Hải Phòng 2 lần hoạt động "chui" giữa dịch COVID-19

Đặng Luân |

Sáng 22.7, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng cho biết đơn vị vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh game online vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19.

CĐ Khu kinh tế Hải Phòng hỗ trợ hơn 1.000 công nhân bị ảnh hưởng dịch

Mai Dung |

Ngày 21.7, Công đoàn Khu Kinh tế Hải Phòng tổ chức trao kinh phí, quà hỗ trợ công nhân, lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.