Hỗ trợ tiền thuê trọ, san sẻ gánh nặng mưu sinh cho người lao động

ANH THƯ - ĐỖ PHƯƠNG |

Với mức tiền lương eo hẹp, mỗi tháng, công nhân ở tỉnh lẻ phải chi từ 500.000 - 1,5 triệu đồng cho tiền thuê trọ. Số tiền này luôn là nỗi lo canh cánh, gánh nặng cơm áo của nhiều công nhân xa quê. Biết đến thông tin người lao động đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ được hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà, không ít công nhân mừng vui.

Hỗ trợ đồng nào quý giá đồng đó

Là công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), 6 năm nay anh Nguyễn Quốc Thái (32 tuổi, quê Phú Thọ) thuê trọ ở xã Đại Mạch (huyện Đông Anh). Căn phòng vỏn vẹn 10m2 đủ để kê chiếc giường và đặt bếp ga mini.

Dù nhà trọ chật chội, xuống cấp, mỗi tháng, anh Thái chi 500.000 đồng (chưa tính tiền điện, nước) cho việc thuê trọ.

Anh Thái đã có vợ và 2 người con, nhiều lần đắn đo chuyện đón vợ con lên thành phố rồi xin cho vợ cùng làm công ty nhưng anh vẫn chưa thực hiện được vì nơi ở không ổn định.

“Muốn có nơi ở rộng rãi, sạch sẽ hơn cho cả gia đình thì phí thuê cũng sẽ cao hơn, khoảng 1 triệu - 1,5 triệu đồng/tháng. Lương của tôi khoảng 8 triệu/tháng, trong khi có vô số thứ cần chi, không thể dùng quá nhiều tiền cho việc thuê trọ” - anh Thái cho biết.

Tuy xa quê làm công nhân khá lâu song anh Thái bao giờ cũng nung nấu ý định sẽ dùng tiền kiếm được ở thành phố rồi trở về quê cất nhà. Bởi “công nhân như tôi không dám mơ mua nhà” - anh Thái nói.

Năm vừa qua, dịch bệnh ảnh hưởng, đã có thời gian gần 2 tháng nhóm công nhân như anh Thái không được đi làm, phải sống bằng trợ cấp ngưng việc của công ty.

Anh Thái nhớ lại quãng thời gian đó, nam công nhân cho hay, có tháng anh phải “khất” tiền thuê trọ vì không có thu nhập.

Khi PV nói đến gói hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm, anh Thái tuy chưa nắm rõ nhưng cũng tỏ ra mừng rỡ: “Với công nhân ngoại tỉnh phải thuê trọ để mưu sinh, được hỗ trợ đồng nào quý giá đồng đó”.

“Nếu được hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà, tôi sẽ rất vui. Số tiền này với nhiều người không quá lớn nhưng với nhiều công nhân, đó là tiền sinh hoạt sử dụng cho cả tháng. Làm công nhân 3 năm, tôi chưa từng được hỗ trợ tiền thuê trọ, tôi hi vọng công nhân làm việc ở khu công nghiệp sớm biết đến thông tin này” - chị Bùi Đinh Phương chia sẻ khi biết đến gói hỗ trợ tiền thuê nhà.

Chị Phương hiện là công nhân Công ty TNHH Molex Việt Nam (KCN Thăng Long). Một mình thuê trọ gần nơi làm, chị Phương chọn căn phòng có diện tích nhỏ để làm nơi trú ngụ. Phòng không có bếp nấu, chỉ có chiếc giường và lối đi đủ chỗ chứa xe đạp điện. Hàng tháng, cô gái trẻ bỏ ra khoảng 400.000 đồng tiền thuê nhà.

Học xong cấp 3 rồi thi đại học, chị Phương quyết định xin đi làm công nhân vì muốn được phụ giúp bố mẹ. Đều đặn mỗi tháng, chị gửi về cho gia đình 2 triệu đồng. Mức lương gần 7 triệu đồng, để có tiền trang trải cuộc sống, nữ công nhân phải chắt bóp chi tiêu.

“Bởi vậy, nếu muốn thuê phòng trọ có vệ sinh khép kín lại rộng rãi hơn, tôi phải bỏ ra khoảng gần 1 triệu đồng - khoản tiền này đối với tôi vượt quá khả năng” - chị Phương nói.

Chính sách hỗ trợ tiền mặt cho nLĐ 

Chị Hàn Thị Phương (SN 1983, ở Vĩnh Phúc) đang làm công nhân tại Công ty TNHH Denso Việt Nam (KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội). Hơn chục năm làm việc tại thủ đô, chị Phương cùng chồng thuê trọ tại xã Đại Mạch (Đông Anh, Hà Nội).

Phòng trọ mà chị đang ở rộng chừng 15m2, chật kín đồ đạc. Ngoài khu vực nấu nướng, căn phòng cũng chỉ đủ kê một chiếc giường ngủ. Theo chị Phương, nơi này chỉ là chỗ “sống tạm” do gần công ty chị làm việc. Thu nhập một tháng của hai vợ chồng, chị Phương bỏ ra 1,5 triệu đồng trả tiền thuê trọ. Với những người lao động, chi phí thuê nhà cũng “ngốn” mất một khoản kha khá. Vì vậy, khi biết thông tin có hỗ trợ về nhà ở khiến chị Phương như được san sẻ phần nào đó gánh nặng về chi phí sinh hoạt tại Thủ đô.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung, trước ngày 15.2.2022, Bộ sẽ trình với Chính phủ, báo cáo với Thường vụ Quốc hội thông qua việc tiến hành giải ngân 6.600 tỉ đồng hỗ trợ người lao động cũng như chính sách cho vay phục hồi sản xuất.

Trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 do Quốc hội ban hành, nội dung phục hồi an sinh, trong đó vấn đề được quan tâm nhất là phục hồi thị trường lao động.

Theo đó, người lao động sẽ được vay tiền với lãi suất thấp để phát triển sản xuất với mức vay có thể lên đến hàng trăm triệu. Cùng với đó, 6,6 nghìn tỉ tiền mặt để hỗ trợ cho người lao động với 2 đối tượng khác nhau.

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung nêu rõ: “Đối tượng lao động đang ở tại chỗ thì được hỗ trợ 3 tháng, còn trường hợp để khuyến khích người lao động quay lại thị trường lao động trước đây thì cũng hỗ trợ 3 tháng nhưng mức cao gấp đôi so với mức mà người đang ở lại.

Giao cho Ngân hàng chính sách được sử dụng một khoản tiền tương đối lớn để hỗ trợ cho doanh nghiệp vay với mức lãi suất rất thấp để doanh nghiệp xây dựng nhà, xây dựng ký túc xá, xây dựng nhà cho công nhân và cho công nhân mua hoặc thuê. Lấy một khoản nữa từ ngân sách nhà nước cho người công nhân có thể vay với lãi suất thấp để người công nhân mua nhà với giá rẻ. Tôi nghĩ rằng sàn an sinh tối thiểu là như vậy”.

Ngoài ra, hỗ trợ một phần về toàn bộ tiền lương; trả lương cho người lao động không có lãi suất (thông qua doanh nghiệp để trả lương cho đến hết ngày 31.3); hỗ trợ cho doanh nghiệp toàn bộ phần đào tạo mà nhà nước miễn phí (hỗ trợ này nằm trong chương trình 7.500 tỉ đồng hiện nay đã được cung cấp).

ANH THƯ - ĐỖ PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn.