Hộ kinh doanh khó khăn do COVID-19 mong chờ gói hỗ trợ của Chính phủ

Minh Phương |

"Tôi bán đồ ăn, tôi không còn nhớ rõ cửa hàng của mình đã phải đóng cửa bao nhiêu lần để phòng dịch COVID-19. Biết đến gói 26.000 tỉ đồng của Chính phủ, tôi rất vui vì thuộc đối tượng được hỗ trợ lần này" - ông Vương Văn Hùng - chủ cửa hàng kinh doanh ăn uống ở phố Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết.

Ông Hùng gắn bó với nghề kinh doanh ăn uống hơn 15 năm. Theo ông Hùng, chưa bao giờ cửa hàng gặp giai đoạn khó khăn như hiện nay vì dịch COVID-19. Lần thì đóng cửa do giãn cách, lần chỉ bán mang về. Thu nhập giảm sút, hầu hết nhân viên gắn bó với quán phải bỏ về quê, chờ ngày hết dịch quay trở lại.

Khi tìm hiểu về gói 26.000 tỉ đồng, ông Hùng cho hay, hộ kinh doanh của ông hoàn toàn đủ điều kiện để làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ. "So với gói 62.000 tỉ đồng trước đây, gói 26.000 tỉ đồng lần này đã thêm hộ kinh doanh đăng ký thuế được nhận hỗ trợ. Tôi tìm hiểu thấy thủ tục cũng đơn giản, số tiền này tuy không lớn nhưng trong thời gian dịch bệnh thế này giúp chúng tôi phần nào bớt khó khăn" - ông Hùng nói.

Tương tự như hoàn cảnh của ông Hùng, tổ hợp quán cà phê, karaoke của anh Phạm Văn Hải (huyện Ba Vì, Hà Nội) cũng phải đóng cửa phòng chống dịch bệnh. Nhờ có tiền tích luỹ nên anh Hải vẫn có tiền duy trì mặt bằng, chờ ngày hết dịch mở cửa lại.

Chia sẻ về gói hỗ trợ trên, anh Hải cho biết hộ kinh doanh của anh thuộc diện được hỗ trợ, anh Hải cũng rất mong chờ khoản tiền này nhưng vẫn chưa hiểu rõ phải làm thủ tục thế nào, nộp hồ sơ ra sao.

Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, hộ kinh doanh được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

Có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1.5.2021 đến ngày 31.12.2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

Mức hỗ trợ: 3.000.000 đồng/hộ kinh doanh. Trả 1 lần cho hộ kinh doanh.

Về hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện: Hộ kinh doanh gửi đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm kinh doanh. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31.1.2022.

Trong 3 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh; niêm yết công khai; tổng hợp, báo cáo gửi Chi cục Thuế.

Trong 2 ngày làm việc, Chi cục Thuế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp.

Trong 2 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong 2 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội giãn cách xã hội, những vi phạm nào sẽ bị phạt tiền?

Nhóm PV |

Sau 1 tuần thực hiện giãn cách xã hội, nhiều người dân vẫn chưa nắm rõ các quy định dẫn tới tình trạng bị xử phạt với mức tiền khá cao. Để hiểu rõ hơn những quy định trong việc thực hiện Chỉ thị 16, đồng thời giúp bạn đọc tránh mắc phải các lỗi khi thực hiện chỉ thị này tại Hà Nội, Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Danh Huế - Công ty Luật Hừng Đông.

Thợ cắt tóc lao đao vì dịch vẫn chưa biết đến gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng

Minh Phương |

Dịch COVID-19 khiến tiệm cắt tóc, gội đầu phải tạm ngưng hoạt động. Từ đây, nhiều thợ cắt tóc lâm vào hoàn cảnh "tiến thoái lưỡng nan" về quê không được, ở cũng không xong. Khi nhắc đến gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng từ Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, không ít thợ cắt tóc chưa biết đến gói hỗ trợ này.

Công nhân F0, F1 nhận gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng ra sao?

Minh Phương |

Ở đợt dịch bùng phát lần này, số lượng công nhân lao động nhiễm COVID-19, hoặc là F1 không nhỏ. Từ gói 26.00 tỉ đồng của Chính phủ, công nhân F0, F1 rất mong muốn được nhận hỗ trợ, đồng thời vẫn còn nhiều băn khoăn về các khâu thủ tục.

Lý giải đề xuất sửa đổi, cập nhật gần 400 tên đường ở TPHCM

HUYÊN NGUYỄN (thực hiện) |

Thống kê gần 400 tên đường bị sai, trùng tên, tên không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá… tại TPHCM nhận được nhiều tranh luận, trong đó không ít ý kiến lo ngại các thủ tục rắc rối, tốn kém nếu điều chỉnh. Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển (CEFURDS), Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu đề án “Công tác đặt đổi tên đường và công trình công cộng tại TPHCM – Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020” để hiểu rõ hơn về những đề xuất điều chỉnh này.

Khởi tố 14 người thuộc Chi cục đăng kiểm đường thuỷ ở TPHCM, Vũng Tàu

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Sáng ngày 17.2, Công an TPHCM đã tổ chức họp báo, cung cấp thêm một số thông tin mới nhất liên quan đến các trung tâm đăng kiểm có xảy ra sai phạm trong thời gian vừa qua trên địa bàn TPHCM và các tỉnh.

Những quán ăn Hà Nội chẳng khác nào nhà hàng mậu dịch

Chí Long |

Tới các quán ăn này, du khách như ngược dòng thời gian trở về thời "ông bà ta" với khung cảnh xưa cũ, tem phiếu, sổ gạo thời bao cấp, sử dụng vật trang trí như đèn bấc, xe đạp Phượng Hoàng, ăn cơm độn khoai, cà muối.

Kiểm định cầu Nhật Tân, Thanh Trì cùng lúc có gây khó khăn cho người dân?

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều ý kiến lo ngại việc kiểm định cùng lúc hai cầu Thanh Trì và cầu Nhật Tân sẽ không phù hợp và gây khó cho giao thông, vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng sẽ linh động, nếu ùn tắc kéo dài sẽ mở rào để phương tiện lưu thông.

Phó Giám đốc Công an Hà Tĩnh: Vi phạm mua sắm trang thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh rất lớn

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Chiều 16.2, phóng viên Báo Lao Động đã trực tiếp gặp Đại tá Nguyễn Thanh Liêm - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh để nắm bắt thông tin về vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Hà Tĩnh mà Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố.

Hà Nội giãn cách xã hội, những vi phạm nào sẽ bị phạt tiền?

Nhóm PV |

Sau 1 tuần thực hiện giãn cách xã hội, nhiều người dân vẫn chưa nắm rõ các quy định dẫn tới tình trạng bị xử phạt với mức tiền khá cao. Để hiểu rõ hơn những quy định trong việc thực hiện Chỉ thị 16, đồng thời giúp bạn đọc tránh mắc phải các lỗi khi thực hiện chỉ thị này tại Hà Nội, Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Danh Huế - Công ty Luật Hừng Đông.

Thợ cắt tóc lao đao vì dịch vẫn chưa biết đến gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng

Minh Phương |

Dịch COVID-19 khiến tiệm cắt tóc, gội đầu phải tạm ngưng hoạt động. Từ đây, nhiều thợ cắt tóc lâm vào hoàn cảnh "tiến thoái lưỡng nan" về quê không được, ở cũng không xong. Khi nhắc đến gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng từ Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, không ít thợ cắt tóc chưa biết đến gói hỗ trợ này.

Công nhân F0, F1 nhận gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng ra sao?

Minh Phương |

Ở đợt dịch bùng phát lần này, số lượng công nhân lao động nhiễm COVID-19, hoặc là F1 không nhỏ. Từ gói 26.00 tỉ đồng của Chính phủ, công nhân F0, F1 rất mong muốn được nhận hỗ trợ, đồng thời vẫn còn nhiều băn khoăn về các khâu thủ tục.