Hạn chế của thị trường lao động bộc lộ rõ nét hơn sau đại dịch COVID-19

KHÁNH LINH - PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá, những năm gần đây, thị trường lao động Việt Nam đang phát triển và dần vận hành theo quy luật kinh tế thị trường, tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục.

Phát biểu tại Hội thảo chuyên đề "Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch COVID-19" trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 diễn ra tại TPHCM sáng 5.6, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá, những năm gần đây, thị trường lao động Việt Nam đang phát triển và dần vận hành theo quy luật kinh tế thị trường, tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.

Hạn chế của thị trường lao động bộc lộ rõ nét hơn

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận định thị trường lao động Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục. Đầu tiên, số lượng lao động tại Việt Nam tăng nhanh nhưng đáng chú ý là số lượng  lại tăng nhiều ở khu vực lao động phi chính thức. “Người lao động ở quê đã đi làm trở lại song tại sao doanh nghiệp, nhà máy vẫn thiếu lao động?”, ông Ngọ Duy Hiểu đặt ra vấn đề. 

Vấn đề thứ 2 là hiện nay là không chỉ số lượng lao động thất nghiệp mà lao động không được sử dụng hết tiềm năng đã giảm nhưng vẫn còn cao. Khi thực tế trong bối cảnh thị trường thiếu lao động chất lượng cao như hiện nay, không thiếu những người có năng lực, trình độ cao nhưng lại đi làm những công việc rất phổ thông và lao động chân tay.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại . Ảnh: Khánh Linh.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 sáng 5.6. Ảnh: Khánh Linh

Bên cạnh đó, ông Ngọ Duy Hiểu còn đặt ra hàng loạt vấn đề khác về thị trường lao động đáng được quan tâm như: Chất lượng lao động chưa đáp ứng tốt được cung cầu; Quan hệ cung cầu, vận hành vẫn còn hạn chế; Thị trường lao động phổ thông khá phát triển nhưng thị trường lao động trình độ cao nhiều nơi rất đìu hiu; Sự hỗ trợ của nhà nước vẫn còn trì trệ; Việc làm vẫn còn thiếu bền vững; Thu nhập của người lao động vẫn chưa cao, chưa tương xứng với đóng góp của họ…

“Sau 2 năm đại dịch kéo dài, những vấn đề vốn là hạn chế của thị trường lao động lại bộc lộ một cách rõ nét hơn, đặc biệt là tính bấp bênh và dễ tổn thương về việc làm và thu nhập của người lao động”- ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Tập trung phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất

Ông Ngọ Duy Hiểu nhận định, hệ thống an sinh xã hội và chính sách quy định thị trường lao động vẫn chưa theo kịp khi có tình huống khủng hoảng xảy ra và còn thiếu hành lang pháp lý để xử lý vấn đề khủng hoảng.

Theo đó, để xây dựng thị trường lao động đồng bộ, hiện đại linh hoạt nhất hội nhập có sự quản lý điều tiết của nhà nước, ông Ngọ Duy Hiểu đã đưa ra 6 trọng tâm chính: Tạo môi trường phục hồi, chuyển dịch cơ cấu việc làm trong bối cảnh sau dịch nơi thừa nơi thiếu, hình thành việc làm mới hướng đến việc làm bền vững; Phát triển về số lượng lao động đi đôi với nâng cao chất lượng lao động và tạo việc làm tốt hơn cho người lao động.

Diễn đàn KInh tế. Ảnh: Phương Ngân.
Hội thảo chuyên đề "Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch COVID-19" diễn ra sáng 5.6. Ảnh: Phương Ngân

Bên cạnh đó, phải kết nối liên thông giữa nhà nước và tư nhân; Hoàn thiện, nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm; Nâng cao năng lực thương lượng cho người lao động.

Và cuối cùng là tăng cường trách nhiệm và vai trò của Nhà nước, chính quyền và địa phương trong hỗ trợ các chủ thể trong thị trường lao động.

KHÁNH LINH - PHƯƠNG NGÂN
TIN LIÊN QUAN

Khai mạc diễn đàn Kinh tế Việt Nam: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Thế Lâm |

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam  lần thứ tư với chủ đề “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới” do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ đồng chủ trì, phối hợp với UBND TPHCM tổ chức, đã chính thức khai mạc sáng ngày 5.6.

Đốc thúc giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

lê hoa |

Dự kiến khoảng 3,4 triệu lao động được thụ hưởng chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trọ với tổng kinh phí 6.600 tỉ đồng. Sau 2 tháng triển khai, mới có gần 11.000 người lao động nhận được tiền hỗ trợ trên.

Nhiều giải pháp nhằm tăng số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

Bảo Lâm |

Đắk Nông, Đắk Lắk - Các cơ quan chức năng hai tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Việc này nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người lao động.

Cuộc đấu giá mua lại Man United: Thời hạn chót đã cận kề

VIỆT HÙNG |

Dự kiến trong sáng 23.3 (giờ Việt Nam), thương vụ nhượng lại Man United của gia đình Glazer sẽ có kết quả chính thức với mức giá có thể gây sốc, khác với dự đoán.

Các nhà mạng công bố số điện thoại khi yêu cầu chuẩn hóa SIM

HỮU CHÁNH |

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu khách hàng chỉ làm theo hướng dẫn khi được liên hệ bởi các đầu số chính thức của nhà mạng để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Khai mạc diễn đàn Kinh tế Việt Nam: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Thế Lâm |

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam  lần thứ tư với chủ đề “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới” do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ đồng chủ trì, phối hợp với UBND TPHCM tổ chức, đã chính thức khai mạc sáng ngày 5.6.

Đốc thúc giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

lê hoa |

Dự kiến khoảng 3,4 triệu lao động được thụ hưởng chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trọ với tổng kinh phí 6.600 tỉ đồng. Sau 2 tháng triển khai, mới có gần 11.000 người lao động nhận được tiền hỗ trợ trên.

Nhiều giải pháp nhằm tăng số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

Bảo Lâm |

Đắk Nông, Đắk Lắk - Các cơ quan chức năng hai tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Việc này nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người lao động.