Sáng 25.9, LĐLĐ TP.Hải Phòng tổ chức hội nghị tọa đàm đối thoại trong giai đoạn khủng hoảng và vai trò của tổ chức Công đoàn.
Tại tọa đàm, đại diện Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, Điều phối viên dự án thuộc Tổ chức Lao động thế giới ILO, đại diện công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở doanh nghiệp đông lao động trên địa bàn cùng trao đổi về trực trạng lao động, việc làm của người lao động trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp. Cùng với đó là thực trạng đời sống, quyền lợi người người lao động trong giai đoạn khó khăn này.
Đại diện một số đơn vị công đoàn cấp trên LDLĐ quận Hồng Bàng, Công đoàn ngành Công Thương và công đoàn doanh nghiệp đông lao động như Công ty TNHH Regina (KCN VSIP), Công ty Aurora (huyện Thủy Nguyên)... chia sẻ khó khăn trong hoạt động công đoàn trong thời gian ảnh hưởng bởi dịch bệnh như việc biến động lao động, duy trì các điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể cũng như giải quyết chế độ NLĐ khi doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động...
Cùng với đó, các đại biểu trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thương lượng, đối thoại với chủ sử dụng lao động, người lao động để duy trì việc làm, thu nhập NLĐ mà vẫn bảo đảm công tác phòng, chống dịch tại cơ sở....
LĐLĐ TP.Hải Phòng hiện quản lý hơn 2.800 công đoàn cơ sở với gần 300.000 CNVCLĐ. 6 tháng đầu năm 2020, 111.734 người lao động không có giao kết lao động bị mất việc làm; hơn 35.000 lao động tạm hoãn HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương, gần 6.800 lao động bị chấm dứt hợp đồng, không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp...
Về quan hệ lao động, từ đầu năm 2020 đến nay, Hải Phòng xảy ra 3 vụ tranh chấp lao động tập thể với lý do thu hẹp sản xuất, tạm giãn hoãn HĐLĐ, cắt giảm nhân công, phần lớn do ảnh hưởng dịch COVID-19...
Đến hết tháng 6.2020, 434 đơn vị, doanh nghiệp tổ chức đối thoại với NLĐ, 129 đơn vị ký mới, ký lại thỏa ước lao động tập thể với nhiều điều khoản có lợi NLĐ...