Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: Không bỏ sót lao động tự do khi rà soát

ANH THƯ |

Liên quan đến 7 nhóm đối tượng được hỗ trợ trong Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 của Chính phủ, các chuyên gia cho rằng cần có sự rà soát kĩ lưỡng, không bỏ sót và trùng lặp đối tượng lao động tự do tại các địa phương.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Theo đó, có khoảng 20 triệu người bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19 sẽ được thụ hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng.

Đánh giá về gói hỗ trợ này, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho rằng, đây là gói hỗ trợ rất toàn diện, thể hiện được vai trò “bà đỡ” của Nhà nước. Qua đó, góp phần thể hiện chủ trương hết sức nhân văn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam, hướng tới thực hiện mục tiêu kép.

Theo Nghị quyết, sẽ có 7 nhóm đối tượng được hỗ trợ. Ông Lợi cho rằng, các nhóm đối tượng như người có công, người nghèo, người bảo trợ, đối tượng là lao động có hợp đồng thì tương đối dễ rà soát. Tuy nhiên, nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm hiện nay rất đông, nhưng lại khó xác định chính xác.

Theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, lao động tự do di cư nhiều nơi, làm nhiều nghề, chỗ ở không ổn định… Vì vậy, để không bỏ sót, không trùng lặp đối tượng, các địa phương phải vào cuộc tích cực, phối hợp triển khai rà soát đối tượng lao động tự do.

"Trong nhóm lao động tự do, tôi cho rằng đối tượng nên ưu tiên được thụ hưởng chính sách là người bán hàng rong, lao động thu gom rác, người làm nghề bốc vác, người bán vé số lưu động, người lao động tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, lưu trú…" - ông Lợi nói.

Ông Lợi cho rằng, việc rà soát các đối tượng thụ hưởng cũng cần quan tâm đến người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp đã chuyển đổi thành đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm và những cơ sở giáo dục ngoài công lập. Hiện tại, đời sống của những đối tượng này đang gặp nhiều khó khăn.

Nếu dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, theo ông Lợi, thời gian tới có thể có một bộ phận lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn bị tác động sâu, nhưng không nằm trong hộ nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội. Nhóm này phải do chính quyền các địa phương nghiên cứu, xem xét, tổng hợp, thống kê để tránh bỏ sót.

Về tổng thể, việc triển khai gói an sinh xã hội đòi hỏi phải có sự vào cuộc tích cực, chủ động của tất cả các bên liên quan, bảo đảm tinh thần nhất quán là không để ai bị bỏ lại phía sau.

Với nguồn kinh phí lớn, đối tượng đa dạng, để đồng tiền hỗ trợ không đi “lạc đường”, ông Lợi cho hay: "Việc triển khai gói an sinh xã hội cần linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với đặc thù từng địa phương".

"Do đó, trước tiên các cấp, ngành chức năng, trực tiếp là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần xây dựng rõ tiêu chí để xác định, khoanh vùng các nhóm đối tượng, nhất là nhóm lao động tự do. Tiêu chí này phải thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tuyệt đối không được bỏ sót hoặc để trùng, phải rõ ràng đến từng ngành, nghề, lĩnh vực, địa phương…" - ông Lợi nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, chính quyền địa phương phải nắm rõ đối tượng lao động tự do trên địa bàn, căn cứ vào đó tiến hành tổng hợp, thống kê, lên danh sách và công khai để toàn dân được biết.

Đặc biệt, sau khi công khai danh sách này, mỗi người dân sẽ là một người giám sát để bảo đảm sự công bằng cao nhất trong cộng đồng dân cư. Ngoài ra, các địa phương cần đánh giá mức độ ảnh hưởng đến lao động tự do trên cơ sở theo dõi sát sao diễn biến thị trường lao động trong thời gian gần đây.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Đối tượng lao động tự do nào được hỗ trợ trong gói 62.000 tỉ đồng?

ANH THƯ |

Dự kiến lao động tự do tập trung vào những công việc cơ bản như người bán hàng rong, quà vặt; lao động thu gom rác; người làm nghề bốc vác xe đẩy; lái xe môtô 2 bánh chở khách (xe ôm), xe xích lô... được thụ hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỉ.

Lao động tự do cũng cần được hỗ trợ bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19

Vũ Long |

Đại dịch COVID-19 hiện đang có ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm và thu nhập của nhóm lao động có việc làm và thu nhập bấp bênh như: Người giúp việc gia đình, bán hàng rong, buôn bán nhỏ không có giấy phép kinh doanh, lái xe ôm, xe taxi, bốc vác, giúp việc tại các cơ sở dịch vụ...

Singapore cấp 9.000 đô la cho mỗi lao động tự do để vượt dịch COVID-19

Khánh Minh |

Mỗi lao động tự do ở Singapore được nhận 9.000 đô la tiền mặt để giúp họ vượt qua đại dịch COVID-19.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Đối tượng lao động tự do nào được hỗ trợ trong gói 62.000 tỉ đồng?

ANH THƯ |

Dự kiến lao động tự do tập trung vào những công việc cơ bản như người bán hàng rong, quà vặt; lao động thu gom rác; người làm nghề bốc vác xe đẩy; lái xe môtô 2 bánh chở khách (xe ôm), xe xích lô... được thụ hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỉ.

Lao động tự do cũng cần được hỗ trợ bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19

Vũ Long |

Đại dịch COVID-19 hiện đang có ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm và thu nhập của nhóm lao động có việc làm và thu nhập bấp bênh như: Người giúp việc gia đình, bán hàng rong, buôn bán nhỏ không có giấy phép kinh doanh, lái xe ôm, xe taxi, bốc vác, giúp việc tại các cơ sở dịch vụ...

Singapore cấp 9.000 đô la cho mỗi lao động tự do để vượt dịch COVID-19

Khánh Minh |

Mỗi lao động tự do ở Singapore được nhận 9.000 đô la tiền mặt để giúp họ vượt qua đại dịch COVID-19.