Gói 26.000 tỉ đồng: Doanh nghiệp, người lao động được gỡ khó khi giãn cách

ANH THƯ |

Do điều kiện giãn cách, phong toả, nhiều người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn khi làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ gói an sinh 26.000 tỉ đồng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động tiếp cận và sớm được thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg (gói 26.000 tỉ đồng), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành văn bản về việc phối hợp triển khai.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận thông tin phản ánh của các địa phương đối với vướng mắc trong việc người lao động và người sử dụng lao động không thể trực tiếp thỏa thuận bằng văn bản do điều kiện giãn cách, phong tỏa.

Trên cơ sở đó, Bộ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành tại địa phương thống nhất tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động và doanh nghiệp.

Trong đó, về thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thực hiện như sau:

1) Trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương thì sử dụng văn bản thỏa thuận đó;

2) Trường hợp do dịch bệnh hoặc nguyên nhân bất khả kháng không thể thỏa thuận bằng văn bản, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận bằng hình thức khác (qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử,…).

Khi có sự thống nhất thỏa thuận về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương giữa hai bên thì người sử dụng lao động ghi rõ cách thức thỏa thuận vào cột “Ghi chú” tại Mẫu số 05 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung thỏa thuận.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cấp, ngành tuyên truyền, phổ biến chính sách để người sử dụng lao động biết, sớm lập danh sách đề nghị hỗ trợ cho người lao động.

Bên cạnh đó, nhanh chóng triển khai chi trả qua tài khoản ngân hàng hoặc trực tiếp tới người lao động; chỉ đạo các cơ quan chức năng rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động, người sử dụng lao động sớm tiếp cận và được thụ hưởng chính sách.

Tính đến ngày 4.8, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, cơ quan bảo hiểm xã hội đã xác nhận cho 124.001 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tại 10.687 đơn vị sử dụng lao động để làm cơ sở để Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt danh sách hỗ trợ.

Có 21/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt và chi trả cho gần 48.000 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương (trong đó có 50 lao động đang mang thai; 750 trẻ em dưới 6 tuổi) với tổng kinh phí hỗ trợ là gần 98,3 tỉ đồng.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Hơn 97 tỉ đồng hỗ trợ người lao động ảnh hưởng dịch COVID-19

ANH THƯ |

Triển khai các chính sách an sinh, Hà Nội đã hỗ trợ gần 1,48 triệu người lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch COVID-19.

Quảng Bình hỗ trợ tiền cho người lao động tự do bị ảnh hưởng dịch COVID-19

LÊ PHI LONG |

UBND tỉnh Quảng Bình sẽ hỗ trợ tiền mặt 1,5 triệu đồng/người đối với tất cả lao động tự do gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn.

15.000 người lao động Thủ đô nhận hỗ trợ từ “Xe buýt siêu thị 0 đồng”

Kiều Vũ |

Ngày 6.8, Liên đoàn Lao động Thành phố thực hiện 4 chuyến "Xe buýt siêu thị 0 đồng” cuối cùng trong Chương trình thí điểm mang nhu yếu phẩm đến hỗ trợ cho công nhân lao động đang ở cách ly tập trung và công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, chế xuất, cụm công nghiệp…

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Hà Nội: Hơn 97 tỉ đồng hỗ trợ người lao động ảnh hưởng dịch COVID-19

ANH THƯ |

Triển khai các chính sách an sinh, Hà Nội đã hỗ trợ gần 1,48 triệu người lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch COVID-19.

Quảng Bình hỗ trợ tiền cho người lao động tự do bị ảnh hưởng dịch COVID-19

LÊ PHI LONG |

UBND tỉnh Quảng Bình sẽ hỗ trợ tiền mặt 1,5 triệu đồng/người đối với tất cả lao động tự do gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn.

15.000 người lao động Thủ đô nhận hỗ trợ từ “Xe buýt siêu thị 0 đồng”

Kiều Vũ |

Ngày 6.8, Liên đoàn Lao động Thành phố thực hiện 4 chuyến "Xe buýt siêu thị 0 đồng” cuối cùng trong Chương trình thí điểm mang nhu yếu phẩm đến hỗ trợ cho công nhân lao động đang ở cách ly tập trung và công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, chế xuất, cụm công nghiệp…