Gỡ “nút thắt” giá điện, nước cho công nhân ở trọ

DIỆU THUÝ |

Mặc dù đã có quy định của pháp luật nhưng hiện tình trạng công nhân ở trọ phải chịu giá điện, nước cao vẫn còn phổ biến. Mới đây, LĐLĐ tỉnh Hải Dương và Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) đã tổ chức một đợt khảo sát, đối thoại để bảo đảm quyền lợi về vấn đề này cho công nhân ở trọ tại Khu công nghiệp Nam Sách (TP.Hải Dương).

Chịu giá cao hơn quy định

Mới đây, CDI đã tiến hành khảo sát một số khu nhà trọ tại Khu công nghiệp Nam Sách về tình hình sử dụng và tiêu thụ điện, chất lượng nước và cung cấp nước. Kết quả chỉ ra, hầu hết các chủ nhà trọ chưa thực hiện đúng việc tính tiền điện, nước đúng quy định cho công nhân ở trọ.

Về tiền điện, theo khảo sát này, mỗi khu nhà trọ lắp 1 côngtơ điện tổng, mỗi phòng trọ đều được lắp một đồng hồ con (do chủ nhà tự mua) nối với côngtơ tổng. Điện sử dụng cho gia đình chủ nhà và các khu vực thắp sáng chung thường nối với côngtơ tổng. Người ở trọ chịu giá điện từ 2.500 đến 3.000 đồng/số điện. Tiền điện của mỗi phòng trọ được xác định căn cứ vào số điện sử dụng theo đồng hồ con trong mỗi phòng nhân với đơn giá chung của một số điện. Mức tiền điện và cách tính tiền này khiến cho công nhân ở trọ phải chịu chi phí tiền điện cao hơn rất nhiều so với quy định hiện hành của Bộ Công Thương.

Khảo sát cũng chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập về chất lượng nước sinh hoạt cũng như việc cung cấp nước tại đây. Đa phần các công nhân ở trọ sử dụng nước máy. Tuy nhiên cũng có công nhân ở trọ chấp nhận sử dụng nước giếng khoan. Việc tính tiền nước phụ thuộc vào chủ nhà trọ.

Đối với các phòng trọ khép kín, chủ nhà trọ thường tự mua côngtơ đo mức sử dụng nước ở bên ngoài, lắp đặt đấu nối giữa các phòng trọ với côngtơ tổng do Cy nước lắp đặt. Mức tính tiền nước cho công nhân ở trọ tại các phòng này dao động từ 18.000-20.000 đồng/m2. Với những phòng những có dịch vụ điện, nước theo kiểu “khép kín”, phải sử dụng chung cho toàn dãy trọ, công nhân phải trả tiền nước theo suất với mức từ 40.000 - 50.000 đồng/người/m2 nước (có thu suất trẻ em ở kèm). Công nhân phản ánh ngoài giá điện nước cao, chất lượng nước chưa bảo đảm, xảy ra mất nước vào giờ cao điểm...

Năm 2017, tỉnh Hải Dương đã có quy định về việc bán giá nước sinh hoạt của Cty CP Nước sạch Hải Dương cho người dân, sử dụng theo hình thức hộ sinh hoạt. Trong đó mức tối thiểu là 7.700 đồng/m3, mức cao nhất 12.500 đồng/m3 (giá bán này chưa bao gồm thuế VAT, các loại phí và giá dịch vụ thoát nước).

Theo quy định liên tịch của các Bộ Tài chính, Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trường hợp sinh viên và người lao động thuê nhà để ở (có thời hạn thuê từ 12 tháng trở lên) mà chủ nhà là bên mua nước của đơn vị cấp nước để cung ứng cho các đối tượng trên sử dụng, thì cứ 4 người (căn cứ vào giấy đăng ký tạm trú và hợp đồng thuê nhà có xác nhận của địa phương hoặc các tổ chức hành nghề công chứng) tính là một hộ sử dụng nước để đơn vị cấp nước áp dụng giá nước sinh hoạt cho bên mua nước và hướng dẫn bên mua nước bán nước cho các đối tượng trên theo giá do đơn vị cấp nước áp dụng đối với bên mua nước. Như vậy, cách tính tiền nước của các chủ trọ nhà trọ như trên là sai so với quy định.

Đối thoại để gỡ nút thắt

Ngay sau khi thực hiện khảo sát, LĐLĐ tỉnh và CDI đã quyết định tổ chức hội nghị đối thoại giữa đại diện cơ quan chức năng tỉnh với 20 chủ nhà trọ và công nhân, lao động đang ở trọ trong khu vực này. Lý giải về việc thu tiền điện, nước với mức như trên đối với công nhân ở trọ, các chủ nhà trọ cho rằng họ phải tính cả tiền số điện thất thoát chênh lệch giữa côngtơ tổng với các phòng trọ, tiền thay thiết bị hư hỏng; tiền nước cao do phải đầu tư thiết bị lọc nước, thay và sửa chữa đường ống...

Đại diện Sở Công Thương cho biết, việc chênh lệch sai số giữa 2 côngtơ (côngtơ đầu cột và côngtơ tại gia đình) được phép là 2%. Tuy nhiên, các chủ nhà trọ có thể thu theo cách tính lấy tổng số tiền trên hóa đơn của cơ quan điện lực, sau đó chia đều cho các phòng trọ và không được tính các chi phí phát sinh ngoài vào giá điện. Số tiền thu của công nhân phải có bảng kê, chữ ký rõ ràng để Sở Công Thương kiểm tra, giám sát. Nếu chủ nhà trọ nào cố tình thu thêm sẽ bị phạt từ 6 - 10 triệu đồng.

Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Công ty TNHH Nước sạch Tiền Trung cam kết sẽ thường xuyên cung cấp các mẫu xét nghiệm chất lượng nước sinh hoạt cho người dân; cung cấp các thiết bị đo lường, dẫn nước bảo đảm về chất lượng cũng như giá cả...

Qua hội nghị đối thoại này, LĐLĐ tỉnh mong muốn, đề nghị các chủ nhà trọ tại khu vực phường Ái Quốc (TP.Hải Dương) nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung phải thực hiện đúng quy định việc tính giá điện, nước cho công nhân ở trọ. Trong trường hợp có khó khăn, vướng mắc, chủ nhà trọ cần liên hệ với cơ quan chức năng để được hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết.

DIỆU THUÝ
TIN LIÊN QUAN

Công nhân lo lắng giá thực phẩm tăng theo giá điện, xăng

NHÓM PV |

Vừa qua, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã điều chỉnh giá điện tăng hơn 8,3%. Việc điều chỉnh giá điện đã có tác động nhiều đến đời sống CNLĐ, nhất là những người đang thuê trọ. PV Báo Lao Động đã ghi lại ý kiến của chủ nhà trọ và CNLĐ.

“Nóng” vấn đề nhà ở, giá điện, tín dụng đen

VIỆT LÂM |

Ngày 11.5, tại Cty Yamaha Việt Nam (KCN Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội), UBND TP. Hà Nội phối hợp với LĐLĐ TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp gỡ đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung với CNLĐ thủ đô năm 2019.

Công nhân lo lắng vì giá điện tăng

NHÓM PV |

Theo khảo sát của PV Báo Lao Động, thông tin giá điện sẽ tăng thêm 8,36% từ ngày 20.3 khiến rất nhiều công nhân lo lắng rằng các chủ nhà trọ sẽ mượn cớ để tăng giá bán điện cho CNLĐ cao hơn quy định của Nhà nước.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Công nhân lo lắng giá thực phẩm tăng theo giá điện, xăng

NHÓM PV |

Vừa qua, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã điều chỉnh giá điện tăng hơn 8,3%. Việc điều chỉnh giá điện đã có tác động nhiều đến đời sống CNLĐ, nhất là những người đang thuê trọ. PV Báo Lao Động đã ghi lại ý kiến của chủ nhà trọ và CNLĐ.

“Nóng” vấn đề nhà ở, giá điện, tín dụng đen

VIỆT LÂM |

Ngày 11.5, tại Cty Yamaha Việt Nam (KCN Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội), UBND TP. Hà Nội phối hợp với LĐLĐ TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp gỡ đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung với CNLĐ thủ đô năm 2019.

Công nhân lo lắng vì giá điện tăng

NHÓM PV |

Theo khảo sát của PV Báo Lao Động, thông tin giá điện sẽ tăng thêm 8,36% từ ngày 20.3 khiến rất nhiều công nhân lo lắng rằng các chủ nhà trọ sẽ mượn cớ để tăng giá bán điện cho CNLĐ cao hơn quy định của Nhà nước.