Giữ nhà máy trong ngày 30.4.1975

Nam Dương |

Trước năm 1975, có một bộ phận cán bộ Công đoàn đã âm thầm hoạt động ngay trong lòng địch để vận động công nhân trong các nhà máy, công xưởng tham gia các phong trào cách mạng. Những ngày cuối tháng 4.1975, lực lượng cán bộ công vận này đã phát huy vai trò của mình trong việc giữ gìn, bảo vệ nguyên vẹn nhà máy, bảo đảm cung cấp đủ điện, nước cho cả Thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ sinh hoạt bình thường sau ngày 30.4.1975.

Cắm cờ cách mạng, chiếm lĩnh nhà máy

Ông Võ Thành Đô - Chủ nhiệm Câu lạc bộ truyền thống công vận Công đoàn liên quận 2, 9, Thủ Đức - năm nay đã 82 tuổi, nhưng vẫn còn khá khỏe mạnh, minh mẫn so với lứa tuổi. Ông Đô kể, từ năm 1973, ông được phân công làm Trưởng Ban Công vận huyện Thủ Đức (gồm cả quận 2, quận 9, Thủ Đức ngày nay). Nhiệm vụ chủ yếu của ban khi đó là vận động công nhân tham gia các phong trào dân sinh, dân chủ, qua đó ủng hộ các phong trào cách mạng. Gần đến ngày 30.4.1975, ngoài nhiệm vụ trên, các cán bộ công vận còn được giao thêm nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng vũ trang của địa phương tham gia đánh địch.

Ông Đô kể, khi đó trên địa bàn huyện Thủ Đức, có Nhà máy dệt Liên Phương (nay là Công ty Cổ phần Dệt may Liên Phương, ở phường Phước Long B, quận 9) khá lớn. Khi đó, các cán bộ công vận đã xây dựng được lực lượng nòng cốt trong nhà máy vận động công nhân đấu tranh với giới chủ đòi quyền lợi như tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc… Gần đến ngày 30.4.1975, bà chủ nhà máy bỏ đi nước ngoài, các công nhân chới với. Lúc này, các công nhân nòng cốt thông qua vận động của cán bộ công vận đã thuê mướn nhà ở xung quanh, bám trụ lại.

Đến sáng 30.4.1975, chính lực lượng công nhân này đã giải tỏa lực lượng phòng vệ dân sự của nhà máy, cắm cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chiếm lĩnh nhà máy.

Địa bàn Thủ Đức khi đó còn có 2 nhà máy rất quan trọng, đó là nhà máy nhiệt điện và nhà máy nước cung cấp toàn bộ điện, nước cho thành phố Sài Gòn. Các cán bộ công vận cũng tổ chức được các nhóm công nhân nòng cốt cảm tình với cách mạng trong các nhà máy này.

Tại Nhà máy nước Thủ Đức, các cán bộ công vận đã vận động nhiều công nhân lấy lý do tình hình hỗn loạn ở ngoài nên xin được đưa cả gia đình vào trong nhà máy ở để vừa làm việc vừa để bảo đảm an toàn cho gia đình. Mục đích thực sự là để ở hẳn bên trong, tiện cho việc bảo vệ nhà máy khi cần thiết. May mắn, do phó giám đốc nhà máy khi đó cũng có cảm tình với cách mạng, nên đã đồng ý với đề xuất này.

Ông Võ Thành Đô nhớ lại: Không biết lý do vì sao mấy ngày trước 30.4.1975, địch đưa nhiều xe tăng, bọc thép về đậu ở gần cổng Nhà máy nước Thủ Đức. Nhà máy lúc này cũng có cả đại đội bảo an bảo vệ. Sáng sớm 30.4.1975, cơ sở của cán bộ công vận là ông Nguyễn Văn Muốn - tự Hai Dây (đã mất) - cùng một nhóm công nhân bí mật treo được cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chuẩn bị từ trước trên nóc Nhà máy nước Thủ Đức. Sau đó, các công nhân cùng phao tin Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã vào được nhà máy khiến nhóm lính bảo an đang gác ở đây phải bỏ đi vì sợ nguy hiểm. Thấy nhóm bảo an bỏ đi, các lính lái xe tăng phía ngoài cũng bỏ đi theo.

"Nếu sợ, tôi đã không làm như thế"

Khi nghe tôi hỏi chuyện giữ nhà máy trong ngày 30.4.1975, , ông Nguyễn Văn Thiên - tự Hai Nhứt (năm nay 86 tuổi), nguyên là nhân viên điều hành Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức - như bừng sống lại những ngày sôi động khi đó.

Ông kể, năm 1965, ông bắt đầu về làm nhân viên điều hành tại Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, nơi duy nhất cung cấp điện cho cả Sài Gòn khi đó. Đầu năm 1972, ông được ông Lê Khắc Bình - một cán bộ cách mạng hoạt động nội thành giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng trong nhà máy với mục đích khi cần thiết thì bảo vệ, chiếm giữ nhà máy. Ông Thiên đã tuyên truyền, vận động được 5 công nhân khác đồng ý tham gia tổ chức với mình.

Ông Thiên nhớ lại: “Khoảng 19h ngày 29.4.1975, nhóm điều hành 12 người chúng tôi, trong đó có 3 người nằm trong tổ chức công vận, được ông Hà Văn Thông - kỹ sư trưởng toán - mời đến phòng kiểm soát ở tầng 2 họp. Ông Thông giọng buồn bã thông báo: “Tôi rất đau buồn vì cấp trên bảo tôi nói với anh em nếu tình thế đến lúc nguy kịch, không còn cứu vãn được nữa, thì nhà máy được lệnh phải phá hủy những bộ phận quan trọng và chúng ta sẽ được trực thăng đến đón trên nóc sân thượng nhà máy”. Lúc đó, tất cả anh em trong nhóm đều lặng đi, lo lắng nhìn nhau, không ai nói lên lời.

Ông Nguyễn Văn Thiên đang xem lại những tài liệu về việc tham gia giữ Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức năm 1975. Ảnh: NAM DƯƠNG
Ông Nguyễn Văn Thiên đang xem lại những tài liệu về việc tham gia giữ Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức năm 1975. Ảnh: NAM DƯƠNG

Nhận thức thời điểm hành động để bảo vệ nhà máy, giữ nguồn sáng cho cả Thành phố Sài Gòn đã đến, tôi đứng lên, nét mặt nghiêm khắc, nhìn thẳng vào kỹ sư Thông và tuyên bố dứt khoát: “Tôi, Nguyễn Văn Thiên, hôm nay thừa hành lệnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, không cho phép bất cứ ai được phá hỏng nhà máy, vì nó là nguồn sáng cần thiết của nhân dân. Nếu ai phá nhà máy, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”.

Tôi hỏi: "Bác có sợ không khi nói câu đó, bởi khi đó nhà máy vẫn còn nằm trong kiểm soát của phía địch, ngay cổng nhà máy vẫn còn có các đội cảnh sát, bảo an canh giữ?". Ông cười và nói dứt khoát: “Tôi không hề sợ. Nếu sợ tôi đã không làm như thế”.

Ông Thiên hồ hởi kể tiếp: “Kể từ đó, tôi cùng các anh em trong tổ công vận tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình, đề phòng có sự phá hoại nhà máy và cũng đề phòng sẽ bị kẻ địch bắt đem đi. Biết chắc chắn ông Thông sẽ báo cáo với ông Nguyễn Văn Hóa - quyền Giám đốc Nhà máy lúc bấy giờ, nên sáng 30.4, khoảng 6h30 phút, khi ông Hóa vừa đến nơi, tôi đi thẳng vào phòng ông Hóa để nhắc lại câu đã nói với ông Thông tối hôm trước. Điều bất ngờ là ông Hóa không phản ứng gì và chỉ nói ngắn gọn “Anh cứ yên tâm”. Tôi biết là nhiều người vì cuộc sống nên phải tuân theo lệnh cấp trên, chứ không muốn phá hoại chính những nơi họ gắn bó.

Tôi trở ra thông báo với các thành viên tổ công vận, đồng thời huy động anh em lấy sơn, băng vải có sẵn để vẽ thành cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam treo trên cột cờ của nhà máy. Một lúc sau, xe tăng quân Giải phóng đã đi qua cầu Rạch Chiếc gần nhà máy để tiến vào giải phóng Sài Gòn. Nhiệm vụ giữ gìn sự an toàn của nhà máy, cung cấp đủ nguồn điện cho cả thành phố hoạt động bình thường của chúng tôi đã hoàn thành”.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Góc nhìn mới về chiến thắng lịch sử 30.4

Việt Văn |

Kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2020), khán giả sẽ được thưởng thức 5 tập phim tài liệu của Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất trong đề án phim tài liệu dài tập “Con đường đã chọn”.

Những ca khúc bất tử về thời khắc chiến thắng 30.4

Yến Phi (T/h) |

"Tiến về Sài Gòn", "Giải phóng miền Nam",… là những ca khúc được vang lên trong thời khắc chiến thắng lịch sử, thống nhất đất nước.

30.4 không chỉ là ngày kỷ niệm

Lê Thanh Phong |

Ngày 30.4, Ngày thống nhất đất nước, là ngày "giang sơn thu về một mối". 44 năm qua, cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày thống nhất, những trang sử được nhắc lại, hào hùng và đầy tự hào.

Quảng Ninh: Sập giàn giáo khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Lúc 14h30 ngày 24.3, một giàn giáo xây dựng tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh bị sập khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.

Xét xử giám đốc lập dự án ảo lừa 85 người, chiếm đoạt 57 tỉ đồng

DUY TUẤN |

Sau 4 ngày xét xử và nghị án, chiều 24.3, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã tuyên án giám đốc Nguyễn Quang Bình, từng lập hàng loạt dự án "ma" để lừa bán cho 85 người, chiếm đoạt hơn 57 tỉ đồng.

3 đối tượng người Malaysia giam lỏng 30 người Indonesia tại TP Hồ Chí Minh

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 24.3, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với 3 đối tượng: Leaw Boon Kiat, Thong Joon Kin, Gan Ban Lee về hành vi “Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép” (theo Điều 348 Bộ Luật hình sự). Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh phê chuẩn.

Lấy ý kiến mở lại du thuyền trên Hồ Tây và nỗi lo của người dân

TÙNG GIANG - THUỲ DƯƠNG |

Trước thông tin Hà Nội bắt đầu lấy ý kiến dự thảo quy định quản lý hồ Tây, trong đó nêu các loại hình dịch vụ được phép hoạt động. Bên cạnh sự mong đợi, nhiều người dân tỏ ra lo ngại về ô nhiễm môi trường quanh hồ khi các dịch vụ đi vào hoạt động.

Chợ cóc, hàng rong nhộn nhịp trước cổng bệnh viện ở Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ - Trước nhu cầu ăn, uống cũng như mua sắm những vật dụng dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân khi đi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, nhiều người dân buôn bán đã bất chấp những quy định, bày bán đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Góc nhìn mới về chiến thắng lịch sử 30.4

Việt Văn |

Kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2020), khán giả sẽ được thưởng thức 5 tập phim tài liệu của Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất trong đề án phim tài liệu dài tập “Con đường đã chọn”.

Những ca khúc bất tử về thời khắc chiến thắng 30.4

Yến Phi (T/h) |

"Tiến về Sài Gòn", "Giải phóng miền Nam",… là những ca khúc được vang lên trong thời khắc chiến thắng lịch sử, thống nhất đất nước.

30.4 không chỉ là ngày kỷ niệm

Lê Thanh Phong |

Ngày 30.4, Ngày thống nhất đất nước, là ngày "giang sơn thu về một mối". 44 năm qua, cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày thống nhất, những trang sử được nhắc lại, hào hùng và đầy tự hào.