Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới

Minh Hương |

Giáo viên đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Từ 20.3.2021, khi 04 Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức có hiệu lực, giáo viên các cấp sẽ có một số thay đổi về xếp hạng chức danh nghề nghiệp và hệ số lương.

Theo đó, cả 04 Thông tư này đều thống nhất về cách quy đổi lương từ hệ số lương cũ sang hệ số lương mới từ 20.3.

Cụ thể, Khoản 1 Mục II Thông tư 02 năm 2017 của Bộ Nội vụ, nếu chuyển sang hạng mới, giáo viên sẽ được tính lương như sau:

- Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Ví dụ: Giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.08, đang hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số lương 4,98 ở bậc 9.

Ở hạng cũ, tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung của trường hợp này được tính bằng: 4,98 + (4,98*5%) = 5,23.

Căn cứ tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ, sau khi đủ tiêu chuẩn và được bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.03.28 thì chị B được xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất là 5,36 ở bậc 5 hạng II mã số V.07.03.28.

- Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ.

Ví dụ: Giáo viên tiểu học hạng III mã số V.07.03.08, đang hưởng 10% phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số lương 4,89 ở bậc 10.

Tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ của trường hợp này được tính như sau: 4,89 + (4,89*10%) = 5,38.

Tổng hệ số lương cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng của hạng III mới mã số V.07.03.28 (hệ số cuối cùng của hạng III mới là 4,98).

Nếu đủ tiêu chuẩn hạng II mới (mã số V.07.03.28) sẽ được xếp lương ở bậc cuối cùng trong hạng III mới là 4,98 và hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,49. Tổng hệ số lương mới sẽ là 5,47.

- Ngoài ra, trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Ngày 8.3: Hình ảnh của những nữ công nhân lao động cực nhọc mưu sinh

Phương Trang |

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, trong quá trình tác nghiệp, phóng viên Báo Lao Động đã gặp nhiều hình ảnh mưu sinh của những nữ lao động. Mỗi người trong số họ đều có hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có điểm chung là cuộc sống xa nhà, vất vả, chịu khó mưu sinh để lo cho gia đình.

Ngày 8.3 xa xỉ của những nữ lao động nghèo

Hoài Trang |

Quốc tế Phụ nữ 8.3 - ngày cả thế giới hướng về phái đẹp, nhưng khuất sau hình ảnh đẹp được tôn vinh vẫn còn những mảnh đời, phụ nữ lam lũ mưu sinh từng ngày. Với họ, ngày 8.3 thật xa xỉ, ngày này họ chỉ cần có sức khỏe để được lao động.

Giáo viên phải học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở đâu?

Minh Hương |

Từ ngày 20.3.2021, 04 Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực, một trong quy định mới được nhiều người quan tâm có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Vậy, giáo viên phải thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở đâu?

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Ngày 8.3: Hình ảnh của những nữ công nhân lao động cực nhọc mưu sinh

Phương Trang |

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, trong quá trình tác nghiệp, phóng viên Báo Lao Động đã gặp nhiều hình ảnh mưu sinh của những nữ lao động. Mỗi người trong số họ đều có hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có điểm chung là cuộc sống xa nhà, vất vả, chịu khó mưu sinh để lo cho gia đình.

Ngày 8.3 xa xỉ của những nữ lao động nghèo

Hoài Trang |

Quốc tế Phụ nữ 8.3 - ngày cả thế giới hướng về phái đẹp, nhưng khuất sau hình ảnh đẹp được tôn vinh vẫn còn những mảnh đời, phụ nữ lam lũ mưu sinh từng ngày. Với họ, ngày 8.3 thật xa xỉ, ngày này họ chỉ cần có sức khỏe để được lao động.

Giáo viên phải học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở đâu?

Minh Hương |

Từ ngày 20.3.2021, 04 Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực, một trong quy định mới được nhiều người quan tâm có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Vậy, giáo viên phải thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở đâu?