Giải bài toán thiếu hụt lao động Việt Nam có tay nghề ở châu Âu

LƯƠNG HẠNH |

Lao động có tay nghề hoặc đã qua đào tạo nghề làm việc ở các nước châu Âu có thể đạt mức thu nhập tới hàng nghìn USD/tháng. Việc thiếu hụt lao động tại thị trường này cần sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong đó có Cục Quản lý Lao động Ngoài nước và Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH).

Mức lương có thể lên đến hàng nghìn USD/tháng

Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, lao động đi làm việc ở các nước châu Âu chủ yếu làm các công việc: Sản xuất công nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt may, nông nghiệp. Hầu hết là lao động không nghề hoặc nghề đơn giản. Thời hạn hợp đồng 2 năm, có thể gia hạn hợp đồng.

Tại đây, phần lớn lao động có thể ở lại làm việc tiếp sau khi hết hạn hợp đồng lao động cũ nếu tìm được công việc mới hợp pháp. Thu nhập tối thiểu khoảng 650 USD/người/tháng, mức thu nhập sẽ cao hơn nếu có tay nghề tốt hoặc đã qua đào tạo nghề (ví dụ nghề thợ hàn), có thể lên đến hàng nghìn USD/tháng... Cơ hội rộng mở, mức lương và chế độ đãi ngộ tốt, song mấy năm qua, thị trường châu Âu, điển hình là Rumani lại thiếu hụt lao động Việt Nam.

Lý giải nguyên nhân xảy ra tình trạng trên, ông Liêm cho biết, chủ sử dụng có thể chủ động cung cấp hồ sơ cần thiết cho người lao động hoặc cá nhân làm thủ tục xin visa lao động hợp pháp. Tình trạng cạnh tranh trong việc tuyển lao động xảy ra. Hồ sơ pháp lý để tuyển chọn và làm thủ tục đưa lao động đi thường mất nhiều thời gian chuẩn bị do tập quán, văn hóa và quy định pháp luật của các nước khác nhau. Một số nước khá khó khăn trong việc xét cấp visa lao động và mất nhiều thời gian chờ (như Ba Lan, Slovakia).

Chi phí sinh hoạt tại các nước châu Âu tương đối cao, nên việc đầu tư cho nhân sự quản lý lao động tại chỗ sẽ khó khăn; các nước châu Âu phần lớn thuộc miền khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập, hạn chế cơ hội đa dạng việc làm của người lao động.

Lao động Việt Nam sang làm việc tại châu Âu sẽ phải cạnh tranh với lao động các nước khác tại khu vực này và lao động các nước đang phát triển cùng trình độ đến từ châu lục khác. Những khác biệt về văn hóa cũng là rào cản trong quá trình làm việc, hòa nhập của người lao động.

“Trong mấy năm qua, sự thiếu hụt lao động ở một số nước đang tiếp nhận lao động Việt Nam tại châu Âu có nguyên nhân chính là do lao động các nước này di chuyển sang các quốc gia phát triển hơn trong khu vực để làm việc. Khi kinh tế các quốc gia này suy giảm do dịch bệnh hoặc khủng hoảng, lao động bản địa có thể quay trở về và lấy đi cơ hội việc làm của lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam” - ông Liêm đánh giá.

Đẩy mạnh đào tạo lao động có tay nghề

Ông Trần Mạnh Thắng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần GHW Hà Nội - nhận định: Nhiều quốc gia ở châu Âu không tiếp nhận lao động phổ thông từ nước ngoài nhưng sẵn sàng trả lương, miễn phí đào tạo để được lao động có tay nghề theo tiêu chuẩn đào tạo của họ. Tùy ngành nghề mà người lao động được đào tạo từ 2 - 3 năm theo hệ thống đào tạo nghề kép 30% học lý thuyết tại cơ sở đào tạo; 70% học thực hành tại doanh nghiệp...

Bà Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, khẳng định, cơ quan này sẽ xác định nhu cầu nhân lực cụ thể về ngành nghề, quy mô, cơ cấu trình độ, yêu cầu về năng lực ở từng trình độ của các nước ở châu Âu để có phương án xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực ở từng trình độ phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của mỗi nước.

Không chỉ vậy, cơ quan này cũng tăng cường sự phối hợp giữa Cục Quản lý lao động ngoài nước với Văn phòng HRD tại Việt Nam, doanh nghiệp, đơn vị liên quan của Bộ LĐTBXH trong việc tổ chức đưa người lao động sang làm việc tại các nước châu Âu, thúc đẩy di cư lao động hợp pháp.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Thiếu hụt lao động nhưng vẫn khó tuyển

NGUYỄN TRƯỜNG |

Giải quyết việc làm cho người lao động là biện pháp tốt nhất đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống người dân. Tỉnh Ninh Bình đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ để các doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo việc làm cho người lao động.

Messi không ngừng ghi bàn, Inter Miami vào bán kết Leagues Cup

TAM NGUYÊN |

Lionel Messi lại có tên trên bảng điện tử, Inter Miami tiến thêm một bước đến chức vô địch Leagues Cup.

Một nhãn hàng gỡ bỏ hình ảnh của Hoa hậu Ý Nhi vì sức ép dư luận

AN NGUYÊN |

Trước phản ứng của người hâm mộ, một nhãn hàng thời trang đã gỡ bỏ hình ảnh, đồng thời ngừng hợp tác với Hoa hậu Ý Nhi.

Gặp tai nạn, thanh niên rơi từ cầu Chương Dương xuống

KHÁNH AN |

Hà Nội - Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã kịp thời triển khai cứu nạn, cứu hộ một nam thanh niên rơi từ mặt cầu Chương Dương xuống đất.

Mai Phương Thúy bật khóc khi Ngọc Hân đăng quang và chuyện hậu trường thi sắc đẹp

Bình An |

Ở hậu trường những cuộc thi hoa hậu luôn rò rỉ muôn chuyện bi hài, được truyền tụng thành giai thoại nhiều năm về sau.

Tin sáng: Thời điểm cưỡng chế công trình vi phạm ở điểm sạt lở tại Sóc Sơn

NHÓM PV |

PODCAST Tin nhanh buổi sáng: Phát ngôn về "nạn đói, nạn dốt" của Hoa hậu Ý Nhi khiến nhóm tẩy chay tăng gần 20.000 người; Thời điểm cưỡng chế công trình vi phạm ở điểm sạt lở tại Sóc Sơn; Đắk Lắk phê bình, kiểm điểm nhiều lãnh đạo Sở Tài chính qua các nhiệm kỳ...

Haaland lập cú đúp, Man City thắng đậm ngày ra quân Premier League

Văn An |

Erling Haaland lập cú đúp giúp Man City dễ dàng thắng Burnley 3-0 trong ngày khai màn Premier League 2023-2024.

Trái phiếu doanh nghiệp hồi sinh

TRÍ MINH |

Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang cho thấy những tín hiệu hồi phục tích cực trong thời gian gần đây. Những nỗ lực về mặt chính sách đã cho thấy hiệu quả, nhằm vực dậy kênh dẫn vốn quan trọng này cho doanh nghiệp.

Thiếu hụt lao động nhưng vẫn khó tuyển

NGUYỄN TRƯỜNG |

Giải quyết việc làm cho người lao động là biện pháp tốt nhất đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống người dân. Tỉnh Ninh Bình đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ để các doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo việc làm cho người lao động.