Gia đình công nhân “chia đôi” vì COVID-19

Bảo Hân |

Nhiều gia đình công nhân thuê trọ tại CT1A (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) đang bị đảo lộn sinh hoạt khi các thành viên bị mắc COVID-19. Họ phải “chia đôi”, cách ly chống dịch; có những nhà người chồng phải làm những công việc mà trước đây chủ yếu do người vợ đảm nhận, như đi chợ, nấu ăn…

Gia đình công nhân bị COVID-19, cái gì cũng chia đôi!  

Anh Nguyễn Văn Thăng là nhân viên phụ trách về công nghệ thông tin tại một công ty. Ngày 23.2, đang đi làm, anh nhận được điện thoại của vợ: “Em bị 2 vạch rồi, anh về ngay”.

Biết là mình đã “nhảy F”, anh Thăng vội vàng báo công ty, rồi lập tức trở về phòng trọ tại toà nhà CT1A (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội). Vợ chồng anh có 2 người con (một cháu đang học lớp 9, một cháu đang học lớp 2). Trên đường về, anh Thăng tính toán làm cách nào để có thể tránh lây nhiễm từ vợ sang các thành viên còn lại cho gia đình. Bởi, căn hộ tuy có 2 phòng ngủ, nhưng lại chỉ có một nhà vệ sinh.

Cả nhà dùng chung một nhà vệ sinh nên việc tránh lây nhiễm là rất khó. Vì vậy, anh Thăng phải “quán triệt” vợ và các con là mỗi lần dùng nhà vệ sinh xong phải xả nước rồi dùng nước sôi xối, xịt nước sát khuẩn. Ngoài ra, không gian trong căn hộ nhỏ hẹp cũng làm anh Thăng lo lắng khả năng lây nhiễm.

Thời gian đầu, mới chỉ có vợ bị dương tính, nên vợ ở riêng một phòng; còn anh và 2 con ở một phòng. Đến ngày 25.2, khi thấy con lớn có các triệu chứng, anh cho test nhanh thì có kết quả 2 vạch. Anh Thăng liền phải “chuyển hộ khẩu” của cháu sang phòng mẹ. Từ đó đến nay, gia đình anh Thăng chia làm hai nửa.

Gia đình anh Nguyễn Văn Thăng đang phải cách ly tại 2 phòng ngủ để phòng chống lây nhiễm chéo. Ảnh: NVCC
Gia đình anh Nguyễn Văn Thăng đang phải cách ly tại 2 phòng ngủ để phòng chống lây nhiễm chéo. Ảnh: NVCC

Bình thường, vợ anh phụ trách nấu cơm cho cả gia đình. Từ khi vợ trở thành F0, anh Thăng trở thành “đầu bếp” chính. Anh đi chợ, mỗi lần đi mua nhiều đồ để đỡ phải đi lại. Sau khi kết thúc công việc (anh được làm online), anh Thăng nấu cơm cho cả nhà. Nấu xong, anh chia thành 2 phần: Một phần cho vợ, con lớn; một phần cho mình và con út.  

Rất may, anh Thăng có người thân làm bác sĩ ở một bệnh viện lớn nên thường xuyên được tư vấn cách điều trị. Theo hướng dẫn, anh Thăng chỉ mua các thuốc để điều trị triệu chứng như ho, đau đầu…, không tự tiện uống các loại thuốc mà không có sự hướng dẫn.

“Tôi hy vọng con số ca nhiễm của gia đình chỉ dừng lại ở con số 2. Thực lòng, tôi không biết mình chống chọi được đến thời điểm nào. Tôi và con nhỏ có thể bị nhiễm bất cứ lúc nào” – anh Thăng chia sẻ.

Một vấn đề khác mà anh Thăng phải đối mặt là việc tốn kém tiền bạc. “Tôi đã mua 10 bộ test, cứ ai có triệu chứng gì là xét nghiệm, khá tốn kém. Rồi phải mua thuốc sát khuẩn, mỗi lần dùng nhà vệ sinh xong là xịt hết 2 bình… Ngoài ra, tôi phải mua hoa quả nhiều hơn so với trước kia để tăng sức đề kháng cho gia đình. Có vài hôm tôi đã tiêu hết mấy triệu đồng rồi” - anh Thăng than.

Tốn tiền kit test 

Nhà anh Hà Doãn Du (chung cư CT1A) cũng đang phải “chiến đấu” chống lại COVID-19. Ngày 10.2, vợ chồng anh đi làm trở lại sau khi hoàn thành cách ly 7 ngày do vợ anh tiếp xúc với F1. Đi làm được vài ngày, thì đến 20.2, con lớn của anh (6 tuổi) là F0, anh chị lại phải tự cách ly ở nhà. “Cháu đi học được 1 tuần thì nghỉ do cô giáo ở trường là F0” – anh Du kể lại.

Đến ngày 23.2, test nhanh, vợ anh được xác định là F0 thứ 2 trong gia đình. Ngoài ra, cháu út (3 tuổi) có nhiều triệu chứng đã mắc bệnh, nhưng anh Du test nước bọt cho cháu thì chưa thấy dương tính.

Dù con lớn bị COVID-19, nhưng do con mới 6 tuổi không thể ở một mình nên anh Du vẫn ở cùng phòng với con, đeo khẩu trang 24/24. Cháu nhỏ mới 3 tuổi, anh không làm cách nào bắt cháu đeo khẩu trang thường xuyên được. Đến khi vợ anh trở thành F0 và cháu út cũng có dấu hiệu rõ ràng đã nhiễm bệnh, anh Du “cơ cấu lại”: 3 mẹ con ở một phòng, anh ở riêng phòng còn lại.

“Mình là trụ cột của gia đình, nên phải giữ gìn, còn chăm 3 mẹ con. Để phòng bệnh, ngoài đeo khẩu trang, tôi thường xuyên sát khuẩn tay. Cứ sau khi làm việc gì đó, hoặc khoảng 30 phút – 1 giờ lại sát khuẩn một lần” – anh Du cho hay.

Trước đây, việc nấu nướng trong nhà do vợ phụ trách. Từ khi vợ bị bệnh, công việc này được “chuyển giao” cho anh. Anh Du cho hay, khi dịch bắt đầu diễn biến phức tạp, anh đã chủ động mua nhiều thực phẩm để dự trữ, nên thời gian này, anh không phải đi chợ nhiều. Tuy vậy, các khoản chi phí cho gia đình đội lên nhiều lần so với trước đây, chủ yếu là vì mua thuốc, que test. Mới có vài ngày mà gia đình anh đã phải dùng đến 15 que test, trong khi đó giá là 80.000 đồng/1 test, tính ra đã lên đến tiền triệu. 

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Không công nhân là F0 nào bị bỏ lại

LƯƠNG HẠNH |

Cảnh xa nhà thuê trọ tại nơi đất khách, quê người vốn đã khiến nhiều công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) chạnh lòng thì nay họ càng mệt mỏi hơn khi biết mình chẳng may “dính” phải COVID-19. Trong lúc khó khăn hoạn nạn, có những người sẵn sàng đưa tay cứu giúp họ.

300/1.000 công nhân mắc COVID-19, doanh nghiệp ra sức tuyển dụng

Phương Hân |

Ông Nguyễn Mạnh Tiến – Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Elentec Việt Nam (Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội) chia sẻ, có 1.000 công nhân thì khoảng 300 công nhân mắc COVID-19. Do vậy, doanh nghiệp phải ra sức tuyển dụng.

Thái Bình: Thêm một công ty có công nhân ngừng việc, đòi quyền lợi

TRUNG DU |

THÁI BÌNH - Bắt đầu từ ngày 23.2, hàng trăm công nhân, người lao động Công ty TNHH Shinshiya-NG Việt Nam (Cụm công nghiệp Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) ngừng việc tập thể để yêu cầu công ty tăng lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp. Đến nay, công nhân vẫn chưa trở lại làm việc bình thường 100%.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Không công nhân là F0 nào bị bỏ lại

LƯƠNG HẠNH |

Cảnh xa nhà thuê trọ tại nơi đất khách, quê người vốn đã khiến nhiều công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) chạnh lòng thì nay họ càng mệt mỏi hơn khi biết mình chẳng may “dính” phải COVID-19. Trong lúc khó khăn hoạn nạn, có những người sẵn sàng đưa tay cứu giúp họ.

300/1.000 công nhân mắc COVID-19, doanh nghiệp ra sức tuyển dụng

Phương Hân |

Ông Nguyễn Mạnh Tiến – Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Elentec Việt Nam (Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội) chia sẻ, có 1.000 công nhân thì khoảng 300 công nhân mắc COVID-19. Do vậy, doanh nghiệp phải ra sức tuyển dụng.

Thái Bình: Thêm một công ty có công nhân ngừng việc, đòi quyền lợi

TRUNG DU |

THÁI BÌNH - Bắt đầu từ ngày 23.2, hàng trăm công nhân, người lao động Công ty TNHH Shinshiya-NG Việt Nam (Cụm công nghiệp Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) ngừng việc tập thể để yêu cầu công ty tăng lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp. Đến nay, công nhân vẫn chưa trở lại làm việc bình thường 100%.