Giá cả tăng, con công nhân uống “sữa tăng ca” của mẹ

Bảo Hân |

Giá xăng tăng cao thời gian gần đây đã kéo theo các mặt hàng khác cũng tăng theo, khiến cuộc sống của người lao động đã khó khăn ngày càng chật vật hơn. Nhiều công nhân lao động mong muốn nhà nước có những biện pháp phù hợp để bình ổn giá, kiềm chế lạm phát.

Công nhân “treo” bình gas                  

Mới đây, vợ chồng chị Nguyễn Thị An (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội) quyết định “treo” bếp gas lên gác xép, chuyển sang nấu ăn bằng bếp từ. Dù bất tiện nhưng chị An phải lựa chọn như vậy do giá gas tăng cao.

“Trước đây, giá gas 280.000 đồng/bình, nhưng từ đợt giá xăng tăng cao, giá gas vọt lên 380.000 đồng/bình. Cứ 2 tháng, vợ chồng tôi sẽ phải thay bình gas mới” - chị An cho hay. Theo tính toán chi li của chị An, nếu chuyển sang nấu ăn bằng bếp từ thì sẽ tiết kiệm 50.000-100.000 đồng/tháng.

Không chỉ giá gas tăng, nữ công nhân đang trong thời gian nuôi con nhỏ (mới hơn 2 tháng tuổi) này còn cảm nhận rõ giá của những mặt hàng thực phẩm khác cũng đã tăng. “Vợ chồng tôi ăn gì cũng được, nhưng 2 cháu nhỏ (đều đang học mẫu giáo) phải ăn uống cho đủ chất. Bữa ăn của vợ chồng tôi thường chỉ có rau, đậu phụ, thịt lợn; còn 2 cháu có suất ăn riêng, thường có thêm thịt bò, tôm để bổ sung chất dinh dưỡng” - chị An cho hay. Theo chị An, khi giá xăng chưa tăng cao, giá thịt bò thăn loại ngon là 250.000 đồng/kg, nay đã lên 280.000 đồng/kg; giá tôm tăng gần gấp đôi: Từ 170.000 đồng/kg lên 350.000 đồng/kg.

Giá cả các loại mặt hàng tăng khiến cuộc sống của gia đình công nhân này đã khó khăn lại càng thêm thiếu thốn. Chị An đang nghỉ chăm con, không có lương (chị chưa làm thủ tục để hưởng chế độ thai sản) nên mọi chi phí của cả gia đình trông chờ vào thu nhập của chồng. Chồng chị làm công nhân, nếu làm ca đêm, tăng ca, tổng thu nhập được khoảng 9-10 triệu đồng/tháng; nếu không, con số này chỉ ở mức 7 triệu đồng/tháng.

Khoản tiền của chồng chị phải chia năm, xẻ bảy: Tiền thuê nhà, điện nước (1 triệu đồng/tháng); tiền ăn uống, sinh hoạt, xăng xe (4-5 triệu đồng/tháng); tiền học phí của 2 con đang học mẫu giáo (1,5 triệu đồng/tháng)…

“Cách đây vài ngày, tôi đi tiêm phòng cho con út mà đã mất 2 triệu đồng. Thu nhập không đủ trang trải nên tôi phải vay mượn người thân tiêu tạm, khi nào có sẽ trả sau” - chị An than. Vừa rồi, chị còn phải “cắt” khoản tiền mua sữa cho 2 con mỗi tháng khoảng 2-3 triệu đồng. Thay vào đó, các cháu sẽ dùng sữa do công ty nơi chồng chị làm việc hỗ trợ khi công nhân tăng ca.

Với mức thu nhập khiêm tốn, vợ chồng chị An rất khó dành dụm, tiết kiệm. “Thời gian vợ chồng tôi cùng sản xuất “3 tại chỗ”, ít phải chi tiêu nên đã để ra được khoảng 15 triệu đồng. Nhưng sau đó, tôi bị động thai, rồi bị COVID-19, rồi lại phải mổ đẻ nên số tiền tiết kiệm chẳng còn” - chị An kể.

Để công nhân không có cảm giác “mất cắp” khi đi chợ 

Với thực tại giá cả đang tăng như hiện nay, chị An mong muốn Nhà nước có chính sách hợp lý để bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, để những gia đình công nhân như chị không có cảm giác “mất cắp” mỗi lần đi chợ, để cuộc sống của họ đỡ đi phần nào chật vật, thiếu thốn.

Chị Thu Trang (thuê trọ tại chung cư CT1A, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) cũng có mong muốn tương tự trước nguy cơ giá các loại mặt hàng “té nước” theo giá xăng.

Tổng thu nhập của vợ chồng chị Thu Trang rơi vào khoảng 20-22 triệu đồng/tháng. Đây là con số khá cao, nhưng gia đình này có rất nhiều thứ phải chi: Tiền nuôi 2 con ăn học; tiền thuê nhà, điện nước, mạng internet, gửi xe (gần 3 triệu đồng); tiền ăn cho cả nhà… nên không dành dụm được là bao.

“So với khi xăng chưa lên giá, bây giờ, giá nhiều loại mặt hàng  đã tăng lên. Ví dụ, một chai dầu ăn đã tăng khoảng 10.000 đồng/chai so với trước. Giá thịt, cá cũng tăng hơn” - theo chị Thu Trang. Ngoài ra, chị Thu Trang phải đi làm xa (hơn 10km), nên khi giá xăng tăng, chị phải mất nhiều tiền hơn.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Giá nhu yếu phẩm tăng, lương công nhân khó có thể đảm bảo cuộc sống

Minh Hương |

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã ký văn bản số 4130/TLĐ-TG về việc tổng hợp kiến nghị của công nhân lao động với Đảng, Nhà nước tại Chương trình Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động được dự kiến tổ chức nhân dịp Tháng Công nhân năm 2022. Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều kiến nghị của công nhân đều mong muốn các cơ quan chức năng có biện pháp bình ổn giá thị trường.

Chật vật trong "cơn" tăng giá tiêu dùng

Phong Nguyễn |

Giá xăng trong nước liên tục tăng cao đã tác động rất lớn đến đời sống người dân. Trên thị trường, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đều tăng “ăn theo” giá xăng khiến không chỉ người tiêu dùng và các tiểu thương bị ảnh hưởng, mà còn khiến mục tiêu kìm giữ lạm phát dưới 4% của năm 2022 thêm nhiều áp lực.

Người nghỉ hưu gặp khó khi giá cả tăng

Thành Nhân |

Sau vài chục năm lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu để an dưỡng, nghỉ ngơi nhưng nhiều người lao động về hưu tại TP.Cần Thơ vẫn vất vả, chật vật khi mức lương hưu không đủ đáp ứng sinh hoạt.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Giá nhu yếu phẩm tăng, lương công nhân khó có thể đảm bảo cuộc sống

Minh Hương |

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã ký văn bản số 4130/TLĐ-TG về việc tổng hợp kiến nghị của công nhân lao động với Đảng, Nhà nước tại Chương trình Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động được dự kiến tổ chức nhân dịp Tháng Công nhân năm 2022. Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều kiến nghị của công nhân đều mong muốn các cơ quan chức năng có biện pháp bình ổn giá thị trường.

Chật vật trong "cơn" tăng giá tiêu dùng

Phong Nguyễn |

Giá xăng trong nước liên tục tăng cao đã tác động rất lớn đến đời sống người dân. Trên thị trường, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đều tăng “ăn theo” giá xăng khiến không chỉ người tiêu dùng và các tiểu thương bị ảnh hưởng, mà còn khiến mục tiêu kìm giữ lạm phát dưới 4% của năm 2022 thêm nhiều áp lực.

Người nghỉ hưu gặp khó khi giá cả tăng

Thành Nhân |

Sau vài chục năm lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu để an dưỡng, nghỉ ngơi nhưng nhiều người lao động về hưu tại TP.Cần Thơ vẫn vất vả, chật vật khi mức lương hưu không đủ đáp ứng sinh hoạt.