Giá cả đắt đỏ, công nhân luôn trong cảnh "giật gấu vá vai"

Lại Thu Hương |

Rời xa quê lên thành phố kiếm sống, nhiều công nhân vì thu nhập thấp, trong khi giá cả đắt đỏ ở nơi phố thị, khiến họ luôn phải rơi vào tình trạng “giật gấu vá vai’’, chi tiêu dè sẻn.

Men theo con đường vào thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội, chúng tôi gặp chị Trần Thanh Tr. (quê Nghệ An). Chị Tr., như nhiều công khác, cũng đang phải chật vật vấn đề cơm áo gạo tiền. Ban ngày, chị đi làm công nhân, tối đến tranh thủ kê vài chiếc bàn, chiếc ghế bán trà đá kiếm thêm ít tiền. Mới 26 tuổi nhưng gương mặt chị đã hiện sự khắc khổ, mệt mỏi mưu sinh. Chị tất tả tay rót nước, tay bốc đĩa hướng dương cho khách, hỏi: “Em uống gì? Trà đá hay nhân trần?’’.

Chị kể, quê chị xa, nhà nghèo lắm. Chị là con thứ hai trong gia đình có 4 anh chị em, anh cả đã lấy vợ, còn các em đi học nghề. Học hết lớp 11, chị đi học nghề, sau đó lên thành phố đi làm. Lương công nhân không đủ để trang trải cuộc sống đắt đỏ nên chị phải làm thêm ngoài kiếm thêm chút tiền.

Nói chuyện được dăm ba câu, khách gọi, chị lại tất tả chạy đi chạy lại, khi thì lấy chai nước, lúc thì điếu thuốc, tất bật như vậy, mồ hôi úa trên trán, chị lấy tay áo quệt qua, vài sợi tóc bết lại thành nếp. Chị kể: “Bây giờ kiếm ăn khó lắm, lương công nhân thì chẳng đủ sống, nói gì dự định tương lai, đủ ăn đủ tiêu là may rồi em ạ. Chị bán trà đá là còn may mắn, nhiều người khác còn phải đi bưng bê, bốc vác…”.

Chị Tr cho biết, dù làm thêm ngoài thì chi tiêu cũng chỉ ở mức dư giả hơn chút, vì trừ tiền nhà, điện nước, chị Tr phải gồng gánh tiền nuôi 2 em ở quê, cộng thêm đứa con mới đang học mẫu giáo.

Khác với chị Tr, anh Lê Văn H (25 tuổi – Bình Phước) cũng đi làm công nhân, tuy nhiên ngoài giờ làm, anh không làm thêm nên cuộc sống luôn trong tình trạng thiếu thốn. Anh H kể hồi trước có lên Sài Gòn làm mấy năm, sau đó vì hoàn cảnh đưa đẩy, anh ra Hà Nội xin làm công nhân tại các khu công nghiệp.

Anh H đã có gia đình, vợ cũng là người tỉnh lẻ lên Hà Nội làm công nhân. Cả hai vợ chồng lương một tháng được tổng cộng hơn chục triệu đồng, lại có con nhỏ nên gia đình anh thường xuyên phải ‘’thắt lưng buộc bụng’’.

Vì đi làm nhà máy điện tử, ăn uống đạm bạc thất thường nên anh thường xuyên đau ốm, tháng nào cũng phải đi vay mượn người thân, lúc thì mượn bạn bè, hoặc là anh em đồng nghiệp. “Cùng là công nhân nên họ cũng khó khăn, đâu có thể lúc nào cũng cho mình vay được. Có đợt cả tôi và con đều ốm, không biết vay ai nữa, thế là đành “cầm thẻ”, nhưng cũng được tối đa 4 triệu, đến cuối tháng, trừ lãi suất, trừ tiền sinh hoạt, trong thẻ tôi còn đúng vài chục nghìn’’.

Lại Thu Hương
TIN LIÊN QUAN

Thu nhập vẫn không đủ sống, công nhân chật vật trăm bề

LẠI THU HƯƠNG - HÀ ANH CHIẾN |

Mặc dù thu nhập của CNLĐ đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng hiện nay, còn nhiều CNLĐ vẫn không đủ sống, phải tăng ca, làm thêm để nuôi sống bản thân và gia đình mình.

Khốn khổ đời sống công nhân

QUẾ CHI |

Báo Lao Động số 130 ra ngày 8.6 đăng bài viết “Bắc Giang: Cty ngừng hoạt động, người lao động (NLĐ) vật vã đòi quyền lợi” phản ánh CNLĐ Cty Cổ phần Thương mai dịch vụ và Đầu tư Trường Thành (Cty Trường Thành, chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu tại thôn Tân Thành, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang) sau khi ngừng hoạt động đã không thanh toán bất kỳ khoản nợ về lương, thưởng, BHXH cho NLĐ cũng như trả tiền cổ phần mà Cty đã huy động từ NLĐ. 

Người lao động sống chật vật với trợ cấp tai nạn lao động

LÊ TUYẾT |

“Mức trợ cấp tai nạn lao động (TNLĐ) hiện nay chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu cuộc sống của người lao động (NLĐ) sau khi bị tai nạn.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Thu nhập vẫn không đủ sống, công nhân chật vật trăm bề

LẠI THU HƯƠNG - HÀ ANH CHIẾN |

Mặc dù thu nhập của CNLĐ đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng hiện nay, còn nhiều CNLĐ vẫn không đủ sống, phải tăng ca, làm thêm để nuôi sống bản thân và gia đình mình.

Khốn khổ đời sống công nhân

QUẾ CHI |

Báo Lao Động số 130 ra ngày 8.6 đăng bài viết “Bắc Giang: Cty ngừng hoạt động, người lao động (NLĐ) vật vã đòi quyền lợi” phản ánh CNLĐ Cty Cổ phần Thương mai dịch vụ và Đầu tư Trường Thành (Cty Trường Thành, chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu tại thôn Tân Thành, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang) sau khi ngừng hoạt động đã không thanh toán bất kỳ khoản nợ về lương, thưởng, BHXH cho NLĐ cũng như trả tiền cổ phần mà Cty đã huy động từ NLĐ. 

Người lao động sống chật vật với trợ cấp tai nạn lao động

LÊ TUYẾT |

“Mức trợ cấp tai nạn lao động (TNLĐ) hiện nay chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu cuộc sống của người lao động (NLĐ) sau khi bị tai nạn.