Gánh nặng tiền thuê trọ của công nhân xa nhà

Bảo Hân |

Tiền thuê nhà, tiền điện nước hiện đang chiếm phần đáng kể trong tổng thu nhập - vốn đã thấp của công nhân lao động tha hương kiếm sống. Cùng với những chi phí khác, rất khó để họ có những khoản dành dụm, tiết kiệm dự phòng về lâu dài.

Gánh nặng hàng tháng  

Chị Phạm Thị Dịu, công nhân một công ty điện tử tại Khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đang thuê một phòng trọ với giá 1,2 triệu đồng/tháng. Chồng, con của chị ở Lạng Sơn, còn chị một thân một mình xa quê đi làm để nuôi gia đình.

“Nhiều công nhân trẻ hay rủ bạn bè ở trọ cùng cho đỡ tốn chi phí, còn tôi thuê trọ một mình nên rất tốn kém. Cộng cả tiền nhà, tiền điện nước, một tháng tôi phải trả 1,3-1,4 triệu đồng” - chị Dịu cho hay.

Tiền nhà, tiền điện nước chiếm tỉ lệ khá lớn so với thu nhập nên chị Dịu phải “co kéo” các khoản chi khác, nhất là liên quan đến chi tiêu, ăn uống cá nhân để tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy, dành dụm tiền gửi về chồng con. Trước đây, việc làm đều, thu nhập của chị Dịu được khoảng 7-8 triệu đồng/tháng. Khoảng 2 tháng nay, công ty ít việc, ít được làm thêm nên thu nhập của chị Dịu giảm xuống chỉ còn hơn 6 triệu đồng/tháng.

Năm 2021 là năm khó khăn nhất của chị Dịu từ khi chị xa nhà đi làm công nhân. Nghỉ làm 2 tháng khi công ty tạm dừng sản xuất, đi làm trở lại thì công ty ít việc, chị Dịu gần như không dư dả được đồng nào.

Chị Dịu cho biết, chị chưa nắm được thông tin Chính phủ đề nghị Quốc hội sử dụng 6.600 tỉ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động. Nhưng nếu được như vậy, thì như với bất kỳ chính sách nào hỗ trợ người lao động trong lúc khó khăn do dịch bệnh, chị đều thấy rất đáng quý. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Người lao động sẽ thấy yên tâm hơn, ấm lòng hơn trong khi gặp khó khăn” - chị Dịu bày tỏ.

Chủ trọ cho công nhân nợ tiền thuê nhà  

Chị Đào Thị Oanh (xã Song Khê, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) hiện có 46 phòng trọ cho thuê với 50 công nhân đang thuê trọ. Là chủ nhà trọ gần gũi với công nhân (mới đây chị là 1 trong 25 chủ nhà trọ được nhận Bằng khen chủ nhà trọ công nhân văn minh, an toàn, tiêu biểu của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang), chị Oanh khá thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn của công nhân thuê trọ, nhất là trong quãng thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 này.

“Năm vừa rồi, chỉ có 2 tháng là khu trọ của tôi kín phòng. Còn đợt này, cuối năm ít việc, có công nhân lại e ngại dịch, nên không thuê trọ nữa. Hiện khu trọ của tôi đang trống 5-6 phòng, không có người thuê” - chị Oanh cho hay.

Khu nhà trọ mới xây, phòng rộng rãi, thoải mái, nên chị Oanh đang cho thuê với mức giá 1,2 triệu đồng/tháng/phòng. Theo chị Oanh, đối với những công nhân có mức thu nhập khoảng trên dưới 10 triệu đồng/tháng, mức giá trên họ có thể trang trải được; còn những người có thu nhập thấp, ở mức 7-8 triệu đồng/tháng thì hơi chật vật. “Nhưng những người này có thể ở cùng bạn, 2-3 người/phòng để đỡ chi phí” - chị Oanh nói.

Nói về khó khăn của công nhân, chị Oanh bảo, có lần, một công nhân khi đến thuê nhà đã trình bày với chị là mới đi làm, nên chưa có lương, mong chị hỗ trợ trong tháng đầu tiên. Thông cảm với hoàn cảnh công nhân, chị Oanh đã cho nợ 1 tháng đầu. Ngoài ra, chị Oanh cũng phải hỗ trợ những trường hợp mới đến trọ, như giảm giá từ 1,2 triệu đồng xuống còn 1 triệu đồng. Với mức giá này, nếu 2 người trọ thì mỗi người chỉ mất 500.000 đồng/tháng…

Khi được hỏi về thông tin Chính phủ đề nghị Quốc hội sử dụng 6.600 tỉ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động, chị Oanh bày tỏ đồng tình. “Nhiều công nhân lao động thuê trọ đang gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Và mặc dù, tôi được biết là nhiều công nhân đã được công ty hỗ trợ một phần tiền thuê nhà, thì họ vẫn rất cần được hỗ trợ thêm để vượt qua thời gian khó khăn này” - chị Oanh bày tỏ.

Theo LĐLĐ tỉnh Bắc Giang:

* Tính đến ngày 31.10.2021, trên địa bàn tỉnh có 7.105 doanh nghiệp đang hoạt động với 305.000 lao động, trong đó có trên 70.000 công nhân lao động là người ở tỉnh ngoài hoặc nhà ở xa nên có nhu cầu thuê nhà để ở. Hiện có hàng chục nghìn công nhân lao động phải thuê nhà trọ tại địa phương xung quanh các khu, cụm công nghiệp.

* Toàn tỉnh có 4.047 nhà trọ với 58.44 phòng trọ tập trung chủ yếu ở 5 huyện: Việt Yên, Yên Dũng, Tân Yên, Hiệp Hoà và thành phố Bắc Giang. Một số nhà trọ được người dân quan tâm đầu tư nên chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, nhiều nhà trọ chật hẹp, không đủ tiêu chuẩn, không đảm bảo an toàn; không có nội quy khu nhà trọ; một số chủ nhà trọ không ký hợp đồng thuê nhà;... Bên cạnh đó, các hoạt động văn hoá, thể thao của công nhân lao động ở các khu nhà trọ hầu như ít được tổ chức.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Tiền thuê trọ cho NLĐ: Hỗ trợ 50.000-100.000 đồng/tháng cũng đã là đáng quý

THƯ HÂN |

Nhiều công nhân lao động chưa nắm được thông tin về đề nghị của Chính phủ gửi Quốc hội sử dụng 6.600 tỉ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động. Thế nhưng, họ đều cho rằng, nếu chính sách này được triển khai sẽ giúp công nhân đỡ phần nào khó khăn, mang lại thêm động lực cho họ trong bối cảnh bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị tăng kinh phí hỗ trợ tiền thuê trọ, xây dựng nhà ở công nhân

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội nêu kiến nghị tăng gói kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà trọ và đề nghị áp dụng với cả lao động chính thức và phi chính thức. Đồng thời, dành khoản kinh phí thoả đáng để xây dựng nhà ở cho công nhân.

Công nhân thuê trọ cũng là người nhà

Mai Dung |

Dịch COVID-19 tại Hải Phòng đang diễn biến phức tạp, “len lỏi” vào nhà máy, khu công nghiệp với hàng nghìn công nhân, lao động thuộc diện F0, F1, phải cách ly, điều trị. Chia sẻ với khó khăn của người lao động, nhiều chủ nhà trọ ở Hải Phòng tuy tuổi đã cao nhưng vẫn hằng ngày hỗ trợ người lao động đang phải cách ly do dịch.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tiền thuê trọ cho NLĐ: Hỗ trợ 50.000-100.000 đồng/tháng cũng đã là đáng quý

THƯ HÂN |

Nhiều công nhân lao động chưa nắm được thông tin về đề nghị của Chính phủ gửi Quốc hội sử dụng 6.600 tỉ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động. Thế nhưng, họ đều cho rằng, nếu chính sách này được triển khai sẽ giúp công nhân đỡ phần nào khó khăn, mang lại thêm động lực cho họ trong bối cảnh bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị tăng kinh phí hỗ trợ tiền thuê trọ, xây dựng nhà ở công nhân

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội nêu kiến nghị tăng gói kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà trọ và đề nghị áp dụng với cả lao động chính thức và phi chính thức. Đồng thời, dành khoản kinh phí thoả đáng để xây dựng nhà ở cho công nhân.

Công nhân thuê trọ cũng là người nhà

Mai Dung |

Dịch COVID-19 tại Hải Phòng đang diễn biến phức tạp, “len lỏi” vào nhà máy, khu công nghiệp với hàng nghìn công nhân, lao động thuộc diện F0, F1, phải cách ly, điều trị. Chia sẻ với khó khăn của người lao động, nhiều chủ nhà trọ ở Hải Phòng tuy tuổi đã cao nhưng vẫn hằng ngày hỗ trợ người lao động đang phải cách ly do dịch.