Gánh nặng thuê trọ của công nhân khu công nghiệp

Phương Hân |

Cả gia đình công nhân sống chen chúc, chật chội trong nhà trọ gần Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Để có chỗ ở rộng rãi hơn, họ phải bỏ ra số tiền gần 2 triệu đồng mỗi tháng cho tiền thuê trọ. Số tiền này, vượt quá khả năng và là gánh nặng của nhiều công nhân.

Hà Nội có 9 khu công nghiệp đang hoạt động, thu hút khoảng 160.000 lao động. Một bộ phận lớn công nhân, lao động nhập cư phải thuê nhà trọ dân sinh với điều kiện sinh hoạt không đảm bảo.

 
Dãy nhà trọ công nhân tại thôn Bầu (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Sau Tết Nguyên đán, Chị Nguyễn Thị Thiệp - công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam chuyển đến nơi ở mới rộng rãi hơn cho cả gia đình 4 người.

 
Phòng trọ 3 gian của gia đình chị Nguyễn Thị Thiệp - công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam.

Phòng trọ cũ được chị thuê với giá 900.000/tháng, số tiền này khá vừa túi tiền nhưng nơi ở chật chột, các con không có chỗ vui chơi nên chị tìm phòng mới giá 1,6 triệu đồng/tháng (chưa tính tiền điện nước).

Căn nhà mới có 3 gian: 2 gian dùng để nghỉ ngơi, vui chơi, 1 gian bếp; nhà vệ sinh và gác xép.

 
Gian giữa cho gia đình chị nghỉ ngơi.

Thuê ở nơi tốt hơn song nữ công nhân 26 tuổi vẫn lo lắng, vì cuộc sống còn khó khăn, tiền truê trọ đã đành, tiền điện cũng 3.000 đồng/số. "Số tiền này quá lớn so với điều kiện của công nhân” - chị Thiệp nói.

 
Khu bếp mới của chị Thiệp.

Chị Thiệp có 2 người con đang trong độ tuổi đi học mẫu giáo. Sắp tới 2 con ra Hà Nội đi học, mỗi tháng tiền ăn học của các con lại thêm một khoản đau đầu với chị. Chồng chị làm nghề tự do, mùa dịch nên công việc hầu như không có, chi tiêu trong gia đình chủ yếu đều dựa vào lương của vợ.

Nói về mong muốn lớn nhất, chị Thiệp bày tỏ: “Tôi mong tổ chức công đoàn, công đoàn khu công nghiệp hỗ trợ cho công nhân được thuê nhà giá rẻ nhất có thể. Gần 2 triệu đồng thuê nhà là gánh nặng đè lên vai tôi”.

 
Mỗi ngày, chị Thiệp đều gọi cho con để vơi nỗi nhớ.

Còn Chị Vân – quê Bắc Kạn hiện đang thuê trọ cùng chồng và 2 người con ở thôn Mai Châu (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh). Nhà trọ hiện chị đang sống khá thoáng nhưng cơ sở vật chất đều đã xuống cấp.

 
Căn phòng này chị Vân thuê đã 10 năm nay, có giá hơn 1 triệu đồng.

Nhà trọ gia đình chị Vân thuê ở cuối ngõ, gần mương nên khá nhiều muỗi, ẩm ướt. Hoàn cảnh hiện tại chưa cho phép thuê chỗ rộng rãi hơn nên gia đình vẫn tá túc tại đây.

Chị Vân xin nghỉ làm công ty từ năm 2017, còn chồng vẫn tiếp tục làm ở công ty. Nhiều năm nay, cả gia đình đều trông chờ vào tiền lương làm công nhân của người chồng.

 
Con trai đầu của chị Vân khoe thành tích học tập.

Chia sẻ về dự định sắp tới, chị Vân đang đợi các con ổn định đến trường, chị sẽ xin đi làm công nhân. Nếu cuộc sống ổn định hơn mới tính đến chuyện thuê phòng khác.

Anh Hoàng Duy Thanh (sinh năm 1997, quê Thanh Hoá) – công nhân Công ty TNHH Hal Việt Nam tại nhà trọ ở thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung).

Trong căn phòng 8 mét vuông mà vợ chồng trẻ thuê với giá 500.000 đồng, anh Thái cho biết, những ngày mưa rả rích, quần áo phơi cả tuần cũng không khô nổi.

 
Theo anh Thanh, tiền thuê nhà không phải gánh nặng nhưng cũng khá đau đầu khi là khoản chi cố định.


Theo anh Thanh, tiền thuê nhà không phải gánh nặng nhưng cũng khá đau đầu khi phải chi cố định hằng tháng, nhất là những tháng hè, thêm nhiều tiền điện nên tiền trọ có thể lên tới hơn 1 triệu đồng.

Theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, nhà ở là vấn đề bức xúc hiện nay của công nhân.

Tại nhiều địa phương, công nhân lao động phải sống trong các phòng trọ chật chội. Thậm chí, có thôn làng ở gần khu công nghiệp chỉ hơn 1.000 dân nhưng lại là nơi lưu trú của gần 10.000 công nhân. Điều này tạo sức ép rất lớn về mật độ dân số, hạ tầng xã hội...

Theo thống kê, hiện cả nước có 2,7 triệu công nhân ở khu công nghiệp, trong đó khoảng 1,2 triệu công nhân có nhu cầu về nhà ở.
Theo thống kê, hiện cả nước có 2,7 triệu công nhân ở khu công nghiệp, trong đó khoảng 1,2 triệu công nhân có nhu cầu về nhà ở.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến rộng rãi chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Về hỗ trợ lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, Bộ đề xuất mức 500.000 đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng. Điều kiện là người làm việc tại các khu công nghiệp, chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm; đang thuê trọ từ ngày 1.1.2022 đến 30.6.2022.

Phương Hân
TIN LIÊN QUAN

Gia đình công nhân xoay xở để con đi học trực tiếp

Quế Chi |

Cùng với công việc, thu nhập, thì hiện nay, việc học tập của các con là mối quan tâm rất lớn của các gia đình công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội.

Trường mầm non mở cửa: Giáo viên có việc làm, công nhân an tâm đến nhà máy

ĐÌNH TRỌNG |

Sau Tết Nguyên Đán 2022, hầu hết các trường mầm non ở Bình Dương đã mở cửa hoạt động trở lại. Nhiều giáo viên phấn khởi được đi dạy sau hơn nửa năm bươn chải mưu sinh. Phụ huynh là công nhân lao động cũng an tâm hơn để vào nhà máy tham gia sản xuất.

Vụ thang máy khu nhà ở công nhân (Đông Anh, Hà Nội) dừng hoạt động: Người lao động thuê nhà phải được hưởng dịch vụ đầy đủ

Quế Chi |

Liên quan đến vụ việc thang máy toà nhà CT1A dừng hoạt động, nhiều công nhân cho rằng, họ vẫn đóng tiền dịch vụ đầy đủ theo đúng lịch thu tiền của đơn vị quản lý toà nhà thông báo, nhưng dịch vụ họ nhận lại không tương xứng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Gia đình công nhân xoay xở để con đi học trực tiếp

Quế Chi |

Cùng với công việc, thu nhập, thì hiện nay, việc học tập của các con là mối quan tâm rất lớn của các gia đình công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội.

Trường mầm non mở cửa: Giáo viên có việc làm, công nhân an tâm đến nhà máy

ĐÌNH TRỌNG |

Sau Tết Nguyên Đán 2022, hầu hết các trường mầm non ở Bình Dương đã mở cửa hoạt động trở lại. Nhiều giáo viên phấn khởi được đi dạy sau hơn nửa năm bươn chải mưu sinh. Phụ huynh là công nhân lao động cũng an tâm hơn để vào nhà máy tham gia sản xuất.

Vụ thang máy khu nhà ở công nhân (Đông Anh, Hà Nội) dừng hoạt động: Người lao động thuê nhà phải được hưởng dịch vụ đầy đủ

Quế Chi |

Liên quan đến vụ việc thang máy toà nhà CT1A dừng hoạt động, nhiều công nhân cho rằng, họ vẫn đóng tiền dịch vụ đầy đủ theo đúng lịch thu tiền của đơn vị quản lý toà nhà thông báo, nhưng dịch vụ họ nhận lại không tương xứng.