Gần 100% người lao động đã quay trở lại làm việc bình thường

Hà Anh |

Theo Tổng LĐLĐVN, về cơ bản, tình hình quan hệ lao động trên cả nước thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán tương đối ổn định, hài hòa, phát triển tích cực hơn so với những năm gần đây.

Tính đến hết 22.2, cả nước xảy ra 35 vụ ngừng việc tập thể, đình công, giảm 12 cuộc so với dịp trước Tết năm 2020 (trước Tết xảy ra 34 cuộc, sau Tết xảy ra 1 cuộc). Tính chất, quy mô các cuộc ngừng việc tập thể, đình công không phức tạp so với các năm trước. Nguyên nhân ngừng việc chủ yếu tập trung vào các nội dung về trả lương, trả thưởng, thưởng Tết, phụ cấp, kế hoạch nghỉ Tết, lịch sản xuất…

Các cuộc ngừng việc tập thể, đình công đã sớm được các cấp Công đoàn phối hợp với địa phương phát hiện, hỗ trợ các bên giải quyết, không để kéo dài, diễn biến phức tạp. LĐLĐ các địa phương đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp đối thoại với người sử dụng lao động, tuyên truyền pháp luật đối với tập thể người lao động để tìm ra các giải pháp ổn định quan hệ lao động. Qua quá trình làm việc, trao đổi, hỗ trợ đối thoại, thương lượng, các cuộc ngừng việc tập thể đã được giải quyết nhanh chóng, nhiều quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động được đảm bảo, 100% đã trở lại làm việc bình thường, không gây nên tình hình phức tạp tại các địa phương, đơn vị.

Trong Tết, có một số ít doanh nghiệp tổ chức sản xuất để kịp trả giao hàng và hoàn thành đơn hàng, còn lại hầu hết đoàn viên và người lao động (ĐV & NLĐ) về quê đón Tết hoặc ở lại không về quê do tình hình dịch bệnh COVID-19. Đối với những ĐV & NLĐ không về quê đón Tết đã được các cấp Công đoàn, người sử dụng lao động chăm lo, hỗ trợ, giúp người lao động và gia đình đón Tết đầm ấm, vui vẻ.

Theo ghi nhận của các cấp Công đoàn, sau Tết, từ ngày 17.2.2021 (tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch), hầu hết doanh nghiệp đã quay trở lại sản xuất kinh doanh bình thường, tùy theo địa phương, có từ 80% đến 95% người lao động đã trở lại làm việc.

Đến ngày 26.2, (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), gần 100% người lao động đã quay trở lại làm việc bình thường (trừ các địa phương, vùng, khu vực đang thực hiện cách ly vì dịch COVID-19).

Các địa phương có đông công nhân lao động, doanh nghiệp như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, các ngành dệt may, gia giày, túi xách, điện tử, chế biến, nông nghiệp, công nghiệp... có tỉ lệ người lao động quay trở lại làm việc cao, tổ chức sản xuất bình thường.

Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19 tác động nên một số ngành có tỉ lệ người lao động quay trở lại làm việc thấp hơn, số lượng lao động giảm, giãn thời gian làm việc, nghỉ luân phiên, nghỉ việc tạm thời và nghỉ việc nhiều như ngành du lịch, vận tải (đường bộ, đường sắt, đường không), dịch vụ ăn uống, lưu trú...

Hiện nay, có xu hướng người lao động chuyển sang làm việc tạm thời cho các doanh nghiệp dịch vụ công nghệ như Grab, Now, Gojek, Be, Vietgo... do điều kiện ra nhập và rút lui dễ dàng, không ràng buộc bằng hợp đồng lao động, chi phí tham gia thấp, thời gian làm việc linh hoạt.


Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Phiên giao dịch việc làm đầu năm thưa vắng người lao động

Tường Minh |

Phiên giao dịch việc làm đầu năm tại thành phố Đà Nẵng có 90 doanh nghiệp tuyển dụng gần 3.000 vị trí, trong đó 32 doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên, số lao động tham gia tìm việc chỉ lác đác.

Đầu năm, công nhân thấp thỏm lo giãn việc, giảm lương

Phương Quỳnh |

Bước vào những ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhưng trùng với thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, một số công nhân tâm sự, cuộc sống càng trở nên khốn khó vì phải nghỉ việc luân phiên, ngược lại thì có người được tăng ca nhiều hơn trước.

Trên 98% người lao động hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ đón Tết Tân Sửu

Lục Tùng |

Các cấp Công đoàn tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ trên 98% người lao động hoàn cảnh khó khăn đón Tết Tân Sửu.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đà Nẵng: Phiên giao dịch việc làm đầu năm thưa vắng người lao động

Tường Minh |

Phiên giao dịch việc làm đầu năm tại thành phố Đà Nẵng có 90 doanh nghiệp tuyển dụng gần 3.000 vị trí, trong đó 32 doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên, số lao động tham gia tìm việc chỉ lác đác.

Đầu năm, công nhân thấp thỏm lo giãn việc, giảm lương

Phương Quỳnh |

Bước vào những ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhưng trùng với thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, một số công nhân tâm sự, cuộc sống càng trở nên khốn khó vì phải nghỉ việc luân phiên, ngược lại thì có người được tăng ca nhiều hơn trước.

Trên 98% người lao động hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ đón Tết Tân Sửu

Lục Tùng |

Các cấp Công đoàn tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ trên 98% người lao động hoàn cảnh khó khăn đón Tết Tân Sửu.