F0 tăng, doanh nghiệp đối phó với nguy cơ thiếu lao động

PHI LONG - HỮU LIỀU |

Với việc số ca mắc COVID-19 đang tăng liên tục và không ngừng lập những đỉnh mới, trong đó không ít ca nhiễm là công nhân, người lao động. Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp tại Quảng Bình đang phải đề ra các phương án để đảm bảo sản xuất.

Lo lắng  

Anh Trần Đại Hoàng (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy) đang là công nhân tại Xí nghiệp may Hà Quảng (KCN Tây Bắc Đồng Hới) cho biết: “Mấy hôm nay mình xem thông tin thấy số ca mắc liên tục tăng cao, may mắn là nơi mình làm vẫn giữ được nhịp sản xuất, chứ giờ mà dính COVID-19 hay là công ty dừng làm thì mình cũng không biết lấy đâu ra tiền để trả phòng trọ và sinh hoạt nữa”.

Cũng ở cùng dãy trọ với anh Hoàng, chị Nguyễn Thị Thúy (huyện Tuyên Hóa) cho biết, trong dãy trọ dù chưa có ai mắc COVID-19, nhưng mọi người ở đây đều rất cẩn thận để có thể tiếp tục đi làm.

“Giờ mà mắc COVID-19 cái là xong, nghỉ làm ở nhà 1 tuần, 10 ngày tới khi khỏi mới được đi làm lại thì lấy đâu ra tiền mà trang trải. Ở chỗ xí nghiệp may cũng có nhiều người mắc rồi, nhưng mà người bị F0 thì ở nhà, người không bị thì vẫn đi làm bình thường” - chị Thúy cho hay.

Vẫn bố trí được sản xuất

Là đơn vị đang có khoảng hơn 1.200 lao động, Xí nghiệp may Hà Quảng là một trong những xí nghiệp có nhiều công nhân lao động nhất trên địa bàn.

Hiện nay, tại xí nghiệp đang có gần 100 công nhân đang là F0 và F1, phải nghỉ làm để điều trị và cách ly tại nhà, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí sản xuất trong dây chuyền của nhà máy.

Theo ông Võ Xuân Trung - Giám đốc Xí nghiệp may Hà Quảng, với số lượng công nhân đang nghỉ vì dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là số lượng F1 nghỉ rất đông, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến bố trí sản xuất dây chuyền của xí nghiệp.

“Hiện nay, tổng số F1 đang phải nghỉ cách ly tại nhà rơi vào khoảng 60 người (bằng 2 chuyền sản xuất), bên cạnh đó, nhiều địa phương, địa bàn đang khá căng thẳng trong vấn đề quản lý người về địa phương, dẫn đến nguy cơ khi mà số lượng F0 tăng, số lượng F1 cũng sẽ tăng cao thì coi như nhà máy sẽ phải đóng cửa”, ông Trung chia sẻ. Cũng theo ông Võ Xuân Trung, cần có những giải pháp, chính sách nhất quán, rõ ràng, thống nhất giữa các cấp về chính sách cách ly tại nhà đối với các công nhân là F1. Điều này ảnh hướng rất lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, xí nghiệp trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp phải tính đến các phương án bố trí, sắp xếp lại sản xuất.

Với tình hình dịch bệnh hiện nay, công nhân và người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn, khi giá cả mọi mặt hàng đều tăng... khiến đời sống công nhân cũng dần trở nên thiếu thốn hơn.

Theo ông Phan Thanh Lân - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ tỉnh Quảng Bình, LĐLĐ tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các đoàn viên, người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, liên đoàn đang xét hỗ trợ cho 180 đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (đối tượng F0) với số tiền 181 triệu đồng.

PHI LONG - HỮU LIỀU
TIN LIÊN QUAN

Hoà Bình: Doanh nghiệp ứng phó thế nào khi thiếu lao động do dịch bệnh?

Khánh Linh |

Hoà Bình - Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp ở Hoà Bình đã có nhiều biện pháp để khắc phục nguy cơ thiếu lao động

Ca mắc COVID-19 tăng, doanh nghiệp đối phó nguy cơ thiếu lao động

Thư Hân |

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID-19 (F0) liên tục lập những đỉnh mới, trong đó không ít là những công nhân, người lao động. Nhiều doanh nghiệp phải tính đến phương án sắp xếp lại sản xuất trong trường hợp thiếu hụt lao động tạm thời.

Công sở thiếu lao động, không thể "truy" COVID-19: Vì sao vẫn xác định F1?

Phạm Đông |

Nhiều công sở đang thiếu lao động do số F0, F1 ngày càng nhiều. Quy định F1 như hiện nay liệu còn phù hợp khi không có khả năng truy vết COVID-19, trong khi y tế cơ sở quá tải, không thể xác nhận được tất cả F0, chưa nói đến đối tượng F1?

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ trong nửa đầu tháng 2, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank... liên tục rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo để thu hồi và xử lý nợ xấu. Thông tin này đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra.

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Đứt cáp buộc, hàng chục thanh sắt lao khỏi xe đầu kéo xuống đường

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Xe đầu kéo đang chạy trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn, khi đoạn qua vòng xoay thì bất ngờ bị đứt dây chằng khiến hàng chục thanh sắt lao xuống đường. Rất may, người đi đường kịp thời tránh né thoát nạn.

Công an vào cuộc điều tra vụ nổ súng tại một ngã tư ở TP Quy Nhơn

Hoài Luân |

Công an tỉnh Bình Định vào cuộc điều tra vụ nổ súng xảy ra tại một ngã tư trong TP Quy Nhơn sáng 28.2 khiến người dân hoang mang, lo lắng vì sự mạnh động của các đối tượng.

Chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra sai phạm tại Vinasport

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại Công ty CP Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport).

Hoà Bình: Doanh nghiệp ứng phó thế nào khi thiếu lao động do dịch bệnh?

Khánh Linh |

Hoà Bình - Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp ở Hoà Bình đã có nhiều biện pháp để khắc phục nguy cơ thiếu lao động

Ca mắc COVID-19 tăng, doanh nghiệp đối phó nguy cơ thiếu lao động

Thư Hân |

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID-19 (F0) liên tục lập những đỉnh mới, trong đó không ít là những công nhân, người lao động. Nhiều doanh nghiệp phải tính đến phương án sắp xếp lại sản xuất trong trường hợp thiếu hụt lao động tạm thời.

Công sở thiếu lao động, không thể "truy" COVID-19: Vì sao vẫn xác định F1?

Phạm Đông |

Nhiều công sở đang thiếu lao động do số F0, F1 ngày càng nhiều. Quy định F1 như hiện nay liệu còn phù hợp khi không có khả năng truy vết COVID-19, trong khi y tế cơ sở quá tải, không thể xác nhận được tất cả F0, chưa nói đến đối tượng F1?