“Được ở đây là hạnh phúc!”

Nam Dương |

Ngày cuối tháng 8.2021, PV Báo Lao Động đến Nhà nghỉ - KS Công đoàn Thanh Đa (Nhà nghỉ Thanh Đa) ở quận Bình Thạnh, TPHCM - nơi vừa được Ban Dân vận Thành ủy TPHCM phối hợp với Quận Ủy quận Bình Thạnh, LĐLĐ TPHCM sử dụng làm nơi giãn dân phòng chống lây nhiễm COVID-19 trên địa bàn quận. Nhờ gần sông Sài Gòn, không khí nơi đây thoáng đãng, tràn ngập ánh nắng...

Được xét nghiệm, tiêm chủng, tặng quà

9h30, trong khuôn viên nhà nghỉ, một nhóm khoảng 20 người dân đang xếp hàng giãn cách, chờ lên xe bán hàng nhu yếu phẩm lưu động do Sở Công Thương TPHCM phối hợp với một đơn vị kinh doanh đến bán hàng cho người dân ở đây. Chiếc xe khách loại 50 chỗ được cải tiến một bên có kệ hàng như siêu thị và một bên có 3 tủ đông, tủ mát chứa các đồ thực phẩm tươi sống, hàng hóa rất phong phú, đa dạng và giá khá rẻ so với bên ngoài.

Ông Lương Nguyễn Quốc Hải - Phó Trưởng ban Tổ chức Quận ủy quận Bình Thạnh, Tổ trưởng phụ trách khu giãn dân Phường 27, Qquận Bình Thạnh - cho biết hiện có 546 người dân là công nhân, lao động tự do, sinh viên ở tại các khu nhà trọ, khu nhà lụp xụp trên địa bàn 6 phường của quận được bố trí ở 246 phòng của Nhà nghỉ Thanh Đa. Với những hộ đông người thì được bố trí 1 phòng riêng, cá nhân thì bố trí ở ghép. Trước khi người dân đến đây lưu trú đều được xét nghiệm, những ngày lưu trú tại đây cũng được xét nghiệm, người nào chưa tiêm phòng COVID-19 thì được tiêm phòng ngay nhằm bảo đảm an toàn cho cả khu vực. Ngoài thực phẩm, rau, củ quả do các nhà hảo tâm hỗ trợ, Ban Quản lý phối hợp với Sở Công Thương 1 tuần 2 lần bán hàng thiết yếu. Ngoài thành viên Ban Quản lý, nhà nghỉ còn có hơn 10 tình nguyện viên do Quận Đoàn Bình Thạnh bố trí để hỗ trợ người dân.

Anh Nguyễn Phong Vân, nhân viên một công ty chuyên chuyển phát hàng nhanh, kể nhà anh ở một khu nhà trọ số 97 đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh. Hơn 2 tháng qua, cả anh và vợ đều phải nghỉ việc ở nhà, cuộc sống khó khăn. Nhà trọ của anh Vân chật hẹp, có nhiều người bị nhiễm COVID-19. Khi Nhà nghỉ Thanh Đa được sử dụng làm nơi giãn dân, anh Vân cùng nhiều người khác trong khu trọ được đưa vào đây và vợ chồng anh được ở một phòng riêng với đầy đủ chăn, gối, nệm, quạt mát. Hai ngày đầu, mọi người được Ban Quản lý nấu cơm cho ăn, mỗi người được tặng một túi quà an sinh trị giá 300.000 đồng và 500.000 đồng tiền mặt.

“Được ở đây lúc này là hạnh phúc”

Chúng tôi vào phòng 1034, 1035 - là nơi ở trọ của gia đình anh Nguyễn Văn Nghĩa. Nhà anh Nghĩa có 4 thành viên, hai vợ chồng và hai con, một gái một trai, nên được Ban Quản lý bố trí cho 2 phòng, mỗi phòng hơn 10m2 với 4 giường cá nhân, đầy đủ nệm, gối, mùng. Khu nhà bếp và phòng vệ sinh thì dùng chung với phòng 1036. Vừa làm bếp, anh Nghĩa vừa cho biết gia đình anh ở trọ tại hẻm 148 đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, diện tích khoảng 15m2 cho 4 người nên rất chật chội. Xung quanh nhà anh ở đã có nhiều người bị nhiễm COVID-19. Bản thân anh Nghĩa chạy xe ôm, thi thoảng đi sửa thêm đường nước; vợ anh bán vé số. Hơn 2 tháng qua, cuộc sống vô cùng chật vật vì không có thu nhập gì, cũng chưa nhận được hỗ trợ từ địa phương. “Vào khu giãn dân ở, nhà tôi được nhận 4 túi quà an sinh và 2 triệu đồng, lại được ở nơi thoáng đãng, mát mẻ, không khí trong lành. Vui hơn vì không phải trả tiền nhà, được xét nghiệm, tiêm ngừa, tránh nguy cơ lây nhiễm, thực sự là thấy vô cùng hạnh phúc” - anh Nghĩa bày tỏ.

Bà Bùi Thị Quyết, ở trọ đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, cho biết nhà bà có con trai “không được bình thường” và một cháu nội. Xóm trọ nơi bà ở có khoảng 10 phòng thì hầu hết các phòng đều có người nhiễm COVID-19. “Chủ nhà trọ của tôi cũng nhiễm. Tôi rất lo sợ vì nếu phải ở lại, thế nào cũng sẽ đến mình. Được đưa vào đây ở, tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc” - bà Quyết tâm sự.

Còn chị Trịnh Thị Sẩm, làm nghề may mặc tự do, ở trọ trên đường Ung Văn Khiêm, không giấu được niềm xúc động: “Được vào đây ở, dù có thiếu thốn hơn ở nhà chút ít, nhưng quá sung sướng vì tránh được nguy cơ lây nhiễm, lại còn được bao nhiêu người quan tâm chăm lo, phục vụ trong khi họ cũng có gia đình, có người thân ở nhà”.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Lao động tự do ở TPHCM không đăng ký tạm trú có được nhận tiền COVID-19?

Minh Phương |

Ông Trần Mẫn (TP.Hồ Chí Minh) là lao động tự do mất việc làm vì dịch bệnh COVID-19. Ông Mẫn thắc mắc, ông không đăng ký tạm trú tại TP.HCM vậy có được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP không?

TPHCM họp bàn giải pháp chống dịch và kịch bản sau ngày 15.9

MINH QUÂN |

Chiều 6.9, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị mở rộng đánh giá 14 ngày triển khai các biện pháp tăng cường phòng chống dịch, bàn các giải pháp trọng tâm chống dịch và phục hồi kinh tế sau ngày 15.9.

TPHCM: Phụ huynh khó khăn mua sách qua hàng rào cho con học online

Thanh Vũ |

Nhiều điểm bán sách, thiết bị học tập tại TPHCM trở nên đông đúc trước ngày học sinh chính thức bắt đầu năm học mới.

Cháy lớn tại công ty cháo dinh dưỡng tại Hải Dương

Thiên Hà |

Hải Dương - Chiều 28.2, trao đổi với Lao Động ông Vũ Phạm Thiên - Chủ tịch UBND phường Nam Đồng (TP Hải Dương) cho biết, trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ cháy tại Công ty CP Dinh dưỡng Gafo (thuộc Cụm công nghiệp Ba Hàng, Phường Nam Đồng).

TPHCM tái diễn tình trạng xếp hàng dài chờ đăng kiểm

Anh Tú |

Tình hình đăng kiểm tại TPHCM đã bắt đầu nóng lên trở lại, khi nhiều nơi bắt đầu ghi nhận tình trạng xe xếp hàng dài chờ được kiểm định.

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ trong nửa đầu tháng 2, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank... liên tục rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo để thu hồi và xử lý nợ xấu. Thông tin này đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra.

Bán đất mặt ruộng ở Vĩnh Long: Phải mất 5-7 năm mặt ruộng mới phục hồi

Hoàng Lộc |

Việc nông dân các xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bán đất mặt ruộng để thu lợi trước mắt nhưng tiềm ẩn tác hại lâu dài, phải mất từ 5-7 năm đất mới có thể phục hồi.

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Lao động tự do ở TPHCM không đăng ký tạm trú có được nhận tiền COVID-19?

Minh Phương |

Ông Trần Mẫn (TP.Hồ Chí Minh) là lao động tự do mất việc làm vì dịch bệnh COVID-19. Ông Mẫn thắc mắc, ông không đăng ký tạm trú tại TP.HCM vậy có được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP không?

TPHCM họp bàn giải pháp chống dịch và kịch bản sau ngày 15.9

MINH QUÂN |

Chiều 6.9, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị mở rộng đánh giá 14 ngày triển khai các biện pháp tăng cường phòng chống dịch, bàn các giải pháp trọng tâm chống dịch và phục hồi kinh tế sau ngày 15.9.

TPHCM: Phụ huynh khó khăn mua sách qua hàng rào cho con học online

Thanh Vũ |

Nhiều điểm bán sách, thiết bị học tập tại TPHCM trở nên đông đúc trước ngày học sinh chính thức bắt đầu năm học mới.