Đùm bọc người lao động lúc khó khăn nhất

Đình Trọng |

Bình Dương là tỉnh chịu sự ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch thứ 4 năm 2021, đời sống người lao động cũng gặp nhiều khó khăn. Tổng LĐLĐVN đã có nhiều chính sách để từ đó LĐLĐ tỉnh Bình Dương thực hiện hỗ trợ công nhân lao động. Nhiều người lao động vì thế mà vượt qua khó khăn, tiếp tục gắn bó với công việc.

Công đoàn đùm bọc

Ngày 22.2, chị Trần Thị My (33 tuổi) cho biết, đã trở lại Công ty Cổ phần Sao Việt tại phường Bình Hòa, thành phố Thuận An để làm việc sau Tết. Công việc và đời sống hiện đã tạm ổn định. Nhớ lại thời điểm dịch bệnh tháng 7, 8.2021, chị My không khỏi bàng hoàng. “Lúc đó tôi ở trọ cùng con trai với cha mẹ già. Một ngày cuối tháng 7.2021, khi mẹ thấy đau đầu, khó thở đi xét nghiệm thì phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2. Tôi và cha ruột cùng con nhỏ gần 5 tuổi trở thành F1 phải cách ly tại nhà. Mẹ là F0 được cơ quan y tế đưa đi điều trị nhưng không biết ở đâu. Cả nhà, ai cũng hoảng sợ, trong nhà thì hết đồ ăn’’ - chị My chia sẻ.

Theo chị My, thời điểm đó cán bộ Công đoàn đã luôn gọi điện động viên để chị bình tâm lại. “Tôi cũng nhận được chính sách hỗ trợ của tổ chức công đoàn cho F1. Tổ chức công đoàn cấp trên và cơ sở cũng đã đến tiếp tế cho những thực phẩm thiết yếu. Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động cũng hỗ trợ 1 triệu đồng để tôi có thêm chi phí trang trải lúc khó khăn nhất” - chị My nói.

Cùng nhận được sự hỗ trợ của tổ chức công đoàn, đến nay Nguyễn Văn Hà (18 tuổi quê Sóc Trăng) tiếp tục gắn bó với Bình Dương, vào nhà xưởng công ty gốm trở lại với công việc sau Tết. Nguyễn Văn Hà cùng em trai Nguyễn Kỳ Nam (10 tuổi) bị mồ côi mẹ (mẹ là công nhân, đoàn viên công đoàn) vào tháng 8.2021. Khi đó dịch bùng phát nghiêm trọng, nhà trọ bị lây nhiễm dịch bệnh, mẹ của Hà bị mắc COVID nhập viện mấy hôm là mất. Hai anh em ở trong phòng trọ không biết tương lai sẽ ra sao. Thậm chí cũng không biết lo ma chay cho mẹ như thế nào?.

“Giữa lúc ấy, các cô chú cán bộ Công đoàn tỉnh Bình Dương đến phòng trọ hỗ trợ tiền ma chay cho mẹ, rồi tiền ăn cho hai anh em. Sau đó Báo Lao Động cũng hỗ trợ em Kỳ Nam mỗi tháng 3 triệu đồng. Ngoài ra em cháu còn nhận được sổ tiết kiệm của công đoàn. Cháu cảm ơn Công đoàn đã đùm bọc trong lúc khó khăn nhất” - Hà bày tỏ.

Các chính sách liên tục cập nhật hỗ trợ kịp thời cho người lao động

Có thể nói, các chính sách của tổ chức công đoàn đã kịp thời hỗ trợ cho công nhân lao động ở Bình Dương phù hợp từng giai đoạn dịch bệnh. Thời điểm tháng 6, 7, 8 những lao động bị mắc COVID-19 và F1, F1 là những người gặp khó khăn nhất. Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐVN, LĐLĐ Bình Dương đã chi hỗ trợ CNLĐ là F0 được hỗ trợ 3 triệu đồng/người, F1 được hỗ trợ 1 triệu đồng/người và F2 được hỗ trợ 500.000 đồng/người. Đến khoảng cuối tháng 8.2021, tổng ngân sách công đoàn chi hỗ trợ ở Bình Dương là 78,4 tỉ đồng.

Thời điểm tháng 8-9.2021, Tổng LĐLĐVN tiếp tục ban hành quyết sách hỗ trợ những công nhân đang tham gia sản xuất trong nhà máy để động viên doanh nghiệp và người lao động giữ vững chuỗi cung ứng hàng hóa cho thị trường. Bà Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - cho biết, thực hiện chỉ đạo, LĐLĐ tỉnh đã chi gần 156 tỉ hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”. Sự hỗ trợ tạo động viên khích lệ lớn cho người lao động trong thời điểm đó.

Cũng thời gian trên, LĐLĐ tỉnh Bình Dương còn vận động và tiếp nhận 10 tỉ đồng tiền mặt và 640 tấn hàng hóa từ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân. Nguồn lực này được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp cho công nhân lao động trong giai đoạn giãn cách xã hội đầy khó khăn. LĐLĐ tỉnh đã đến tận nhà trọ hỗ trợ cho trên  90.000 phòng trọ với khoảng 190.000 người thụ hưởng.

Tháng 10 và 11.2021, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, công nhân Bình Dương quay lại nhà máy làm việc nhưng đời sống còn khó khăn, “Gói an sinh Công đoàn” có tổng kinh phí 30 tỉ đồng tiếp tục mua sắm vào trao tặng nhu yếu phẩm cho 150.000 đoàn viên (mỗi phần 200.000 đồng). Dịp Tết Nguyên đán, các cấp công đoàn trích tài chính công đoàn chi hỗ trợ 639.000 đoàn viên, người lao động, mỗi suất 300.000 đồng, với tổng số tiền là 191 tỉ đồng.

Theo UBND tỉnh Bình Dương, đến nay hầu hết các doanh nghiệp ở Bình Dương đã hoạt động trở lại sau Tết. Người lao động các tỉnh thành cũng đổ về Bình Dương tìm việc. Tỉ lệ lao động trở lại nhà máy năm nay cao hơn năm trước, đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhanh chóng tổ chức sản xuất trong năm mới. Có được kết quả đầu năm này, là nhờ tổ chức Công đoàn có nhiều hoạt động chăm lo Tết cho công nhân khó khăn để người lao động gắn bó với tỉnh. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng quan tâm hơn đến chính sách đối với người lao động để giữ chân, cùng gắn bó và phát triển với người lao động.

Đình Trọng
TIN LIÊN QUAN

Sẻ chia với công nhân lúc khó khăn

Bảo Hân |

Tại Bắc Giang, nhiều đoàn viên, công nhân lao động bị nhiễm COVD-19 đã được nhận hỗ trợ từ Liên đoàn Lao động tỉnh. Số tiền tuy không lớn, nhưng là sự hỗ trợ kịp thời, cũng như động viên về tinh thần rất lớn cho đoàn viên, công nhân lao động.

Trao tặng hơn 12 nghìn sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân khó khăn

ANH THƯ |

Hơn 12 nghìn sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại 18 tỉnh, thành phố.

“Công đoàn hỗ trợ công nhân đúng lúc họ khó khăn nhất”

Linh Nguyên |

Đó là khẳng định của nhiều người lao động đã điều trị khỏi COVID-19 và đi làm trở lại. “Số tiền hỗ trợ của Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động bị F0 đã đến kịp thời. Bên cạnh sự chia sẻ về vật chất, Công đoàn còn động viên tinh thần rất nhiều, giúp chúng tôi vững vàng vượt qua bệnh dịch”. Anh Lê Xuân Quyết - một công nhân của ngành Đường sắt nói.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Sẻ chia với công nhân lúc khó khăn

Bảo Hân |

Tại Bắc Giang, nhiều đoàn viên, công nhân lao động bị nhiễm COVD-19 đã được nhận hỗ trợ từ Liên đoàn Lao động tỉnh. Số tiền tuy không lớn, nhưng là sự hỗ trợ kịp thời, cũng như động viên về tinh thần rất lớn cho đoàn viên, công nhân lao động.

Trao tặng hơn 12 nghìn sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân khó khăn

ANH THƯ |

Hơn 12 nghìn sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại 18 tỉnh, thành phố.

“Công đoàn hỗ trợ công nhân đúng lúc họ khó khăn nhất”

Linh Nguyên |

Đó là khẳng định của nhiều người lao động đã điều trị khỏi COVID-19 và đi làm trở lại. “Số tiền hỗ trợ của Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động bị F0 đã đến kịp thời. Bên cạnh sự chia sẻ về vật chất, Công đoàn còn động viên tinh thần rất nhiều, giúp chúng tôi vững vàng vượt qua bệnh dịch”. Anh Lê Xuân Quyết - một công nhân của ngành Đường sắt nói.