Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: Đề xuất làm thêm giờ tối đa 400 giờ/năm

Anh Thư |

Mở rộng khung thỏa thuận giờ làm việc tối đa là một trong những nội dung quan trọng trong Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa công bố.

Theo dự thảo, bộ Luật Lao động hiện hành quy định số giờ làm thêm tối đa của người lao động là không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày, 30 giờ/tháng và tổng số không quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm (tuy nhiên, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh).

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động và tăng sự linh hoạt trong bố trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người lao động mong muốn nâng giới hạn giờ làm thêm để có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, Ban soạn thảo thấy rằng việc mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ tối đa là cần thiết và áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt, đối với một số ngành nghề sản xuất kinh doanh nhất định.

Tại dự thảo, Ban soạn thảo đề xuất mức mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt này sẽ tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành: Từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm.

Theo dự thảo, đây là mức giờ tăng thêm tối ưu hóa mặt tích cực, hạn chế thấp nhất mặt tiêu cực của việc làm thêm giờ trên cơ sở các nghiên cứu, cân nhắc và đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và tác động giới.

Mức tăng thêm là tương đối phù hợp xét trên tổng hòa các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu và sức khỏe của người lao động.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc tăng giờ làm thêm ảnh hưởng tới thể chất, sức khỏe nghề nghiệp của người lao động (mệt mỏi, căng thẳng, dễ xảy ra tai nạn lao động ở những giờ làm thêm) và có thể gây ra thiếu việc làm do doanh nghiệp không muốn tuyển mới lao động mà huy động người lao động hiện có làm thêm giờ.

Theo bộ LĐTBXH, để khắc phục những tác động tiêu cực về làm thêm giờ và bảo đảm sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài cho người lao động, dự thảo Bộ Luật Lao động quy định các biện pháp như: Quy định nguyên tắc trong mọi trường hợp huy động làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động. Chỉ khi được người lao động đồng ý thì mới được huy động làm thêm giờ.

Bên cạnh đó, còn có các giải pháp như bảo đảm số giờ làm thêm trong một ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường, trả lương và đãi ngộ hợp lý cho người lao động khi làm thêm giờ...

Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Làm thêm giờ ban đêm có được nghỉ bù?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email ngochanx@xx hỏi: Gần đây, do có nhiều đơn đặt hàng nên công ty tôi tổ chức cho công nhân tăng ca vào ban đêm. Xin hỏi tiền lương làm tăng ca vào ban đêm được quy định như thế nào? Công ty có phải sắp xếp cho người lao động nghỉ bù hay không?

Có được từ chối làm thêm giờ?

Minh Ngọc |

Bạn đọc có email phamhax@xxx hỏi: Tôi hiện đang làm việc tại một xưởng sản xuất giày da. Đã 3 tháng nay, tôi liên tục bị ép phải làm thêm mỗi ngày 4 giờ. Tuy được trả lương làm thêm giờ đầy đủ nhưng tôi rất mệt mỏi và không muốn làm thêm nhiều như vậy. Tôi có được từ chối làm thêm không?

Mang thai, phải bắt buộc làm thêm giờ có đúng?

NAM DƯƠNG |

Bạn đọc có email buikhanhx@xxx hỏi: Tôi là nhân viên kinh doanh của một công ty tài chính, hiện đang mang thai gần 20 tuần. Giờ làm việc theo HĐLĐ là từ 8h30 đến 12h và từ 13h đến 18h. Nhưng công ty thường hay bắt buộc ở lại làm đến 19h30, thậm chí có khi đến 20h luôn và trưa không cho nghỉ, chỉ được ngồi tại chỗ ăn thôi. Công ty làm vậy có vi phạm luật lao động không?

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Làm thêm giờ ban đêm có được nghỉ bù?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email ngochanx@xx hỏi: Gần đây, do có nhiều đơn đặt hàng nên công ty tôi tổ chức cho công nhân tăng ca vào ban đêm. Xin hỏi tiền lương làm tăng ca vào ban đêm được quy định như thế nào? Công ty có phải sắp xếp cho người lao động nghỉ bù hay không?

Có được từ chối làm thêm giờ?

Minh Ngọc |

Bạn đọc có email phamhax@xxx hỏi: Tôi hiện đang làm việc tại một xưởng sản xuất giày da. Đã 3 tháng nay, tôi liên tục bị ép phải làm thêm mỗi ngày 4 giờ. Tuy được trả lương làm thêm giờ đầy đủ nhưng tôi rất mệt mỏi và không muốn làm thêm nhiều như vậy. Tôi có được từ chối làm thêm không?

Mang thai, phải bắt buộc làm thêm giờ có đúng?

NAM DƯƠNG |

Bạn đọc có email buikhanhx@xxx hỏi: Tôi là nhân viên kinh doanh của một công ty tài chính, hiện đang mang thai gần 20 tuần. Giờ làm việc theo HĐLĐ là từ 8h30 đến 12h và từ 13h đến 18h. Nhưng công ty thường hay bắt buộc ở lại làm đến 19h30, thậm chí có khi đến 20h luôn và trưa không cho nghỉ, chỉ được ngồi tại chỗ ăn thôi. Công ty làm vậy có vi phạm luật lao động không?